Hiện nay người Việt rất hãnh diện và tự hào nhận mình là con Rồng Cháu Tiên. Các tộc phía nọc, dương Lửa mẹ nhận mình là Con Tiên Cháu Rồng, còn các tộc phía nòng, âm Nước cha nhận mình là con Rồng cháu Tiên (cần phải phân biệt hai cách nói theo nòng nọc, âm dương này của hai ngành Tiên và Rồng cho đúng ngữ pháp giống phái, Dịch tính trong ngôn ngữ Việt, xem Tiếng Việt Huyền Diệu).
Có một sự cọc cạch ở đây là Tiên là người mà lại đi đôi với một linh thú Rồng. Người phải lấy người sao lại lấy một linh thú? Vì có sự cọc cạch này, tôi xin nhắc lại dài dòng một chút về bản thể và vật biểu của Tiên để cho vấn đề được sáng tỏ.
Qua bài viết Nhận Diện Danh Tính và Bản Thể Mẹ Tổ Âu Cơ ta đã biết Mẹ Tổ Âu Cơ thuộc ngành nọc Lửa, Viêm Đế-Đế Minh-Kì Dương Vương. Lửa thái dương vũ trụ là Càn, mặt trời và lửa thiếu dương thế gian là Li, đất dương (đá, núi lửa, núi dương). Điều này thấy rõ qua câu nói của Lạc Long Quân khi nhận mình có mạng thủy và Mẹ Tổ Âu Cơ có mạng hỏa: ‘ta là nòi rồng đứng đầu thủy tộc, nàng là giống tiên sống trên đất, tuy khí âm dương hợp lại mà sinh ra con nhưng thủy hỏa…’ và «nàng là giống tiên sống trên đất» (Lĩnh Nam chích quái).
Ta có thể kiểm chứng bản thể lửa ở cõi trời là lửa thái dương Mặt Trời và lửa ở cõi thế gian là lửa thiếu dương, đất dương, núi dương của Mẹ Tổ Âu Cơ:
.Qua sử miệng.
1. Âu Cơ có bản thể là Lửa thái dương, Mặt Trời.
-Một truyền thuyết cho thấy Mẹ Tổ Âu Cơ có một khuôn mặt là thái dương thần nữ.
Theo Đặng Văn Lung trong Văn Hóa Luy Lâu và Kinh Dương Vương (NXB Hội Nhà Văn, 1998), ở làng Diềm, xã Hòa Long, huyện Yên Phong ‘có một ngôi nghè (đền) quay mặt ra vực Lở, tên chữ là vực Nhật Tảo – mặt trời buổi sớm – trong vực có hang ổ của loài thủy quái. Đó là nơi thờ vị thành hoàng có tên sau đây: “Đương cảnh thành hoàng, quốc vương thiên tử Nhữ Nương Nam Nữ Nam Hải đại vương”.
Người ta không biết bà là người ở đâu, chỉ biết buổi thiếu thời bà đến làng này mò cua bắt ốc. Một hôm bà cắt cỏ trên đồi Quả Cảm, ngẫu hứng hát câu:
Tay cầm bán nguyệt xênh xang,
Muôn vàn cây cỏ lại hàng tay ta.
Lúc đó có thuyền của vua Thủy Tề đi kinh lý trên sông Cầu. Vua nghe câu hát có khẩu khí đế vương, Vua trông lên thấy đám mây vàng rực rỡ che trên đầu bà. Vua biết là người nhà trời bèn xin cưới làm vợ. Bà ưng thuận và đi theo Thủy Tề xuống vực Lở.
Nhân dân thương nhớ bà lập nghè thờ.
Tác giả Đặng Văn Lung cho biết làng Diềm tên chữ Hán là Viêm Xá (biến âm d = v, Diềm = Diêm, que làm ra lửa = Viêm, nóng). “Viêm Ấp… gợi ta nhớ đến Viêm Đế, Viêm Giao và sự liên quan đến tục thờ Mặt trời’. Ông so sánh truyền thuyết này với truyền thuyết Âu Cơ và cho rằng hai người có nhiều điểm tương đồng.
Tôi xin bổ túc. Trước hết là làng Diềm, làng Diêm, Viêm Xá liên hệ với thần mặt trời Viêm Đế. Mẹ Tổ Âu Cơ thuộc ngành nọc lửa thái dương Viêm Đế. Làng Diềm, làng Diêm làng “Lửa Thái dương” liên hệ tới Âu Cơ, vì thế mà ngôi đền thờ của bà quay mặt ra vực Lở có tên chữ Hán là Nhật Tảo, mặt trời buổi sớm. Tên Nhữ Nương với h câm, Nhữ = Nữ cùng nghĩa với nàng, u, o tức ruột thịt với Âu. Nhữ Nương = Nữ Nương = O Nương = Âu Nương = Âu Cơ. Vì bà là mặt trời mọc lúc tinh mơ, là thái dương thần nữ nên trên đầu bà có đám mây vàng. Bà lấy vua Thủy Tề, đây là hình bóng của Lạc Long Quân.
Tóm lại Nhữ Nương, Nữ Nương chính là hình bóng của Âu Cơ. Mẹ Tổ Âu Cơ có một khuôn mặt là mặt trời tinh mơ hôn phối với mặt trời hoàng hôn Lạc Long Quân.
Vì Mẹ Tổ Âu Cơ là mặt trời tinh mơ nên mới được thờ tại ngôi nghè Nhật Tảo.
-Qua Ca dao tục ngữ ta cũng thấy:
Ông giăng mà lấy bà giời,
Mồng năm dẫn cưới, mồng mười rước dâu.
