Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Hình tượng rồng Việt Nam qua các thời đại

Hình tượng rồng Việt Nam qua các thời đại

Trong các nền văn hóa Phương Đông, rồng là biểu tượng của sự cao quý, sức sống vĩnh hằng và sức mạnh vũ trụ. Đặc biệt là nước ta, với truyền thuyết “con rồng, cháu tiên”, rồng là một biểu tượng vô cùng thiêng liêng. Chính vì vậy,  hình tượng rồng được sử dụng nhiều trong kiến trúc cung đình, đình chùa, trang phục vua chúa. Tuy nhiên, hình tượng rồng trong các triều đại cũng có những khác biệt. Hãy cùng Trí Thức VN điểm qua một vài hình tượng rồng Việt Nam trong chiều dài của lịch sử dân tộc.

Nhìn chung, Rồng Việt Nam luôn có những mô-típ rõ ràng đặc trưng:

1. Rồng việt nam thời Lý (thế kỷ XI-XII)

Các hình tượng rồng thời Lý còn lại đến ngày nay không nhiều, những hình tượng Rồng còn lại ở các Chùa (như Chùa Dạm, Chùa Phật Tích, Chùa Long Đội, Chùa Chương Sơn, Chùa Quỳnh Lâm, Chùa Báo Ân, Chùa Linh Xứng, Chùa Sùng Nghiêm, Chùa Diên Thánh…) và mới tìm thấy thêm ở Hoàng thành Thăng Long (2000-2005) hình Rồng trên gốm thời đầu lập đô nhà Lý.

Hình tượng rồng thời Lý (Ảnh: fresta.vn)

Rồng thời Lý thân tròn lẳn, khá dài, không có vẩy, uốn khúc mềm mại và thon dài từ đầu đến chân, trông rất nhẹ nhàng và thanh thoát. Rồng thường ngẩng đầu lên, miệng thì há to, mép trên của miệng không có mũi, kéo dài ra thành một cái vòi uốn mềm mại, vươn lên cao, vuốt nhỏ dần về cuối. Một chiếc răng nanh mọc từ cuối hàm trên, uốn cong và vắt qua vòi mép ở trên, có trường hợp răng nanh rất dài, uốn lượn mềm mại để vươn lên, hoặc với lên bao lấy viên ngọc.

Đầu rồng thời Lý (Ảnh: Wikipedia)

Thân rồng dài, dọc sống lưng có một hàng vảy thấp tỉa riêng ra từng cái, đầu vây trước tua vào hàng vây sau. Bụng là đốt ngắn như bụng rắn, có bốn chân, mỗi chân có ba ngón phiá trước, không có ngón chân sau. Vị trí của chân bao giờ cũng đặt ở một chỗ nhất định. Chân trước mọc gần giữa khúc uốn thứ nhất, chân đối xứng phía bên kia nằm gần cuối khúc uốn này. Hai chân sau bao giờ cũng ở gần khoảng giữa khúc uốn thứ ba. Cả bốn chân đều có khủy phía sau và có móng giống chân loài chim.

Thời Lý là thời dân tộc ta mới giành lại được độc lập tự chủ sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, nên các nghệ nhân rất ý thức tạo ra hình tượng rồng khác biệt với hình tượng rồng của Trung Hoa. Do đó, nói đến biểu tượng rồng thuần Việt Nam là nói đến rồng thời Lý.

2. Rồng việt nam thời Trần (TK XIII- XIV)

Rồng thời Trần vẫn giữ dáng dấp như thời Lý, với các đường cong tròn nối nhau, các khúc trước lớn, các khúc sau nhỏ dần và kết thúc như đuôi rắn. Vẩy lưng vẫn thể hiện từng chiếc, nhưng không tựa đầu vào nhau như rồng thời Lý. Có khi vảy lưng có dạng hình răng cưa lớn, nhọn, đôi khi từng chiếc vẩy được chia thành hai tầng. Chân rồng thường ngắn hơn, những túm lông ở khủy chân không bay ra theo một chiều nhất định như rồng thời Lý mà lại bay lên phía trước hay phía sau tùy thuộc vào khoảng trống trên bức phù điêu. Và có sự xuất hiện chi tiết cặp sừng và đôi tay.

