Tiên Lục xưa kia thuộc tổng Đào Quận, huyện Bảo Lộc, phủ Lạng Giang nay là xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang. Nơi đây không chỉ nổi tiếng bởi cây Dã hương cổ thụ nghìn năm tuổi bên quần thể di tích đình, đền, chùa cổ kính mà còn có lễ hội truyền thống vang danh cả vùng Theo thông lệ, hằng năm hội Tiên Lục được tổ chức vào ngày 18, 19, 20 tháng 3 âm lịch. Ít thấy nơi đâu có lễ hội mang nhiều yếu tố văn hóa truyền thống như hội Tiên Lục. Từ phần lễ cho tới phần hội đều mang nét độc đáo riêng thể hiện rõ sắc thái đặc trưng của một lễ hội dân gian ở vùng Kinh Bắc. Độc đáo hơn cả là nghi lễ rước và các trò chơi dân gian trong lễ hội.
Tương truyền lễ hội Tiên Lục có từ lâu đời, dưới thời Lê thế kỷ XVIII, hội Tiên Lục đã được tổ chức quy mô theo lệ truyền thống. Làng Tiến Lục thờ Thành Hoàng là thần Cao Sơn, Quý Minh dưới thời Hùng Duệ Vương thứ 18 đã có công đánh đuổi quân Thục bảo vệ đất nước. Từ thế kỷ XVII, người dân nơi đây đã xây dựng các công trình tôn giáo tín ngưỡng như chùa Phúc Quang thờ Phật, đình Viễn Sơn, đình Thuận Hoà, đền Thánh Cả thờ Thành Hoàng Cao Sơn, Quý Minh. Qua năm tháng nắng mưa gột rửa các công trình kiến trúc này đã được tu sửa nhiều lần nhưng vẫn còn bảo lưu được nhiều nét kiến trúc cổ kính. Hằng năm dân làng mở hội truyền thống tại không gian cụm di tích này để tưởng nhớ tri ân tới thần Cao Sơn, Quý Minh đã có công với dân với nước mang lại cuộc sống bình yên và ấm no cho nhân dân.
Phạm vi không gian lễ hội rộng theo các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo liên quan nhưng không gian chính vẫn là trung tâm đình Viễn Sơn, cây Dã hương và đền Thánh Cả, Thảo Xá, chùa Tiên Lục. Các điểm di tích này nằm trọn vẹn trong diện tích khoảng 1km2 bên trục đường chính liên huyện có không gian cảnh quan thơ mộng, cảnh sắc thiên nhiên thoáng đãng, đậm chất vùng quê trung du Bắc Bộ. Năm 1989, cụm di tích Tiên Lục đã được Nhà nước công nhận là cụm di tích Kiến trúc – Nghệ thuật cấp quốc gia. Riêng cây di sản Dã hương gắn với lễ hội Tiên Lục đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thê giới, là biểu tượng đặc sắc của thiên nhiên và cảnh quan văn hoá, là linh hồn của xã Tiến Lục và vùng đất Lạng Giang.
Hội Tiên Lục vang danh cả vùng bởi các nghi lễ rước và trò chơi dân gian độc đáo phản ánh rõ bản sắc văn hoá của vùng quê còn bảo lưu được thuần phong mỹ tục ở Lạng Giang. Từ ngày 18, làng đã cho dựng cờ hội, cờ ngũ hành, phướn… tại không gian lễ hội. Ai nấy đều tất bật lo lắng công việc của mình. Trai làng thuộc các xóm tập trung nghe quán triệt để triển khai công việc theo sự điều động của ông quan hội nay là ông trưởng thôn. Cửa đình, đền chùa được mở cửa thắp hương.