Câu này ám chỉ bà giời (mặt trời nữ) Mẹ Tổ Âu Cơ lấy ông trăng Lạc Long Quân. Trăng là một thứ mặt trời đêm, một khuôn mặt âm trội của mặt trời hoàng hôn Lạc Long Quân (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).
2. Âu Cơ có bản thể là Lửa thiếu dương thế gian, đất dương, Núi.
Theo truyền thuyết, Âu Cơ dẫn 50 con lên núi.
….
Như thế qua sử miệng, Mẹ Tổ Âu Cơ thuộc ngành nọc, lửa. Lửa vũ trụ là Càn có một khuôn mặt là nữ thần mặt trời và lửa thế gian là Li, đất dương (đá, núi lửa, núi dương) có một khuôn mặt là non, núi.
.Qua ngôn ngữ học
-Qua mẫu tự ABC.
Âu biến âm với au là đỏ (đỏ là lửa, là tỏ, là mặt trời) và Cơ là cô, phái nữ. Hán Việt Cơ là “mỹ hiệu của đàn bà ví dụ Âu-cơ. Cũng đọc là ky” (Đào Duy Anh, Hán Việt từ điển). Vậy Âu Cơ có bản thể là Cô-Lửa, Nàng Lửa, Nàng Mặt Trời Thái Dương và Âu hiểu theo U thì Mẹ Tổ Âu Cơ là U Lửa, U Mặt Trời Thái Dương, U đất núi.
-Qua chữ viết nòng nọc vòng tròn-que
Từ AU có gốc A, trong chữ viết nòng nọc vòng tròn-que, A là một dạng nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói)
.Qua Sử Sách
Các học giả Việt hiện nay phần lớn cho Mẹ Tổ Âu Cơ có chủ thể là Chim, Núi cho ăn khớp với truyền thuyết ‘năm mươi con lên núi, năm mươi con xuống biển’ và với ‘con rồng cháu tiên’. Có người đã viết ra công thức: Âu-Cơ = Tiên = Chim = Núi = Đất.
.Qua Việt Dịch
Tên các vị tổ phụ và tổ mẫu của Việt Nam đều diễn tả theo Dịch.
Theo dân gian Việt Nam, trong các buổi tế lễ ngày nay, nhiều nơi vẫn gọi các tổ phụ của chúng ta là CHÀNG tức gọi theo các Lang, các con trai Hùng Vương và các tổ mẫu gọi là các NÀNG tức gọi theo các Mệ Nàng, con gái Hùng Vương.
Vắn tắt ta có:
.Đế Minh là Đế Ánh Sáng tức lửa vũ trụ Càn (quẻ Càn gồm ba nọc III trong Dịch nòng nọc).
Gọi theo dân gian là Chàng (I) Lửa (II) thái dương, vũ trụ.
.Vụ Tiên,
Đế Minh Càn III có một khuôn mặt là lửa thái dương vũ trụ hôn phối với vợ Vụ Tiên có khuôn mặt nòng nọc, âm dương ngược lại là nước thái âm OO không gian O tức OOO, quẻ Khôn.
Vụ Tiên là con Le Le, vịt nước OO ở bầu vũ trụ, bầu trời O (le le là loài vịt trời) tức Khôn OOO.
Gọi theo dân gian là Nàng (O) Nước thái âm (OO) vũ trụ.
.Kì Dương Vương
Kì Dương Vương là con Hươu Sừng, Hươu Đực có nhũ danh Lộc Tục (Lộc Đục, Lộc Đực) là đất lửa thế gian Li (IOI).
Gọi theo dân gian là Chàng (I) thiếu dương (OI) Đất lửa, Núi Trụ thế gian.
.Long Nữ hay Thần Long
Kì Dương Vương (IOI) có một khuôn mặt là lửa thiếu dương hôn phối với vợ Long Nữ có khuôn mặt nòng nọc, âm dương ngược lại là nước thế gian O thiếu âm IO tức Khảm OIO.
Long Nữ có cốt là rắn nước thái âm OO nhưng dương hóa thành rồng bay lên trời được. Nước thái âm OO đun nóng (dương hóa) một nửa O biến thành nọc I, biến thành hơi (nước), khí gió thiếu âm IO. Như thế Thần Long, Long Nữ có mạng thiếu âm hơi nước, khí gió ở cõi trời thế gian ứng với một khuôn mặt sinh tạo của Khảm OIO.
Lưu ý:
Theo Dịch Trung Hoa Khảm vi thủy, nước.
Trong khi, như đã thấy ở trên, Khảm OIO trong Dịch nòng nọc vòng tròn-que có một khuôn mặt thiếu âm (IO) khí gió ở phía nòng âm O.
Gọi theo dân gian Việt Nam là Nàng (O) Khí Gió thiếu âm (IO).
Khảm có phần thiếu âm IO nên nếu hiểu theo nghĩa là nước thì phải hiểu nước đây là nước thiếu âm ở tiểu vũ trụ, thế gian phía nòng O (trong khi Vụ Tiên Khôn OOO là nước thái âm OO ở cõi trời phía nòng O).
.Lạc Long Quân
Lạc Long Quân là lửa-nước có một khuôn mặt sấm Chấn (IOO).
Theo Dịch Trung Hoa là Chấn vi lôi, sấm, động.
Trong Dịch nòng nọc vòng tròn-que, Chấn IOO có nghĩa là Nọc I thái âm OO. Gọi theo dân gian Việt là Chàng (I) Nước thái âm (OO).
Chấn là lửa-nước thái âm, là lửa trời-mưa, chớp-mưa có một khuôn mặt là sấm mưa. Khuôn mặt sấm này là khuôn mặt sấm cõi trời thế gian (Lạc Long Quân Chấn có một khuôn mặt là sấm thế gian có nhà ở đầu Núi Mẹ Tổ Âu Cơ).