Rồng thời Trần (Ảnh: Vforum.vn)

Đầu rồng không có nhiều phức tạp như rồng thời Lý. Rồng vẫn có vòi hình lá, vươn lên trên nhưng không uốn nhiều khúc. Chiếc răng nanh phía trước khá lớn, vắt qua sóng vòi. Miệng rồng há to nhưng nhiều khi không đớp quả cầu.

Rồng thời Trần lượn khá thoải mái với động tác dứt khoát, mạnh mẽ. Thân rồng thường mập chắc, tư thế vươn về phía trước. Cách thể hiện rồng không chịu những quy định khắt khe như thời Lý.

3. Rồng việt nam thời Lê sơ (TK XV)

Đến thời Lê Sơ, rồng có sự thay đổi hẳn, không nhất thiết là một con vật mình dài uốn lượn đều đặn nữa mà ở trong nhiều tư thế khác nhau. Đầu rồng to, bờm lớn ngược ra sau, mào lửa mất hẳn, thay vào đó là một chiếc mũi to. Mép trên của miệng rồng vẫn kéo dài nhưng được vuốt gần như thẳng ra, bao quanh có một hàng vải răng cưa kết lại như hình chiếc lá.

Rồng đá thềm điện Kính Thiên (1467) còn sót lại sau khi người Pháp phá điện xây lô cốt

Răng nanh cũng được kéo dài lên phía trên và uốn xoăn thừng ở gốc. Lông được kéo dài ra và đuôi vuốt chếch lên phía sau. Trên lông mày và chiếc sừng hai chạc, đầu sừng cuộn tròn lại. Rồng có râu ngắn và một chân trước thường đưa lên đỡ râu, tư thế thường thấy ở các con rồng đời sau. Cổ rồng thường nhỏ hơn thân, một hiện tượng ít thấy ở những con rồng trước đó.

Rồng Lê sơ xuất hiện khi Nho giáo và văn hóa Trung Hoa thâm nhập mạnh mẽ vào nước ta. Rồng lúc này trở thành biểu trưng cho vua, cho quyền thế vương triều, nên ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi biểu tượng rồng bên Trung Hoa.

 

4. Rồng việt nam thời Nguyễn (TK XIX đến đầu TK XX)

Rồng trong cung đình nhà Nguyễn (Ảnh: Tạp chí Sông Hương)

Hình tượng con Rồng thời Nguyễn là hình tượng con rồng điển hình của Việt Nam vẫn giữ những nét đẹp do kế thừa tinh hoa truyền thống, điển hình kế thừa chiếc mũi to, mõm ngắn từ các thời trước tạo vẽ vui vẻ thân thiện, nhìn chung rồng thời Nguyễn là hình ảnh về rồng gần gũi nhất với dân tộc Việt Nam, có độ uốn lượn đều đặn, chau chuốt, phần lớn là thanh mảnh và tinh tế. Đặc điểm chỏm đầu thường bẹt, nổi vừa phải. Sừng hai chạc cong ra phía sau. Thân Rồng chạm vẩy, hàng vây lưng hình tam giác nhô cao nhọn. đuôi Rồng lượn sóng.

Phong cách rồng của từng thời toát lên nét đặc trưng của thời đại đó. Nếu như rồng là biểu tượng quyền uy của các vương triều trước đây thì vào thời hiện đại, biểu tượng rồng không có một tạo hình thống nhất. Có một số nơi yêu thích rồng truyền thống, một số nơi thích tạo dáng kiểu rồng Trung Hoa, và một số nơi thì lấy biểu tượng của rồng Phương Tây. Nhiều khi hình tượng rồng cũng mất đi sự trang nghiêm và tôn quý vốn có.

