Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cuộc hôn nhân ít người biết của Hùng Cường năm 20 tuổi

Hùng Cường là tên tuổi lớn của làng nghệ thuật miền Nam trước năm 1975, là một nghệ sĩ đa tài và tài hoa bậc nhất, nổi danh ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật với vai trò là ca sĩ, nhạc sĩ, kịch sĩ, nghệ sĩ cải lương và tài tử điện ảnh.

Là người nổi tiếng, tài giỏi lại rất đẹp trai, phong độ nên xung quanh ông luôn luôn có nhiều bóng hồng cùng và những tin đồn tình ái với các đồng nghiệp nữ. Tuy nhiên lại có ít người biết đến cuộc hôn nhân chính thức của ông cùng một người phụ nữ tài sắc.

Nghệ sĩ Hùng Cường bắt đầu nổi danh với tân nhạc từ khoảng năm 1956, 1957, nổi tiếng trên sân khấu cải lương từ 1959 và với điện ảnh từ thập niên 1960. Tuy nhiên trước đó, khi còn là một ca sĩ phòng trà chưa có nhiều tên tuổi, ông đã lập gia đình với một thiếu nữ rất xinh đẹp khi cả 2 vẫn còn rất trẻ.

Câu chuyện này được nhà báo Trần Quốc Bảo kể lại như sau:

Nghệ sĩ Hùng Cường được sinh ra ở Hải Phòng và chuyển vào sinh sống ở Sài Gòn từ cuối thập niên 1930 trong một hẻm nhỏ ở số 137 đường Nguyễn Tấn Nghiệm (sau này đổi thành đường Phát Diệm, ngày nay là đường Trần Đình Xu). Hùng Cường sinh sống tại đây cho đến lúc trưởng thành.

Vào năm 1952, có một thiếu nữ mới 14 tuổi tên là Huỳnh Thị Bê (tên trên giấy tờ là Phạm Thị Huỳnh Liên) sống ở Đà Lạt và thường xuống Sài Gòn thăm chị ruột của mình ở gần nhà của Hùng Cường. Lúc đó cô còn quá nhỏ nên vô tư không biết rằng có một chàng trai mới lớn thường để ý đến cô gái nhỏ nhắn xinh đẹp ở bên nhà hàng xóm. Lúc đó Hùng Cường mới 16 tuổi.

Bà Bê kể lại rằng sau đó bà biết có người để ý mình nhưng vì tuổi còn quá nhỏ nên không nghĩ gì đến chuyện yêu đương. Hơn nữa Hùng Cường thuở bấy giờ chưa đẹp trai phong độ mà vẫn chỉ là một cậu trai đen thủi, không có gì nổi bật hơn người. Được một thời gian, họ gặp nhau nhiều lần và phải lòng nhau một cách tự nhiên mà cô gái tên Bê cũng không ngờ tới.

Năm 1954, chàng thanh niên tên Trần Kim Cường tỏ tình lần đầu và hỏi xin cưới nàng thiếu nữ 16 tuổi trăng tròn, mang một vẻ đẹp rất ngây thơ.

Cô gái đó sinh sống ở Đà Lạt, chỉ thỉnh thoảng mới xuống Sài Gòn, nên Hùng Cường thường lén gia đình lên Đà Lạt thăm người yêu để thỏa nỗi nhớ mong. Trong những lần lên xứ lạnh như vậy, chàng ca sĩ – nhạc sĩ đã trẻ phải lòng Đà Lạt rồi sáng tác một số ca khúc nói về chính cuộc tình của mình để tặng cho người yêu. Ca khúc Về Thăm Xứ Lạnh đã tỏ hết nỗi lòng của chàng thanh niên đa tình:

Đà Lạt ơi, mơ người em nắng lên rồi
Vai nặng vai chiếc gánh bên đồi
Nhìn đôi môi son thắm em còn tươi,

Đà Lạt ơi, sương buồn thắm ướt hàng mi
Ai người nhớ đến câu biệt ly
Lòng du khách ngập ngừng ghi…

Mời các bạn nghe lại ca khúc này qua chính giọng ca của Hùng Cường sau đây:

Người đẹp của Đà Lạt bị lay động bởi sự kiên trì theo đuổi của Hùng Cường, vào lúc này ông cũng đã vừa đoạt giải nhất cuộc thi tuyển lựa ca sĩ của đài Pháp Á với bài hát Ông Lái Đò.

Người đẹp Huỳnh Thị Bê thực ra cũng không hề kém cạnh, nhan sắc của cô được khẳng định khi được chọn vào vai diễn trong bộ phim Người Mỹ Trầm Lặng (The Quiet American) vào cuối năm 1956, lúc đạo diễn người Mỹ Joseph L. Mankiewicz tới miền Nam Việt Nam để tuyển một thiếu nữ châu Á tóc dài tham gia trong phim với nhân vật tên là Phương – một cô gái trẻ người Việt.

Hãng phim đã dự tính mời cô sang Hawaii đóng phim, nhưng vì đám hỏi giữa cô và Hùng Cường vừa tổ chức xong, Hùng Cường không đồng ý cho cô đi một mình sang ngoại quốc, vì thế cô Huỳnh Thị Bê đành từ chối hợp đồng đóng phim này. Nhân vật Phương sau đó được giao cho một diễn viên người Ý.