Chấn IOO cũng phân tích ra OO, là nước thái âm và I, nọc, dương (I) tức nước dương chuyển động (mây cõi trời). Ở cõi thế gian nước dương, chuyển động là sông, biển (Lạc Long Quân Chấn có một khuôn mặt thế gian là Biển).
.Âu Cơ
Lạc Long Quân Chấn IOO có một khuôn mặt là nọc nước hôn phối với vợ Âu Cơ có khuôn mặt nòng nọc, âm dương ngược lại là OII tức Tốn có một khuôn mặt là lửa II âm O.
Theo Dịch Trung Hoa, Tốn vi phong, gió.
Đây là hiểu Tốn OII với khuôn mặt nòng O là không gian và thái dương II tức không gian thái dương, là khí gió.
Gió đây mang âm tính vì khởi đầu bằng hào âm O.
Trong Dịch nòng nọc vòng tròn-que, Tốn OII có nghĩa là nòng âm O thái dương II.
Gọi theo dân gian Việt là Nàng (O) Lửa (II), O Thái Dương (II), thái dương nữ, mặt trời nòng, âm nữ.
Âu Cơ có một khuôn mặt Tốn, Nàng Lửa, Thái Dương Thần Nữ.
Tốn OII cũng phân tách ra là thiếu dương OI nọc dương I. Tốn OII có một khuôn mặt thiếu dương đất ngành nọc dương. Âu Cơ có một khuôn mặt Đất, Núi (dẫn 50 con lên núi) ngành nọc dương Viêm Đế-Đế Minh-Kì Dương Vương.
Như thế qua các quẻ Dịch ứng với truyền thuyết và cổ sử Việt, Mẹ Tổ Âu Cơ cũng có mạng lửa có hai khuôn mặt chính là lửa thái dương vũ trụ, là mặt trời nữ thái dương, là lửa thiếu dương thế gian là đất dương núi.
Vật Biểu của Mẹ Tổ Âu Cơ.
1. Vật biểu ở cõi trời
Vật biểu ở cõi trời là một loài chim.
Như đã biết mặt trời, lửa thuộc ngành nọc, dương có một biểu tượng là một loài chim mang dương tính nọc, dương. Thần mặt trời Viêm Đế họ Khương (Sừng) có chim biểu là chim mỏ Sừng, chim Rìu, chim Việt, chim Cắt, Anh ngữ là Hornbill (‘mỏ sừng’) (Việt Là Gì?).
Như thế Âu Cơ thuộc ngành nọc, chim lửa, mặt trời có một khuôn mặt biểu tượng là một loài chim mái mang dương tính lửa, mặt trời.
Ta thấy rõ trong sử miệng, truyền thuyết Mường xác thực Mẹ Tổ Âu Cơ đẻ ra một bọc trăm trứng chim.
Về sử đồng của đại tộc Đông Sơn, các cổ vật đồ đồng Điền Việt ở Nam Trung quốc mang tính nọc dương trội của vùng cao, vùng núi so với đồ đồng và trống đồng Đông Sơn trong địa bàn Việt Nam mang tính nọc âm Lạc Việt của vùng thấp, vùng đồng bằng, sông biển. Có tác giả đã gọi đồ đồng Điền Việt là Đông Sơn Núi. Điền Việt mang sắc thái Âu Việt trội. Trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn cũng mang tính lưỡng hợp nòng nọc, âm dương theo vùng núi cao (Âu Việt), vùng đất thấp (Lạc Việt), theo Tiên và Rồng.
Đồ đồng Điền Việt còn ghi khắc lại rất nhiều hình bóng chim tổ của ngành nọc dương, lửa, mặt trời là chim rìu, chim Việt, chim mỏ cắt trên trống đồng và có cả nhựng chiếc rìu Việt đàu chim cắt… (Trống Đồng: Đồ Đồng Điền v à Đông Sơn)
2. Vật biểu ở cõi thế gian.
Vật biểu ở cõi thế gian là một loài thú bốn chân sống trên mặt đất. Âu Cơ có thú biểu thuộc loài thú mang dương tính lửa, có sừng. Vì là phái nữ nên có thú biểu là con nai sao. Sao là vật sáng về đêm tương ứng với mặt trời đêm của phía nòng âm nữ. Người Mường là tộc núi ngày nay còn thờ nai sao biểu tượng cho bà Ngu Cơ (người Mường coi trọng sự thờ phượng nai sao hơn thờ cá chép Lạc Long Quân).
Tóm tắt lại, Âu Cơ thuộc ngành nọc, lửa, mặt trời có bản thể là Nàng Lửa, ở cõi trời có một khuôn mặt là Thái Dương Thần Nữ, có chim biểu (mái) mang dương tính lửa, mặt trời và ở cõi thế gian là lửa đất,Núi dương có thú biểu là nai sao.
Các Nhà Nho Thần Thoại Hóa Âu Cơ Thành Tiên.
Các nhà nho thần thoại hóa Âu Cơ thành Tiên. Tiên là một giai nhân ở trên trời (nàng tiên, tiên nữ, giáng tiên) hay ở trên núi.
Qua từ Tiên này, Mẹ Tổ Âu Cơ có một khuôn mặt người cõi trời và một khuôn mặt thế gian thuộc ngành đất núi.
Ta thấy khuôn mặt ‘giai nhân cõi trời’ của Tiên không đúng trọn vẹn với bản thể Nàng Lửa, Thái Dương Thần Nữ của Âu Cơ. Có lẽ các nhà nho nghiêng nhiều về khuôn mặt bản thể đất núi của Âu Cơ khi thần thoại hóa Âu Cơ thành Tiên.