Rồng là một trong bốn con vật thiêng mà dân ta gọi là tứ linh: long, lân, quy, phụng. Ngoài ra rồng còn là một biểu tượng thiêng liêng về nguồn gốc của dân tộc gắn với truyền thuyết “con rồng, cháu tiên”: cha rồng Lạc Long Quân lấy mẹ tiên Âu Cơ sinh ra người Việt. Vậy nên hình tượng rồng từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức mọi người. Thiết nghĩ hình tượng rồng không nên sử dụng một cách tùy tiện, đó cũng là cách chúng ta trân trọng tổ tiên người Việt: con rồng – cháu tiên, tôn trọng truyền thống văn hóa thiêng liêng và đầy tự hào của dân tộc.

Hy Vọng

Chợ Lớn năm 1925 qua ống kính của người Pháp

Cùng khám phá nền “kinh tế lúa gạo” và nhiều điều lý thú khác ở Chợ Lớn năm 1925 qua loạt ảnh quý giá do người Pháp thực hiện. Ảnh:...

Cách cư xử ở đời

Thầy Nhan Uyên, hỏi Đức Khổng Tử: "Hồi nầy muốn nghèo mà cũng được như giàu, hèn mà cũng được như sang, không phải khỏe mà có oai, chơi bời...

Người viết thư mướn cuối cùng ở Sài Gòn

Công việc của ông Dương Văn Ngộ gắn liền với Bưu điện Trung tâm Sài Gòn, tòa kiến trúc cổ kinh được xây dựng từ năm 1886 với nhiều đặc...

Nguồn gốc ra đời và ý nghĩa của danh xưng “Hoàng đế”

“Hoàng Đế” là danh xưng chưa từng xuất hiện trước thời Tần Thủy Hoàng. Trước khi danh xưng “Hoàng Đế” ra đời, trong lịch sử chỉ có danh xưng “Hoàng”,...

Nha trang – thời tôi mới lớn

Nha Trang lúc nào cũng đẹp, nhưng với tôi Nha Trang đẹp nhất ở vào cái thời tôi mới lớn. Dường như lúc ấy biển xanh hơn, bầu trời trong...

Tại Sao Có Năm Nhuận, Tháng Nhuận?

Từ mấy ngàn năm trước con người đã thấy cần có một phương tiện để ghi nhận thời gian. Điều quan trọng là phải biết các thời điểm để trồng...

Giữ vẹn lời thề, không thay lòng đổi dạ

Từ quan điểm về hôn nhân của một người, có thể nhìn ra thành tựu đạo đức của người ấy. Thời xưa, nam nữ một khi đã kết hôn, nhất...

Nghĩa của thành ngữ “Mèo mả gà đồng”

Trên Kiến thức ngày nay, số Xuân Quý Dậu (tr. 26), Huệ Thiên đã cho rằng hai tiếng gà đồng trong thành ngữ mèo mả gà đồng là con gà...

Bán đảo Sơn Trà năm 1966-1967

Trong thời chiến tranh Việt Nam, bán đảo Sơn Trà là nơi tập trung nhiều căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ ở Đà Nẵng. Cùng xem những hình...

Đốt Vàng Mã Tại Hoa Kỳ

Đám lưu dân Việt hầu như ở khắp địa cầu đã tỏ ra có một cá tính mạnh: đó là đặc tính cưu mang “quê hương” trong lòng thuộc bất kỳ...

Yểm nhĩ đạo linh – Bịt tai trộm chuông

Chúng ta thường nghe câu: “Lừa mình dối người”, hàm ý chỉ người dối trá với người khác và cũng tự dối trá với chính mình. Thành ngữ “Bịt tai...

Về thời điểm lên ngôi  của Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ

Từ trước đến nay, khi đề cập đến thời điểm lên ngôi của Nguyễn Huệ, nhiều tài liệu đã ghi chép đó là ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân...

Exit mobile version