Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Kỷ niệm về bài hát Nỗi buồn gác trọ

Đó là một căn gác nhỏ nằm sâu trong con hẻm ở bến xe đò Ngã Bảy. Căn gác được chắp vá bởi nhiều mảnh gỗ, to nhỏ kích thước khác nhau khi đứng trong nhà tôi vẫn bắt được nhiều tia sáng len theo các khe hở lọt vào nhà. Đôi khi tôi lê la ngồi dưới sàn vẫn hay ghé mắt nhìn xuống căn nhà phía dưới nơi chỉ đủ kê một bộ bàn ghế và một cái giường.

Căn gác ấy là một thế giới thật đặc biệt đối với tôi. Ở đó tôi có thể nghe được tiếng mưa rào trên mái tôn rất rõ, tiếng leng keng của chiếc chuông gió ngoài cửa sổ, tiếng người buôn bán nói chuyện râm ran dưới con ngõ hẹp. Tất cả những điều đó đã gợi cho tôi một ấn tượng sâu đậm về một góc đời khác biệt của phố thị Sài Gòn.

Có người con gái buông tóc thề
Thu về e ấp chuyện vu quy
Kết lên tà áo màu hoa cưới
Gác trọ buồn đơn côi
Phố nhỏ vắng thêm một người

Chủ nhân căn gác ấy là một thiếu nữ mười tám tuổi. Chị học trên tôi hai lớp. Thuở ấy tôi là học trò cưng của các thầy trong trường nên các chị lớp lớn hay tìm đến làm quen để thu thập tin tức về các thầy mà mình ái mộ. Mười sáu tuổi mà tôi vẫn ngu ngơ lắm, chỉ cần được hối lộ vài cục kẹo là tôi cứ hồn nhiên cầm thư “xin phép nghỉ học” của các chị nhờ giao cho thầy. Được vài lần thì tôi ăn một cái cốc vào đầu: “Ngố lắm nhóc à! Không được đưa thư giùm như thế nữa nghe.” Tôi ấm ức nhìn ba ông thầy trẻ cứ cười tủm tỉm mà vẫn chẳng hiểu tại sao.

Bây giờ nghĩ lại vẫn thấy buồn cười và thương thương cho các mối tình học trò ngu ngơ của các cô nữ sinh mới lớn. Nói vậy, chẳng biết có ngu ngơ không. Bốn năm sau khi tôi ngồi trên căn gác gỗ ấy. Lúng túng, buồn thiu trước những giọt nước mắt của người thiếu nữ vẫn còn ôm mối tình câm không bao giờ tỏ. Tuổi hai mươi tôi tưởng mình đã lớn. Nhưng không, thế giới quanh tôi mù mịt những dấu chấm hỏi ngơ ngác mà có những điều đến ngay cả bây giờ tôi vẫn chưa giải thích được. Chỉ biết thở dài…


Bâng khuâng gác vắng khêu tim đèn đêm
Nhớ nhung đi vào quên
Sông sâu cố nhân ơi đi về đâu
Gữi hồn chìm vào đôi mắt
Ái ân chưa tròn để ngàn đời nhớ nhau

Cơn mưa chiều dai dẳng không dứt. Căn gác ọp ẹp lại càng buồn thêm vì một ngày mất điện. Chị đem tập nhạc, chọn bài Nỗi buồn gác trọ có tấm hình cô Phương Dung còn trẻ măng rồi hỏi tôi hát cho chị nghe. Tôi không quen hát bài này nên từ chối. Chị cầm lấy cây đàn và hát. Giọng nhỏ nhẹ, làn hơi yếu lẫn theo tiếng mưa tôi nghe tiếng được tiếng mất nhưng với tôi, sau cô ca sĩ Phương Dung, đó là bài hát Nỗi buồn gác trọ tôi được nghe và cảm thấy hay vô cùng.

Từ đó tôi bắt đầu để ý đến những căn gác nhỏ mỗi khi có dịp đặt chân đến. Giống như biểu tượng của sự chênh vênh, tạm bợ. Những căn gác đều nhỏ, chật chội, lỏng chỏng đồ đạc quanh nhà, đụng tay là bụi bám đấy vì cửa ngõ lúc nào cũng mở thông thống để hứng ánh sáng mặt trời và gió. Giữa trưa thò đầu qua cửa sổ là có thể gọi được một chén chè hay bất cứ món ăn nào của các hàng gánh trong ngõ. Nửa đêm thức giấc, nếu may mắn sẽ nghe được tiếng đàn tiếng hát của ai đó ở nhà bên. Còn rủi hơn là tiếng cự cãi ồn ào của của hàng xóm gần nhà. Gác nhỏ chẳng có gì riêng tư nhưng lại gần gũi như thế nên làm cho tôi phải nhớ hoài, phải mủi lòng mỗi khi nhắc đến.