Tóm lại các nhà nho đã dùng từ Tiên chỉ Âu Cơ nghiêng nhiều về khuôn mặt lửa thiếu dương Li đất dương, núi thế gian nhánh Kì Dương Vương, thuộc ngành lửa vũ trụ, lửa trời Càn Viêm Đế.
Ta thấy rõ từ Tiên không diễn tả hết được các khuôn mặt chính của Âu Cơ và như đã nói ở trên, cọc cạch với Rồng.
Các Nhà Nho thần Thoại Hóa Lạc Long Quân Thành Rồng.
Như đã biết quá rõ ràng qua bài viết Nhận Diện Bản Thể và Danh tính Lạc Long Quân là Lạc Long Quân có bản thể nước dương, Chàng Nước, ở cõi tạo hóa, có cốt là con rắn nước mang dương tính, nên không cần nhắc lại dài dòng ở đây.
Nhà nho Việt đã thần thoại hóa rắn nước thành rồng.
Ngày nay chúng ta nhận mình là Con Rồng Cháu Tiên là ngả theo ngành cha ở xã hội phụ quyền mang tính chủ.
Con Rồng Cháu Tiên có gốc là Con Rắn Cháu Chim.
Như thế Tiên Rồng phải hiểu là có gốc là Chim nọc, dương và Rắn nòng, âm và là vật biểu diễn tả nòng nọc, âm dương nên mang trọn vẹn ý nghĩa biểu tượng của Vũ Trụ Tạo Sinh, của Vũ Trụ giáo, của Dịch lý.
Chim nọc và Rắn nòng đẻ ra những khuôn mặt khác nhau, những loài chim, rắn khác nhau mang tính nòng nọc, âm dương khác nhau ứng với từng cõi trong tam thế, ứng với từng giai đoạn trong qui trình Vũ Trụ Tạo Sinh. Trong ngành nọc Việt Mặt Trời, tất cả chim biểu đều mang tính dương, lửa mặt trời dù ở nhánh nọc dương hay nhánh nọc âm của ngành này (xem Thế Giới Loài Vật trong Giải Đọc Trống Đống Nòng Nọc Âm Dương Đông Nam Á).
Ta cần phải phân biệt hai khuôn mặt chính của vật biểu chim và rắn: một là ở cõi đại vũ trụ, tạo hóa và hai là ở cõi tiểu vũ trụ, cõi đất thế gian.
1. Cõi đại vũ Trụ, Tạo Hóa.
Ở cõi tạo hóa, dưới diện sinh tạo, chim rắn mang ý nghĩa biểu tượng cho hai cực nòng nọc, âm dương. Cực dương có một khuôn mặt là chim-nọc mặt trời thái dương và cực âm có một khuôn mặt là rắn-nòng không gian thái âm.
Trong văn hóa Việt, ở cõi đại vũ trũ trụ có vật tổ là chim nọc, chim rìu, chim cắt, chim Việt, chim biểu của mặt trời Viêm Đế thái dương và là rắn nòng, nước, rắn biểu của không gian Thần Nông thái âm.
Một ví dụ chim cắt và rắn nước còn ở hình dạng thiên nhiên đi với nhau thấy ở trên một trống đồng Điền Việt, Nam Trung Quốc.
Trong chuyến đi thăm Pháp quốc cách đây hai tuần, chúng tôi gặp được hình bóng chim nọc-mặt trời thái dương và rắn nòng-không gian thái âm nước diễn tả dưới dạng thần thoại hóa là chim nọc có mào hình mặt trời lửa thái dương và rắn-nòng không gian có thân hình sóng nước thái âm tại hồ nước Stravinsky ở Trung Tâm Georges Pompidou, Paris:
Chim có mỏ lớn như mỏ rìu, có mầu đỏ là mầu của lửa, mặt trời và mào hình mặt trời nọc tia sáng thái dương. Rắn có hình sóng nước và phun nước. Nhìn dưới dạng Vũ Trụ Tạo Sinh, Dịch lý thì đây là dạng lưỡng hợp chim mặt trời thái dương-rắn nước không gian thái âm.
Trong ngành Việt Mặt trời thái dương thì chim lửa mặt trời thái dương là chim cắt Hồng hoàng và rắn nước mặt trời thái dương là rắn Lạc thái dương [rắn mang thái dương tính như có hình sóng gẫy khúc hình nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) hay có mào, có sừng]. Đây l à một dạng của truyền thuyết Hồng Lạc.
Hai khuôn mặt chim và rắn thái dương trong ngành Việt Mặt Trời này thấy rõ qua các đồ gỗ khắc vật tổ của người Ao-Naga, một thứ Âu-Long, Âu Lạc ở cực Tây địa khối Vân Nam:
.Chim cắt là vật tổ ngành nọc, lửa, mặt trời thấy rõ như dưới ánh sáng mặt trời Hừng Việt qua:
-Sử miệng: Tổ Hùng tối cao tối thượng của Người Việt Mặt Trời Xích Quỉ là Thần Mặt Trời Viêm Đế có họ Khương (sừng) nên có chim biểu là con chim mũ sừng, Anh ngữ là hornbill, tức chim cắt (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).
-Sử đồng: Chim cắt còn khắc ghi rất nhiều trên trống đồng nòng nọc, âm dương (Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc Âm Dương Đông Nam Á) và các rìu Điền Việt đầu chim cắt (xem Trống Đồng: Đồ Đồng Điền và Đông Sơn).