1. Lễ rước nước: Chiều ngày 18 tháng 3, trước khi rước nước, làng làm lễ cúng Phật tại chùa và là lễ cúng Tổ. Sau đó dân làng mới đi rước nước về cúng Phật và làm hội. Đoàn rước xuất phát từ đền, chùa vào xóm Trong lấy nước ở giếng làng. Đường rước nước khoảng 1km, giếng cổ nằm phía trước Điếm ở xóm Trong. Khi đoàn rước về tới giếng xóm Trong, dừng kiệu, các thầy làm lễ cúng “Cấp thuỷ khoa”. Nội dung đại thế, dân làng xin Long Vương chúa tế, Hà Bá thuỷ quan để lấy nước giếng về cúng Phật và làm hội đồng thời thỉnh mời các ngài về dự hội với dân làng. Sau lễ cúng, ông quan viên múc ba gầu nước đổ vào lu, dân làng đưa lên kiệu rước nước về chùa. Lu nước được dân làng đưa vào ban thờ trong Hậu đường.
Lễ rước nước là tín ngưỡng dân gian cô được lưu truyền qua nhiều đời ở lễ hội Tiên Lục. Nghi lễ này được làm theo sư Tổ tự Chiếu Chiêm từ thế kỷ XVIII. Ngoài mục đích thể hiện ước nguyện của người dân nông nghiệp muốn cầu mong cho nguồn nước dồi dào, cho mưa thuận gió hoà để mùa màng tươi tốt, lễ rước nước còn thể hiện sự tôn kính tưởng nhớ tới vị sư Tổ trụ trì ở chùa từng có công xây dựng tu sửa chùa và gìn giữ phong tục tốt đẹp của quê hương. Sau lễ này dân làng làm lễ cúng tại đền “nghinh triệu Thành Hoàng” ở các đình về Đền để làm hội. Buổi tối làng làm lễ cúng Phật, sau đó phát tấu báo cáo các quan để mai làm hội. Sau lễ cúng, làng tổ chức diễn tích bảng nói vê các tích truyện và giáo lý nhà Phật cho dân làng xem.
2. Lễ rước kiệu và nồi hương: Bắt đầu từ 1 giờ sáng ngày 19 tháng 3, dân làng làm lễ khai thanh rồi lễ tranh chiêng, tranh trống giữa làng. Sáng ra trai làng đi làm lễ cáo yết tại đền rồi tiến hành lễ rước kiệu từ đình Viễn Sơn và đình Thuận Hoà về Thảo Xá làm hội. Thảo Xá được xây dựng bên cạnh chùa và đền là nơi tổ chức nghi lễ tế Thành Hoàng khi kiệu rước của hai đình về đây.
Lễ rước kiệu ở hội Tiên Lục rất đông vui. Tất cả các trai làng được đảm nhiệm chân dẹp đường, cầm cờ, đánh chiêng, đánh trống, vác siêu đao, bát bửu… múa theo điệu nhạc sinh tiền để đưa rước kiệu Thánh. Ở đây giống như một ca khúc khải hoàn trở về vui hội cùng nhân dân đầu xuân năm mới. Đoàn rước xuất phát từ hai hướng Đông và Tây (từ đình Viễn Sơn và đình Thuận Hoà) tiến về phía đền rồi hoà vào nhau tập trung hạ kiệu trước cửa Thảo Xá để các quan viên làm lễ tế thần Cao Sơn, Quý Minh.
Sáng sớm ngày 19 tháng 3, kiệu rước đình Viễn Sơn (đình Cây Dã) khởi rước trước, xuất phát từ hướng Đông tiến về đền Thánh Cả làm lễ tế tại đền để xin rước chân hương về Thảo Xá. Khi làm lễ tế xong tại đền, đoàn rước mới tiến về Thảo Xá, lúc này kiệu rước ở đình Thuận Hoà mới khởi hành từ hướng Tây tiến về Thảo Xá. Hai đoàn rước kiệu từ hai hướng tiến về đến cửa Thảo Xá thì gặp chào nhau tại đây. Đoàn rước kiệu của đình Thuận Hoà nhún trước 3 nhún chào đoàn rước kiệu của đình Viễn Sơn. Đoàn kiệu đình Viễn Sơn nhún chào lại 1 nhún. Sau nghi lễ này cả hai đoàn rước kiệu cùng tiên vào sân Tháo Xá. Nồi hương, quả cầu gỗ được mang vào đặt trên hương án tại Thảo Xá.