Nói lan man hết chuyện rồi, bạn nghe chơi chứ đừng có cắc cớ hỏi lại tôi rằng: “Vậy chớ, có muốn sống đời gác trọ không?” để cho tôi khó trả lời lắm nghe. Không vậy thì sao tôi lại chọn cái tựa bài hát của hai ông nhạc sĩ Hoài Linh – Mạnh Phát cho bài viết này.

Phố nhỏ đường mưa trơn lối về
Dâng sầu nhân thế đọng trên mi
Có ai ngồi đếm mùa nhung nhớ,
Nỗi niềm đầy lại vơi
Mỗi mùa tiễn đưa một người

Cách đổi ngày dương lịch ra ngày can chi

Ngày can chi : Ngày can chi theo chu kỳ 60 , độc lập không lệ thuộc vào năm tháng âm lịch hay năm tháng can chi- (Kể cả tháng...

Hoài vọng Tân Định – Đa Kao

Chỉ cách nhau một chiếc cầu thôi, Phú Nhuận của tôi lúc nào cũng là khu đô thị hiền hòa, an phận so với vùng Tân Định – Đa Kao...

Hủ tíu sáu có – Câu chuyện nhân văn sâu sắc thấm đẫm tình người

Tôi hαy đi xe ôm một αnh này, tôi đoán nó tɾạc tuổi tôi vì tɾông nó lαm lũ già cả, nhưng nó nói em nhỏ hơn αnh chắc luôn,...

Lều chõng của sĩ tử Việt xưa

Ngày xưa, khi tham gia các kỳ thi Hương, thị Hội, thi Đình… thí sinh phải mang theo lều, chõng, thức ăn… lặn lội xa xôi lên các trường thi...

Có phải Lê Văn Duyệt phản đối việc vua Minh Mạng lên ngôi ?

Từ trước đến nay, khi nhắc đến mối quan hệ giữa Tổng trấn Lê Văn Duyệt (1764-1832) và vua Minh Mạng (1820-1840), nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: một trong...

Chuyện ít biết về trận bão năm Giáp Thìn (1904)

Trận bão năm Giáp Thìn (1904) được xem là trận cuồng phong mạnh nhất từng đổ bộ vào Sài Gòn khiến 3.000 người chết, thiệt hại tài sản tương đương...

Hồi nhỏ sợ Ông Kẹ , ổng là ai?

Hễ đứa trẻ nào không ngoan, khóc nhè hoài là bị dọa : “Ông Kẹ tới …. bắt bỏ bỏ dzô nồi nước sôi !” ….. Trẻ nhỏ Saigon mà...

Sự ân hận của người con từng xấu hổ vì có mẹ làm nghề nhặt vỏ lon

Trong thời khắc đó, tôi vô cùng hối hận vì đã nặng lời với mẹ. Vỏ lon là nguồn sống của mẹ, là nguồn sống của tôi; chưa bao giờ...

Người Trung Hoa có chơi chữ bằng lối nói lái hay không?

Tiếng Hán có lối nói lái như tiếng Việt hay không (thí dụ nói lái “đông tây” thành “đây tổng”)? Và người Trung Hoa có chơi chữ bằng lối nói...

Nạn bắt cóc trẻ em – Vì sao trẻ lại dễ dàng đi theo người lạ ?

Nạn bắt cóc trẻ em – Những điều cần biết Bắt cóc trẻ em luôn là vấn nạn nhức nhối trong suốt nhiều thập kỷ trên thế giới. Ngay cả...

Sài Gòn độc đáo qua ảnh tô màu thời Pháp

Những công trình biểu tượng của Sài Gòn xưa được tái hiện trong bộ bưu ảnh tô màu bằng tay thời Pháp của nhà sưu tập Bùi Bằng Giang. Thương...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 21/25 – Man di thượng hạng và man di hạng bét

Người Tàu gọi Việt và Chàm là man di. Nhưng vào cổ thời cả Việt lẫn Chàm đều có danh từ man di riêng để chỉ các dân kém hơn...

Exit mobile version