-Sử sách
Hùng Vương thế gian dòng thần mặt trời Viêm Đế, thuộc ngành Viêm Việt Mặt Trời thái dương. Hùng Lang ngành lửa theo mẹ Âu Cơ lên núi có một khuôn mặt chim biểu tượng là con chim cắt Lang (chim cắt khoang trắng, đốm trắng) thấy rõ trong lịch sử qua việc Hai Bà Trưng đặt tên thủ đô là Mê Linh. Qua bài viết Ý Nghĩa Ngày Lễ Hai Bà Trưng ta đã biết Mê Linh là biến âm của tiếng Ê Đê Mling, Mlang là tên một loài chim cắt (cao cát), chim rìu, chim Việt. Mã Lai ngữ linglang là con chim cắt lông sặc sỡ ở Miền Nam Mã Lai. Ta thấy rõ (chim cắt) Lang cũng có nghĩa là Chàng (con trai, trai tráng). Chàng cũng có nghĩa là Đục (chisel) (các lang, các chàng, có chàng, có đục). Chim lang, chim chàng là chim đục, chim rìu, chim cắt.
.Rắn nước ở dạng thiên nhiên còn thấy ghi khắc rõ ở đầu các con thuyền trên trống Ngọc Lũ I, Hoàng Hạ, Sông Đà… Rắn đã thể điệu hóa thành rắn thần thấy ở đầu các thuyền trên trống Hữu Chung, Quảng Xương…
Qua ba bộ sử miệng, sử đồng và sử sách rõ ràng cốt lõi văn hóa Việt là lưỡng hợp chim cắt và rắn nước ở cõi tạo hóa, đại vũ trụ.
2. Cõi sinh tạo đất thế gian.
.Về chim biểu ở cõi sinh tạo thế gian thì có chim biểu là loài chim mang dương tính sống nhiều trên mặt đất. Ví dụ trong dòng chim cắt thì ở cõi thế gian là chim cắt đất (ground hornbill) hay các loài chim mang dương tính, lửa khác như chim trĩ, gà (trong trò chơi Việt Dịch thế gian Bầu Cua Cá Cọc, con gà đội lốt chim cắt là chim biểu cho nọc mặt trời thế gian ngành mặt trời Viêm Đế lưỡng hợp với Tôm biểu tượng cho nòng nước thế gian ngành không gian Thần Nông) (Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc).
.Trên trống đồng còn ghi khắc hình bóng các chim tổ này như chim cắt đứng trên mặt đất thấy trên trống Duy Tiên; chim trĩ, gà thấy trên nóc nhà ở trống Ngọc Lũ I và các trống khác.
Mẹ tổ Âu Cơ với khuôn mặt núi đất có thể có chim biểu mang tính lửa mặt trời nữ là một loài chim cắt, trĩ, gà (mái) mang tính thái dương âm (như lông, mỏ có mầu au đỏ, mầu hồng)…
.Về rắn biểu ở cõi sinh tạo thế gian của ngành nọc mặt trời thái dương thì là một loài rắn sống trên đất hay là một loài bò sát bốn chân sống trên mặt đất âm, đất có nước (đầm lầy) như rắn có sừng, cá sấu. Riêng cá sấu là thú biểu của tộc Giao Việt (hay Dao Việt). Cá sấu Dao Việt có thể thần thoại hóa thành rồng-cá sấu, giao long có bốn chân, lưỡi không thè ra khỏi miệng.
Hình bóng giao long còn thấy ghi khắc lại nhiều trên đồ đồng của đại tộc Đông Sơn và trên trống đồng nòng nọc Đông Sơn (như trên trống Hòa Bình).
Cần phải phân biệt Rồng Giao long có cốt cá sấu với rồng long Trung Quốc cũng có bốn chân, không có lưỡi lè ra.
Lưu ý:
Tuy nhiên cần phải phân biệt là giao long chỉ là thú biểu của tộc Giao Việt nằm trong nhánh Lạc Việt của đại tộc Bách Việt. Rồng-Rắn Nước mới là thú biểu tối cao ở cõi đại vũ trụ của cả đại tộc Việt, của cả Bách Việt.
Tiên Rồng Là Nền Văn Hóa Muộn.
Ta thấy rõ những nền văn hóa đã thần thoại hóa là những nền văn hóa muộn. Ví dụ nền văn hóa Trung Quốc với các linh thú long, ly, qui, phượng là nền văn hóa muộn. Thoạt khởi thủy đầu óc con người còn ‘hiện thực’, thực tế thường lấy các thú, vật có trong thiên nhiên còn giữ nguyên dạng tự nhiên (như chim, rắn) làm vật tổ. Nền văn hóa nguyên sơ là văn hóa thần vật tự nhiên. Về sau theo đà tiến hóa, đầu óc con người trở thành trừu tượng hơn nên thần thoại hóa các thú, vật thiên nhiên thành những linh vật thần kỳ để làm vật tổ. Nền văn hóa đã thần thoại hóa vì vậy là nền văn hóa muộn. Tiên và Rồng thuộc nền văn hóa muộn. Nhất là, như đã nói ở trên, Tiên không diễn tả được trọn vẹn bản tính Lửa của Âu Cơ và sự cọc cạch giữa Tiên và Rồng lại càng cho thấy Tiên Rồng không hoàn chỉnh, có sự gò ép một cách ‘nhân tạo’, có tính cách giả tạo.
Hiển nhiên rõ như ban ngày Tiên Rồng là nền văn hóa muộn sau này do các nhà nho Việt Nam thần thoại hóa từ nền văn hóa nguồn cội lưỡng hợp của chúng là Chim (nọc, lửa, mặt trời)-Rắn (nòng, nước, không gian).
Tiên Rồng biểu Tượng Bằng Phượng Rồng.
Rồng Phượng ngày nay được người Trung quốc coi là quốc biểu. Chỗ nào có người Trung quốc, chỗ nào có tiệm ăn Tầu là thấy có hình rồng phượng. Các chùa chiền, cơ sở văn hóa Việt Nam sau này và hiện nay diễn tả Tiên Rồng bằng phượng rồng. Có nhiều nơi lấy nguyên con rồng phượng của Trung quốc.