3.Trò chơi dân gian: Tục kéo chữ: Sau lễ rước, làng tổ chức kéo chữ “Thiên Hạ Thái Bình” tại sân Thảo Xá. Đi đầu là ông tổng cờ, tiếp sau là ông cầm trống, tiếp nữa là ông chủ tế mặc áo đỏ theo sau mới là các giai đỉnh trong làng mặc áo lậu đỏ, đầu chít khăn, bụng thắt đai vào đi kéo chữ. Theo hiệu lệnh điều hành của ông quan hội hô: “Sau ba tiếng trông này vào chữ Điền để chuẩn bị vào chữ Thiên”. Đi xong chữ “Thiên”, ông quan hội lại hô: “Sau ba tiếng trông này ra chữ Hạ”. Cứ như vậy theo lời hô của ông quan hội, các trai làng đi vào chữ “Thiên” ra chữ “Hạ”, rồi vào chữ “Thái” ra chữ “Bình”. Đây là cuộc thi tài, thi khéo, thi đẹp của các thôn xóm trước chứng kiến của dân làng đông thời cũng là ước nguyện của người dân về cuộc sống thái bình.
– Tục cướp cầu: Sau lễ kéo chữ, làng tổ chức gieo câu. Quan hội là người được làm lễ tế cầu ở Thảo Xá và là người được tung câu. Ngày nay quan hội là người có uy tín trong dân làng được các xóm cử ra để thực hiện lễ nghi lê gieo cấu.
Sân cầu trước cửa chùa, bên đều và Thảo Xá. Đây là bãi đất rộng tương đối bằng phẳng dài, rộng chừng 50m. Người chơi còn gọi là quân cầu chia làm hai phe thuộc hai thôn Trong và Giữa gồm những giai đinh khoẻ mạnh, số lượng không hạn chế. Quân cầu được mặc áo nậu đỏ đầu chít khăn, bụng thắt đai. Đến giờ quy định, các quân cầu tiến ra sân hội đứng trước sân quay mặt vào đền lễ Thánh. Lễ xong, tất cả lại reo hò vang rộn. Ông quan hội mặc áo tế, đội mũ, đi hia, đứng ở bậc tam cấp trước cửa chùa, tung cầu. Trước khi tung câu, quan hội đọc bài chú cầu rằng: “Năm nay tổ chức gieo câu đầu năm, để phụng thờ thánh, cầu cho quốc thái dân an, cho thiên hạ thái bình, cho nhân khang vật thịnh, cho được mùa khoai, cho sai mùa đỗ, cho lúa đầy bồ, cho dân làng bình an, thịnh vượng.” Quan hội đọc xong thì ông quan viên bưng quả cầu lên cho quan hội. Quả cầu được làm bằng gỗ mít, hình tròn đường kính chừng 50cm, nặng 20kg, ngoài dán giấy vàng. Thường ngày câu được đê trong Hậu cung của đình làng. Khi làng mở hội câu được rước từ Hậu cung ra ngoài. Trước khi gieo cầu ông quan hội tung tiền cho các quân cầu và dân làng cướp, dân làng và giai hội lại reo lên à à… vang cả khu chùa, vừa cướp tiền vừa về vị trí để cướp cầu. Sau đó quan hội hô lần thứ nhất: Niên minh năm mới, đánh cầu cho đinh tài thịnh vượng/ Đầu xuân năm mới đánh cầu cho già sức khoẻ bình an/ Đầu năm đánh cầu, cho nhân khang vật thịnh. Khi ông quan hội tung quả cầu lên, hai quân cầu của hai phe vào tranh câu. Người chen vai nhau, quả câu lúc được tung lên lúc hạ xuống nhưng không lúc nào rơi xuống đất. Hai bên tranh cầu xô đẩy để đưa quả cầu về phía vạch đích đối phương. Khi quả cầu tới vạch hay quá vạch đối phương là thắng cuộc. Nếu cướp cầu bên nào thẳng, bên đó được may mắn.
