Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

5 ĐẶC TRƯNG PHONG CÁCH SỐNG “CHUẨN VĂN HÓA MỸ”

1. ĐỀ CAO TÍNH CÁ NHÂN

Tính cá nhân và sự khác biệt là niềm tự hào của mọi công dân Hoa Kỳ. Khác với Á Đông, văn hóa Mỹ thường không đề cao lối sống thuận theo nguyên tắc của số đông hoặc cộng đồng. Thay vào đó, họ có xu hướng giáo dục trẻ em. Với chủ trương không theo xu hướng “làm theo số đông” và dạy cho chúng tính cá nhân và rèn luyện “cái tôi” từ rất sớm.

Phong cách sống của người Mỹ sống theo quan niệm “Nếu bạn muốn một việc gì đó được thực hiện tốt, bạn phải tự tay làm việc đó” hoặc “Về lâu dài, người duy nhất bạn có thể trông cậy được là bạn”. Do đó, người Mỹ thường rất mạnh dạn bày tỏ ý kiến. Dù có khác biệt hoàn toàn với đại đa số. Sự sáng tạo, khác biệt nhưng không dị biệt luôn được đánh giá cao tại đất nước này. Hoa Kỳ cũng là đất nước đề cao tự do dân quyền nổi tiếng khắp thế giới.

2. ĐỘC LẬP

Trong văn hóa châu Á, cha mẹ thường tích góp cho con cái và truyền giữ tài sản qua nhiều đời. Đối lập hoàn toàn với châu Á, văn hóa Mỹ hướng đến sự độc lập, tự chủ. Các ông bố, bà mẹ Mỹ đều cố gắng rèn cho con mình phong cách sống người Mỹ đặc trưng. Có trách nhiệm với bản thân ngay từ khi còn nhỏ. Rất khó để bắt gặp được hình ảnh người mẹ ẵm con chạy lòng vòng quanh xóm để đút cơm cho chúng.

Đa phần các bà mẹ sẽ tập cho con tự ăn, tập tành thảo luận và đưa ra ý kiến. Từ đó, những đứa trẻ dễ dàng biết được mình thật sự thích gì và có trách nhiệm với các quyết định của bản thân. Theo văn hóa Hoa Kỳ, thanh niên sống riêng, xa vòng tay bố mẹ sớm hơn những quốc gia khác. Họ có thể tự lo cho cuộc sống cá nhân và ý thức với mọi việc xảy ra trong cuộc đời.

3. THẲNG THẮN

Người Mỹ rất chuộng tính thật thà, thẳng thắn và dễ hiểu. Họ luôn đi thẳng vào vấn đề. Không mất thời gian để lòng vòng trước khi thảo luận. Phong cách làm việc của người Mỹ khuyến khích tự do đưa ra ý kiến, quan điểm cá nhân. Thế nên, họ sẽ nhanh chóng trực tiếp làm sáng tỏ các bất đồng, mâu thuẫn mà không cần đến đối tượng trung gian.

Sự thẳng thắn này mang đậm dấu ấn phong cách người Mỹ khác biệt hoàn toàn với sự thô lỗ. Tính trung thực, thẳng thắn trong công việc là rất cần thiết. Vì nó giúp cho mọi hoạt động, công việc được giải quyết rõ ràng, minh bạch. Một tổ chức muốn tồn tại lâu dài, phải cần đến đóng góp của nhiều cá thể bên trong. Do đó, bày tỏ ý kiến sẽ giúp ích cho tổ chức về mặt đường dài.

4. THỂ HIỆN BẢN THÂN

Người Mỹ rất giỏi tự giới thiệu, quảng bá hình ảnh cá nhân. Trong văn hóa Mỹ, mọi người quan niệm rằng thể hiện bản thân là yếu tố quan trọng để khẳng định khả năng thành công trong tương lai. Văn hóa người Mỹ không ưa chuộng sự hạ mình, nhún nhường, khiêm tốn như người châu Á vẫn hay thực hiện.

Người Mỹ có năng lực thường rất đề cao giá trị của bản thân và yêu thích sự cạnh tranh công bằng, lành mạnh. Tính cách đặc trưng này đã được thể hiện rõ nét bởi học sinh tại những trường tiểu học, trung học Mỹ. Với cách sống của người Mỹ, trước khi có ý định làm bất cứ điều gì, bạn phải tin tưởng vào khả năng của mình.