Hãy lấy vài ba ví dụ:
-Hình Phượng Rồng Trung quốc thấy trong ngày giỗ Tổ Hùng Vương.
-Phượng rồng kiểu Trung quốc thấy trong Huế Festival.
Phượng Rồng này do các thiếu nữ Việt Nam xinh đẹp rước chắc chắn có ẩn ý là Tiên Rồng.
Nếu thật sự dùng diễn tả Tiên Rồng thì Rồng phải do phái nam rước thay vì phái nữ.
-Hình ảnh Tiên Rồng thấy qua hình phượng rồng Trung quốc trong buổi lễ khánh thành tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo ở Little Saigon, Quận Cam, Nam California.
Đây là một điều không nên làm.
Hãy Trở Về Nguồn Cội Việt.
Trên trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn biểu tượng của ngành nọc Việt Mặt trời (trống có nghĩa là đực, dương biểu tượng của ngành nọc Việt mặt trời) còn khắc ghi rõ như thấy trên trống Quảng Xương, hai nhánh tộc nọc chim cắt (sau này thần thoại hóa thành Tiên):
và tộc nòng Rắn Nước mặt trời thái dương (sau thần thoại hóa thành Rồng):
Trên trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn không có rồng phượng kiểu Trung quốc (ngoại trừ ở những trống đồng cận đại ở Nam Trung quốc đã bị văn hóa Trung quốc đồng hóa).
Nếu muốn diễn tả Tiên Rồng theo thần thoại hóa, ta phải diễn tả Tiên là một loài chim có mỏ lớn, có mũ sừng như chim cắt. Con chim được cho là chim phượng đời nhà Lý còn mang thấp thoáng dáng dấp của chim cắt Việt.
Đầu chim phượng này có mỏ cường điệu như mỏ rìu, có mũ sừng hình rìu nhọn giống chim cắt, chim Việt. Trong khi chim phượng Trung quốc có cốt là con chim trĩ thuộc họ nhà gà có mỏ như mỏ gà và có mồng như mào gà. Con chim phượng đời nhà Lý có thể còn mang cốt chim cắt Việt. Cũng nên biết chim phượng của Trung quốc có cốt là chim trĩ, thuộc họ nhà gà, sống nhiều trên mặt đất mang khuôn mặt thế gian trong khi chim cắt sống trên ngọn cây cao mang khuôn mặt cõi trời, vũ trụ, tạo hóa. Văn hóa Việt ‘trên trời’ cao hơn văn hóa Trung quốc ‘dưới đất’.
Còn Rồng thì phải lấy rồng có cốt rắn nước không có chân và có lưỡi thè ra ngoài miệng như rắn rồng của người đảo Lombok mới chính thống (xem dưới). Còn không thì phải lấy rồng có thân cuộn sóng nước như rồng đời nhà Lý cũng tạm chấp nhận được.
Rõ như ban ngày rồng nhà Lý có cốt rắn nước Việt.
Tôi nói tạm được là vì rồng nhà Lý có bốn chân của giao long, thú biểu của Giao Việt chỉ là một tộc của Lạc Việt trong đại tộc Bách Việt.
Tiên Rồng của chúng ta phải có nguồn gốc tối cao tối thượng ở cõi tạo hóa, đại vũ trụ, phải có cốt là chim cắt-rắn nước mới chính thống.
Nếu muốn giữ Tiên Rồng cho văn vẻ thì chim Tiên phải là chim cắt thần thoại hóa mà thành và Rồng là rồng có cốt rắn nước khổng lồ (anaconda) thần thoại hóa mà thành.
Mặc dù, có thể người Hoa Hạ vốn là dân võ biền chỉ thờ chim biểu tượng cho nọc, dương, mặt trời như diều hâu, ó, ưng và khi tiếp xúc với người Việt, họ bị đồng hóa bởi văn hóa lưỡng hợp chim-rắn của Bách Việt, rồi họ lấy chim rắn của Bách Việt thần thoại hóa thành phượng rồng của họ (Xin nhắc lại rồng long Trung quốc có cốt cá sấu, có bốn chân, lưỡi không thè ra. Cá sấu chỉ có ở vùng sông biển, đầm lầy thuộc địa bàn Bách Việt, không có cá sấu ở phương bắc và họ vốn là dân du mục, võ biền không thờ cá sấu).
Tuy nhiên ngày nay cả thế giới khi nhìn thấy phượng rồng là ngay lập tức cho đó là của người Trung quốc. Vì thế để tránh đôi co, giải thích mất công để chứng minh rồng phượng gốc của người Việt và tránh lầm lẫn, hiểu lầm, chúng ta không nên lấy phượng rồng (nhất là lấy ‘nguyên con’ của Trung quốc) làm biểu tượng cho Tiên Rồng mà phải lấy chim cắt rắn nước thần dưới dạng thần thoại hóa làm biểu tượng cho Tiên Rồng.
Theo tôi tốt nhất là lấy hình chim cắt và rắn nước thần trên trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn làm biểu tượng cho Tiên Rồng là hay nhất, chính thống nhất, mang bản sắc thuần Việt nhất, là nguyên thủy nhất.
Muốn lấy theo dạng thần thoại hóa thì lấy hình chim cắt, rắn nước đã cách điệu hóa, thể điệu hóa tức là dưới dạng thần thoại hóa đúng theo nghĩa Tiên Rồng.