Hiệp thứ hai, quan hội hô lần thứ hai: Năm mới đánh câu cho được mùa được màng/ Năm mới đánh câu cho giàu sang phú quý/ Xuân mới đánh cầu cho trừ tai viễn tống. Rồi lại hô: Đầu xuân năm mới/ Hội giai đánh cầu/ Cầu cho được mùa được màng/ Cho sai con tốt lúa/ Cho trẻ lớn ra, cho già trẻ lại. Sau mỗi lần hô quan hội tung tiền cho các quân cầu và dân làng cướp rất vui nhộn, các quân cầu vừa cướp tiền vừa về vị trí để cướp cầu. Theo quan niệm dân gian, quả cấu ở đây tượng trưng cho mặt trời. Nó được mang, được vác, được tung từ Đông sang Tây theo hướng mặt trời mọc và lặn. Cướp được câu cũng có nghĩa là cướp được mặt trời, cướp ánh năng cho lúa khoai. Đó là nhu cầu cần thiết của cư dân nông nghiệp, là niềm mong mỏi hàng đầu của cư dân trồng lúa.
Tục cướp cầu ở Tiên Lục mang đậm những nét tâm linh của cư dân trống lúa nước định canh, mang nhiều yếu tố về phần thực, rèn luyện sức khỏe, thỏa mãn tâm linh. Quả câu tròn là dương tượng trưng cho mặt trời, còn lỗ cầu tượng trưng cho âm, âm dương hòa hợp là mọi người làm ăn phát đạt, vạn sự bình yên và đó cũng là mong muốn của cộng đồng, mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Cướp cầu thực chất là lễ cầu nước, mừng nước, câu được mùa, mưa thuận gió hoà. Tục cướp cầu còn thể hiện tình đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong làng xóm và gia đình là biểu tượng của sự gắn kết cộng đồng dân cư. Đặc biệt các quân cầu thể hiện trò chơi cướp cầu ngay từ bước thực hành nghi lễ ban đâu họ đã giáp vai nhau thể hiện sự đoàn kết hữu nghị rồi mới bắt đầu vào làm lễ cướp cầu.
Sau lễ cướp cầu, dân làng tổ chức tế Thành Hoàng tại sân Thảo Xá. Ngày 20 tháng 3 kết thúc lễ hội, sau 12 giờ trưa, dân làng lại rước kiệu hoàn cung về đình Viễn Sơn và đình Thuận Hoà, trước khi rước hoàn c còn có nội dung lễ tế hoàn cung ở sân Thảo Xá. Sau nghi thức tế, dân làng tổ chức vui các trò chơi dân gian như Đấu vật, thi cố, xưa kia còn gọi là cổ hương âm nay gọi chung là thi cỗ, múa trống hội (lân sư rồng), dâng hương, đi câu kiểu, bịt mắt bắt dê, bắt vịt, bịt mắt đập niêu, chơi đu, cờ người, cờ tướng.
Hội Tiên Lục là lễ hội dân gian truyền thống của cha ông còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hoá đặc sắc để thế hệ trẻ nhận biết được về truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc và tiếp tục bảo tồn và phát huy. Lễ hội là nguồn tư liệu văn hoá dân gian quý báu về lịch sử vùng đất con người địa phương giúp cho các nhà nghiên cứu về lịch sử văn hoá, xã hội học có cái nhìn toàn diện hơn về lịch sử văn hóa phong tục tập quán ở địa phương.
Lễ hội góp phần tuyên truyền giáo dục cho lớp thế hệ trẻ về tinh thần tự hào dân tộc, truyền thống đấu tranh bảo vệ tổ quốc của cha ông. Là môi trường giáo dục về giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, là nơi duy trì phát huy những nghi lễ, trò chơi sinh hoạt văn hoá dân gian truyền thống mà ở đó chủ thể văn hoá là những người dân được trực tiếp tham gia thực hành tín ngưỡng, tổ chức lễ hội và diễn xướng văn hoá dân gian. Thông qua các hoạt động của lễ hội đặc biệt là trò chơi cướp cầu, đi chữ, cờ người… để mọi người hiểu hơn về lịch sử vẻ vang của dân tộc. Từ đó giáo dục ý thức bảo vệ và phát huy những giá trị di sản vật chất, di sản tự tưởng, giá trị văn hoá phi vật thể mà cha ông đã gây dựng để lại cho đời sau.