5. ĐÚNG GIỜ

Cách sống ở Mỹ thường gắn liền với các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn và được sắp xếp theo một thời gian biểu chi tiết. Phong cách Mỹ thường nhật có phần năng động, bận rộn và vội vàng. Sự vội vàng giúp đa phần người Mỹ đạt được hiệu quả cao trong công việc, học tập và mọi mặt của cuộc sống. Đúng theo văn hóa Mỹ, khi bạn gặp trở ngại không mong đợi và có khả năng trễ hẹn, điều bạn nên làm là hãy gọi điện xin lỗi. Nếu không thể đến được ngay trong hôm đó, bạn nên thông báo với họ thời gian bạn sẽ đến. Hoặc hẹn gặp một ngày khác

Khi bạn được mời đi ăn tối tại nhà riêng, việc bạn đến muộn hơn thời gian ghi trên thư mời từ 5-10 phút thì hoàn toàn có thể chấp nhận được. Văn hóa Mỹ không quá khắt khe trong trường hợp này vì đó chỉ là một bữa ăn tối thân mật. Sau khi ăn xong, bạn không nên về nhà ngay lúc đó mà nên nán lại thêm một chút để uống nước và trò chuyện. Lưu ý, cố gắng đừng nên là người cuối cùng rời nhà. Vì chủ nhà có thể sẽ mệt hơn so với vẻ ngoài của họ đấy.

40 năm tu Đạo, vì sao Khương Tử Nha vẫn phải hạ phàm ngồi câu cá?

Khương Tử Nha vốn là đệ tử của Nguyên Thủy Thiên Tôn. 30 tuổi đã lên núi, trải qua quá trình khổ tu 40 năm. Đối với ông, phú quý...

Nghịch cảnh của người thầy

Lớp học buổi tối từ bảy đến mười giờ. Người học thường là công chức, quân nhân hoặc học sinh muốn học thêm. Thành phần hỗn tạp. Trình độ cao...

Kỳ tích mở cõi của chúa Nguyễn

Việc đem Sài Gòn và vùng đất Nam bộ về cho Tổ Quốc một cách hòa bình và hợp pháp là công lao vĩ đại của Chúa Sãi Nguyễn Phúc...

Về ngôn ngữ “chát”

Trên báo Sài Gòn tiếp thị số 38 (11-4-2011), nhân chuyện Ban Biên tập của Oxford English Dictionary (OED) vừa thông báo đã bổ sung vào quyển từ điển một...

Ngoại hình ông già Noel thay đổi thế nào qua từng thời kỳ?

Thế kỷ 13 – 1200 Truyền thuyết về ông già Noel vốn bắt nguồn từ một vị thánh tên là Nicolas, sống ở thế kỷ thứ 4 trong một gia...

Bốn nỗi oan của Triệu Đà

Trong sử Việt có lẽ không có vị đế vương nào lại phải chịu tiếng oan ức như Triệu Đà. Oan không phải vì những gì Triệu Đà đã làm,...

Bùi Giáng, Ðại Lão Cái Bang

Lời Tác Giả: Bài viết Bùi Giáng, Ðại Lão Cái Bang cho Giai Phẩm Xuân Bính Tý (1996) của tuần báo Tình Thương của nhà văn Lâm Tường Dũ (hiền...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 2: Thi Đình – Chương chín: Vinh quy – Khao vọng – Bổ dụng

Tin người đỗ đưa về làng, hương chức, dân làng họp ở đình, cắt cử người ra gập Tân khoa để ấn định ngày vinh quy, rước về nguyên quán....

Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên và tự do thương mại ở Nam Bộ

Tư tưởng tự do thương mại, từ đó dẫn đến sự thịnh vượng của Sài Gòn, khởi nguồn từ tầm vóc của một con người vĩ đại: Chúa Sãi. Chúa...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 2: Thi Đình – Chương mười: Kết luận

Thời xưa, con đường chính của triều đình tìm người tài tuấn ra làm quan là Khoa cử, hỏi về thuật trị nước của Nho đạo, lấy Ðức làm trọng...

VÔ CẢM…

Sự vô cảm bầy đàn như mãnh thú Rình rập đời rừng rú xé lương tri Mang trái tim đong đếm riết chai lì Trong sâu thẳm vẫn hoang mang…...

Chuyện hai tháp chuông nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Ngày 2/5/1896, hai tháp chuông nhà thờ Đức Bà được xây thêm, trọng lượng các chuông không bằng nhau. Có tất cả 6 chuông lớn (sol: 8.785 kg, la: 5.931 kg, si:...

Exit mobile version