Lưu ý hai người trên thuyền là hai người Việt mặt trời (có chữ nòng nọc vòng tròn-que hình vòng tròn có chấm có một nghĩa, theo duy dương, là mặt trời). Đây là người tộc chim hóa trang thành người chim-mặt trời. Một người tay phải cầm biểu tượng chim, một người cầm biểu tượng rắn thể điệu hóa. Hai người là con cháu của Tiên Rồng.
Còn nếu muốn cho văn vẻ, cho ‘nghệ thuật’ thì các nhà làm văn hóa, làm nghệ thuật có thể tha hồ làm theo đầu óc mỹ thuật, sáng tạo của mình mà tô điểm, vẽ vời thêm, thẩm mỹ hóa thêm… cho nó mang phong thái Tiên Rồng, miễn là phải giữ cốt chim cắt, rắn nước.
Một kiểu mẫu chim cắt rắn nước Tiên Rồng còn thấy ở các tộc Lạc Việt hải đảo ở Nam Đảo, Đa Đảo.
Xin nhắc lại các tộc Việt ở các đảo này đa số là một thứ Lạc Việt hải đảo. Họ còn giữ nhiều truyền thống thuần Việt không hề bị ảnh hưởng của văn hóa Trung quốc. Vì thế muốn tìm những thứ gì còn mang tính thuần Việt, các nhà làm văn hóa Việt hãy hướng xuống vùng đảo này.
Ví dụ người Dayak, Borneo, một thứ Lạc Việt hải đảo (có tác giả cho là Bộc Việt), họ cũng có hai vật tổ tối cao tối thượng là chim cắt và rắn nước như Chim Rắn Tiên Rồng chúng ta.
Theo truyền thuyết của người Ngaju, Dayak, Rắn Nước Watersnake Tampon (trong ngôn ngữ Hindu-Javanese gọi là naga) là thần Nước Nguyên khởi hay Âm thế (deity of the Primeval water or Nether world). Dưới thời ảnh hưởng văn hóa Hindu, vị thần này được gọi dưới tên là Bawin Jata Balawang Bulau có nghĩa là “ thần nữ Jata với cửa vàng” (the feminine Jata with the golden door”). Biểu ngữ “cửa vàng” chỉ âm hộ phái nữ (the expression “golden door” is a euphemism for the female pudenda) (Hans Scharer, tr.15).
Điểm này, như đã thấy ở trên, giống như ở mũi các con thuyền trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I và các trống cùng nhóm có hình miệng Rắn Nước há rộng biểu hiện bộ phận sinh dục nữ có con chim rìu biểu tượng cho bộ phận sinh dục nam đâm vào trong (Ý Nghĩa Những Hình Thuyền trong Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương Đông Nam Á).
Hình ảnh hai vật tổ rắn nước chim cắt này thấy rất nhiều trong văn hóa Dayak như đã biết Dayak có các thuyền linh hồn rắn nước và chim cắt, có quan tài rắn nước và chim cắt, có các nhà thờ phượng có trang trí rắn nước và chim cắt… (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).
Nhưng hình ảnh thần tổ tối cao tối thượng rắn nước và chim cắt diễn đạt thuyết Vũ Trụ Tạo Sinh thấy rõ nhất ở Trên Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) của Người Dayak.
(Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).
Ở đảo Lombok, mặc dù ngày nay theo Hồi giáo, hình bóng vật tổ chim cắt và rắn nước vẫn còn tồn tại. Đặc biệt là rắn đã được thần thoại thành Rắn Thần (có thể coi một thứ Rắn-Rồng Việt):
Biểu tượng trên chiếc khay để nhạc cụ cổ truyền này cho thấy rất rõ hình hai con rắn đã thần thoại hóa nhưng vẫng giữ cốt rắn. Rắn Rồng vẫn có thân rắn có vẩy rắn, vẩy cá. Đầu không có sừng chỉ có mào mang dương tính ngành âm. Điểm đặc thù nhất cho biết đây là rắn rồng là không có chân nhưng có lưỡi lè ra khỏi miệng, đây là những điểm chuyên biệt của rắn. Như đã nói ở trên, Rồng như rồng Trung quốc cốt cá sấu có chân và lưỡi không lè ra khỏi miệng (lưỡi cá sấu dán sát vào hàm dưới). Rắn-Rồng Lombok trăm phần trăm là có cốt Rắn Nước, Rắn Nác, Rắn Lạc ruột thịt với Rồng-Rắn nước Lạc Long Quân (Nam Dương: Hình Bóng Âu Lạc ở Đảo Hồi Giáo Lombok, Nam Dương). Như thế Rồng Việt chính thống là rồng rắn không có chân và có lưỡi thè ra khỏi miệng.
Đây là khuôn mẫu cho các nhà làm văn hóa Việt sáng tạo ra con rồng Việt vẫn giữ nguyên cốt rắn.
Tương đồng nhất với Tiên Rồng là ở Ai Cập cổ, vùng Ai Cập Thượng ở trên núi phía đầu nguồn sông Nile là tộc Chim Kên Kên và vùng Ai Cập Hạ ở châu thổ sông Nile phía biển Địa Trung Hải là tộc Rắn Hổ Mang (Sự Tương Đồng Với Ai Cập cổ).
