Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

“Đôi Mắt Người Xưa” là tác phẩm của NS Trúc Phương hay NS Ngân Giang

“Chuyện tình của tôi tan vỡ từ lâu rồi…” là câu hát đầu tiên trong bài nhạc mà chúng ta quen gọi với tên “Đôi Mắt Người Xưa” tác giả Ngân Giang? Nhưng liệu nó đã đúng tên bài và tác giả?

Trước giờ không ít trong số chúng ta nhầm lẫn và nghĩ rằng đây là tác phẩm “Đôi Mắt Người Xưa” nhưng thực sự tên bài của Nhạc sĩ Trúc Phương mà lời bài lại là của Nhạc sĩ Ngân Giang. Nói về tên bài hát, với những câu bắt đầu như trên thì đây phải là bài “Tình Nào Trong Mắt Em”, còn nếu “Đôi Mắt Người Xưa” thì phải bắt đầu là “Nắng đã tắt mây trời dật dờ…” Còn nói về tác giả, “Tình Nào Trong Mắt Em” là của Nhạc sĩ Ngân Giang, “Đôi Mắt Người Xưa” là của Nhạc sĩ Trúc Phương.

Chuyện tình của tôi, tan vỡ từ lâu rồi tưởng không bao giờ còn nhớ
Nhưng bỗng một hôm trên đường ra phố thị,
tôi gặp người yêu ngày nào.

Đôi mắt ưu tư, thật buồn nàng nhìn tôi,
Rồi quay mặt bước đi, như không hề quen biết.
Cũng đôi mắt này năm xưa lạc vào hồn tôi,
Cho những đêm không ngủ, chong đèn nhìn khói thuốc bay

Em ơi! dĩ vãng đôi mình được dệt thành bao kỷ niệm,
từ khi mới quen nhau
Ôi, đôi mắt người xưa bao lần khóc ướt vai tôi,
Trong những đêm giận hờn.

Rồi ngày tháng êm trôi, cuộc đời chia hai lối,
Bỗng một hôm có thiệp hồng báo tin vui, tin em lấy chồng,
Khi về bên ấy, em có nhớ người xưa không?

Người tình của tôi, xa cách rồi bao ngày,
Tưởng không bao giờ gặp nữa.
Cơn gió chiều nay, vô tình mang nỗi buồn,
Cho kỷ niệm thêm nghẹn ngào.

Thôi trách nhau chi, chuyện tình dù dở dang,
Đã tan thành khói sương, xin quên vào dĩ vãng.
Hỡi đôi mắt người xưa, xin đừng buồn vì tôi,
Cho trái tim tôi ngủ quên chuyện tình duyên lỡ làng…

Nếu gọi là “Đôi Mắt Người Xưa” thì sai tác giả, “Tình Nào Trong Mắt Em” thì đúng tên, đúng tác giả, nhưng lại sai toàn bộ lời ca.

Trong thực tế, thường chúng ta hay bắt gặp một số bài mà tác giả hay dùng vài từ trong bài hát làm chủ đề và đặt thành tựa. Cũng như “Tình Nào Trong Mắt Em” với những câu “đôi mắt người xưa bao lần khóc ướt vai tôi…” hay “đôi mắt người xưa xin đừng buồn vì tôi…” mà từ đó tam sao thất bổn thành “Đôi Mắt Người Xưa”? Hay do một số lý do nào đó.

Chẳng hạn như bài “Ngày Con Về” của Nhạc sĩ Nguyên Thảo lại được quen với tên gọi “Lá Thư Tiền Tuyến” hoặc “Cô Láng Giềng”. Còn chuyện nhầm lẫn tác giả thì… kể sao cho hết. Như vậy, những câu hát trên với tên đúng phải là bài “Tình Nào Trong Mắt Em” của Nhạc sĩ Ngân Giang.

Ngoài ra, còn có một bài cùng tên “Đôi Mắt Người Xưa” do Nhạc sĩ Y Vân & Nghiêm Phú Phi viết, với lời ca “Tình yêu là đắng cay và xót xa…” theo thể điệu Slow.

Thanh Lãng, nhà văn hóa bị bỏ quên

Tôi còn nhớ khi di cư vào miền Nam, vừa mới chân ướt chân ráo bước vào trung học, tôi đã có dịp mua và đọc cuốn Văn Chương Bình...

“Thằng” bố vợ tôi

Gọi bố vợ bằng thằng là điều không ai chấp nhận được. “Tứ thân phụ mẫu”, cha mẹ vợ hay cha mẹ chồng đều phải được kính trọng, thương yêu...

Những hình ảnh đặc sắc về Hà Nội hơn một thế kỷ trước

Quán bar của người Pháp, Nhà máy rượu đầu tiên của Hà Nội, chân dung một ông quan… là những hình ảnh đặc sắc về Hà Nội trong ấn phẩm...

Ký ức về tượng đài Trần Nguyên Hãn trước chợ Bến Thành

Sài Gòn dạo ấy, những hình ảnh về bùng binh Bến Thành với tượng đài danh tướng Trần Nguyên Hãn - Công trường Quách Thị Trang thể hiện được sinh...

Lam Phương và những tình khúc trong âm nhạc

Văn nghệ sĩ lớp trước thường có những chuyện tình bên lề để tô điểm cho cuộc sống và làm nguồn cảm hứng sáng tạo. Điều này cũng dễ hiểu:...

Địa danh “Thọ Xương” ở Huế

Về địa danh này, PTS. Võ Xuân Trang có viết bài “Về một câu ca dao xưa ở Huế” đăng trên Thế giới mới số 13, trang 53 - 54....

Về thời điểm lên ngôi  của Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ

Từ trước đến nay, khi đề cập đến thời điểm lên ngôi của Nguyễn Huệ, nhiều tài liệu đã ghi chép đó là ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân...

Phạm Đình Chương: những chặng đường âm nhạc

Phạm Đình Chương, người nhạc sĩ tài hoa đã làm phong phú cho gia tài âm nhạc Việt Nam. So với một số các nhạc sĩ nổi tiếng khác, số...

Chính danh định luận:  Hàn Mặc Tử hay  Hàn Mạc Tử?

Hàn Mạc Tử hay Hàn Mặc Tử? Trả lời tường tận câu hỏi này, chẳng phải… giản đơn.Song le, với những ai quan tâm nghiên cứu thân thế và sự...

Từ sự tham gia của nhân dân Vũ Ninh vào cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Thực hào kiệt, thực anh hùng  Chúng tôi chỉ khoanh lại – những định đề- trong một vùng đất nhỏ hẹp, mà ở đấy có những dải đồi lô xô...

Cây cầu quay độc nhất của Sài Gòn xưa

Được người Pháp xây dựng, cầu Khánh Hội vào thời điểm nhất định trong ngày được xoay ngang để tàu thuyền qua lại thông thương trên kênh Tàu Hủ –...

Thế Tổ Miếu– Nơi thờ phụng các vua nhà Nguyễn

Thế Tổ miếu (世祖廟) thường gọi là Thế miếu (世廟) tọa lạc ở góc tây nam bên trong Hoàng thành Huế, là nơi thờ các vị vua triều Nguyễn. Đây là nơi triều đình đến...

Exit mobile version