Năm 1956, đám cưới Hùng Cường và cô Huỳnh Thị Bê được tổ chức rất lớn, liên tiếp trong 3 ngày. Ngày thứ nhất là đãi bà con dòng họ bên nội ở Bến Tre. Ngày thứ 2 là đãi thân hữu của ông bà nội, còn ngày thứ ba dành bạn bè của Hùng Cường.

Sau khi lấy nhau, vợ chồng Hùng Cường lần lượt có 5 người con, trong đó người con đầu được biết đến nhiều nhất là ca sĩ Quang Bình sinh năm 1957, sau đó là Quang Đại (đạo diễn) sinh năm 1959, ca sĩ Phương Giao sinh năm 1961, ca sĩ Phương Huy sinh năm 1963, và sau cùng là Phương Uyên sinh năm 1965 (đã mất tháng 8 năm 1975).

Hùng Cường diễn xuất cùng nữ minh tinh Kim Vui trong phim Chân Trời Tím

Sau khi lấy vợ, sự nghiệp của Hùng Cường rực sáng ở tất cả các lĩnh vực sân khấu nghệ thuật mà ông tham gia, trở thành nghệ sĩ đa tài nhất của miền Nam với ngoại hình điển trai, phong độ và hào hoa. Vì vậy một điều hiển nhiên là xung quanh ông lúc nào cũng có những bóng hồng xinh đẹp, và cuộc hôn nhân cũng từ đó trở nên lung lay nhiều lần. Năm 1967, sau nhiều lần bắt gặp, bà Huỳnh Thị Bê dự tính ra tòa ly dị, nhưng nghĩ về những tai tiếng xã hội mà gia đình sẽ gánh phải, nghĩ về con nên bà chịu đựng.

Bà Huỳnh Thị Bê bên mộ Hùng Cường ở Bến Tre năm 2014

Đến năm 1972, khi mọi việc đã vượt quá giới hạn của sự bao dung, bà Bê quyết định chính thức chia tay với người chồng đào hoa, nổi tiếng nhất Sài Gòn lúc đó. Bà tâm sự: “Nếu không chia tay lúc này khi ảnh trên đỉnh cao của danh vọng, mai này làm sao có thể ra đi được khi mà hạnh phúc gia đình không còn cứu vãn được ở tương lai”.

Đặc điểm của người đàn ông có năng lực

Trong tác phẩm “Hàn thi ngoại truyện” của danh sĩ Hàn Anh thời Tây Hán viết: “Mỹ ngọc thực sự dù bị chôn giấu dưới đất sâu chín nhận cũng không thể che...

Khởi nghĩa Bà Triệu và những giá trị lịch sử trường tồn

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, cách đây 1770 năm vào năm 248 đã nổ ra một cuộc khởi nghĩa mang nhiều ý...

Thi hào Rabindranath Tagore viếng Saigon 1929

Năm 1929, một sự kiện có ý nghĩa trong đời sống văn hóa chính trị Saigon lúc bấy giờ là thi hào của Ấn Độ Rabindranath Tagore viếng Saigon trong...

Việc mất Tiền Giang (1859-1862) đã như thế nào?

Đồng bằng sông Cửu Long mà ta đã gọi là Nam kỳ lục tỉnh, trước đây gồm sáu tỉnh. Ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường là miền Tiền...

“Ban Tuổi Xanh” và những bài hát thiếu nhi trước năm 1975

Nếu có một gia tộc nào đóng góp nhiều nhất cho nền tân nhạc Việt Nam, đầu tiên phải nhắc đến nhà họ Phạm của vợ chồng ông bà Phạm...

Ô kìa! Bánh hỏi

Thú thật, bản thân tôi thuộc "tuýp" khoái xơi bánh hỏi. Cái món thơm ngon hấp dẫn ấy, tôi được thưởng thức lần đầu từ thập niên 1960. Và không...

Xích Lô Hà Nội

Trong tâm khảm của người dân Việt Nam, đâu đó vẫn còn hình dáng chiếc xe xích lô, một thời đưa đi đón về những thực khách nội địa và...

Những mẹo vặt từ 100 năm trước đến nay vẫn không “thất truyền” vì quá hữu ích

Có một sự thật không thể phủ nhận rằng, dù cho ngày nay khoa học kỹ thuật đã có những bước phát triển thần kỳ nhưng những mẹo vặt có...

Nhớ về trung tâm ca nhạc Giáng Ngọc thập niên 80

Thời gian từ 1975 đến những năm giữa của thập niên 1980, ở vùng Little Saigon chỉ có vài trung tâm ca nhạc như Thanh Lan, Làng Văn, Tú Quỳnh,...

Làng Dơi ở Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Mười, xứ sở đã từng được đặc tả nét riêng “muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội như bánh canh”. Nơi đây, nông dân mới có thêm một...

Có hay không chế độ phong kiến ở Việt Nam?

Từ trước đến nay, có rất nhiều tác giả viết và bàn về hai chữ  Phong kiến. Họ  phân tích, đối chiếu với lịch sử để tìm cách minh định :...

Kỷ Niệm Về ‘Xóm Đêm’

Tôi nhắm mắt lại và lạy Chúa : “Đừng để con nghe bản nhạc này thêm lần nữa” Da diết thâm trầm và khiến lòng đổ lệ, đêm mùa đông...

Exit mobile version