Cũng xin nói rộng thêm ra một chút để giải tỏa nỗi thắc mắc của một số người là tại sao tôi chứng minh có sự tương đồng giữa Việt Nam với Nam Đảo, Đa Đảo, Ai Cập cổ, Ấn Độ, Thổ Dân Mỹ Châu, Âu châu… Tất cả các tộc vừa kể đều có cốt lõi văn hóa dựa trên nòng nọc, âm dương, nguyên lý căn bản của Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo, Dịch. Hiển nhiên các tộc trong Bách Việt hay có dây mơ rễ má với Bách Việt như Nhật, Đại Hàn, Nam Đảo, Đa Đảo, Thổ Dân Mỹ châu… có văn hóa tương đồng với Việt Nam. Còn các tộc còn lại có văn hóa bị ảnh hưởng của nền văn hóa nguồn cội của loài người ở vùng Đông Nam Á, địa bàn của cổ Việt. Tác giả James Churchward trong The Lost Continent of Mu (Lục Địa Mẹ Đã Mất) cho rằng ở vùng đất Mẹ, Đất Mụ (Mu) ở vùng Đông Nam Á này (ngày nay một phần đã chìm xuống biển trở thành Nam Đảo, Đa Đảo) là cái nôi của nền văn minh nhân loại và gần đây Stephen Oppenheim trong Eden in The East (Địa Đàng Phương Đông) xác nhận lại vùng này mà ông gọi là Sundaland là cái nôi của văn minh nhân loại. Hai tác giả này chứng minh nền văn minh huy hoàng ở cái nôi văn hóa này tỏa đi khắp nơi, đến Ấn Độ, Lưỡng Hà rồi từ đó tới Âu châu…
Vì vậy cũng xin nhắc lại, các nhà làm văn hóa Việt hãy hướng xuống cái nôi văn hóa này để tìm những mắt xích đã mất trong văn hóa Việt, kiểm chứng, kiểm điểm lại những gì mà sách vở và văn hóa Trung quốc đã cố gắng tẩy xóa, bóp méo, xuyên tạc với mục đích đồng hóa văn hóa Việt. Từ đó điều chỉnh lại, lấy lại cái bản sắc Việt, căn cước Việt chính thống của Việt Nam.
Kể từ nay nếu xây các chùa chiền, đền Hùng, các cơ sở văn hóa xin đừng dùng rồng phượng, nhất là dùng rồng phượng của Trung quốc. Nếu muốn giữ theo văn hóa Việt muộn Tiên Rồng thì hãy dùng Tiên Rồng có cốt Chim Cắt-Rắn Nước dưới dạng thần thoại của chúng ta.
Tóm lại cốt lõi văn hóa Việt là lưỡng hợp nòng nọc, âm dương, Tiên Rồng. Biểu tượng Tiên Rồng phải có cốt là chim nọc và Rắn nòng mang trọn vẹn triết thuyết Vũ Trụ Tạo Sinh, Dịch lý.
Hãy lấy hai biểu tượng chim cắt nọc và rắn nước nòng ứng với Tiên Rồng làm biểu tượng cho văn hóa của Người Việt Mặt Trời, thờ mặt trời trong Vũ Trụ giáo. Điểm này ăn khớp với tất cả các nền văn hóa thờ mặt trời trong Vũ Trụ giáo như Ai Cập cổ, Maya, Aztec, các tộc thổ dân Mỹ châu khác như trong nền văn hóa Mississipi… Tất cả đều có vật biểu là chim nọc và rắn nòng.
Hãy lấy hình ảnh tộc người mặt trời chim cắt ứng với Tiên và tộc người mặt trời rắn nước ứng với Rồng trên trống đồng Quảng Xương làm mẫu mực.
Tương đồng nhất với Tiên Rồng là ở Ai Cập cổ, vùng Ai Cập Thượng ở trên núi phía đầu nguồn sông Nile là tộc Chim Kên Kên và vùng Ai Cập Hạ ở châu thổ sông Nile phía biển Địa Trung Hải là tộc Rắn Hổ Mang (Sự Tương Đồng Với Ai Cập cổ).
Cũng xin nói rộng thêm ra một chút để giải tỏa nỗi thắc mắc của một số người là tại sao tôi chứng minh có sự tương đồng giữa Việt Nam với Nam Đảo, Đa Đảo, Ai Cập cổ, Ấn Độ, Thổ Dân Mỹ Châu, Âu châu… Tất cả các tộc vừa kể đều có cốt lõi văn hóa dựa trên nòng nọc, âm dương, nguyên lý căn bản của Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo, Dịch. Hiển nhiên các tộc trong Bách Việt hay có dây mơ rễ má với Bách Việt như Nhật, Đại Hàn, Nam Đảo, Đa Đảo, Thổ Dân Mỹ châu… có văn hóa tương đồng với Việt Nam. Còn các tộc còn lại có văn hóa bị ảnh hưởng của nền văn hóa nguồn cội của loài người ở vùng Đông Nam Á, địa bàn của cổ Việt. Tác giả James Churchward trong The Lost Continent of Mu (Lục Địa Mẹ Đã Mất) cho rằng ở vùng đất Mẹ, Đất Mụ (Mu) ở vùng Đông Nam Á này (ngày nay một phần đã chìm xuống biển trở thành Nam Đảo, Đa Đảo) là cái nôi của nền văn minh nhân loại và gần đây Stephen Oppenheim trong Eden in The East (Địa Đàng Phương Đông) xác nhận lại vùng này mà ông gọi là Sundaland là cái nôi của văn minh nhân loại. Hai tác giả này chứng minh nền văn minh huy hoàng ở cái nôi văn hóa này tỏa đi khắp nơi, đến Ấn Độ, Lưỡng Hà rồi từ đó tới Âu châu…
Vì vậy cũng xin nhắc lại, các nhà làm văn hóa Việt hãy hướng xuống cái nôi văn hóa này để tìm những mắt xích đã mất trong văn hóa Việt, kiểm chứng, kiểm điểm lại những gì mà sách vở và văn hóa Trung quốc đã cố gắng tẩy xóa, bóp méo, xuyên tạc với mục đích đồng hóa văn hóa Việt. Từ đó điều chỉnh lại, lấy lại cái bản sắc Việt, căn cước Việt chính thống của Việt Nam.