Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Lời đồn lặp đi lặp lại dễ khiến người ta tin là thật

Thành ngữ cổ có câu: “Tam nhân thành hổ” (ba người nói có cọp, thiên hạ ai cũng tin là có cọp), nghĩa là tiếng đồn cứ lặp đi lặp lại có thể khiến người ta tin là thật. Trong cuộc sống có rất nhiều sự tình ứng nghiệm với câu thành ngữ này. Trong “Hàn Phi Tử. Nội trữ thuyết tả thượng” có ghi lại điển cố là nguồn gốc của câu thành ngữ “tam nhân thành hổ”.

(Tranh minh họa qua Pinterest)

Thời Chiến Quốc, vì để giao hảo với nước Triệu, vua của nước Ngụy đã quyết định đưa Thái tử sang đô thành Hàm Đan của nước Triệu để làm con tin. Đồng thời, Ngụy Vương cũng phái Bàng Thông đi cùng.

Bàng Thông là người nước Ngụy, là sủng thần của Nguỵ Vương rất được Ngụy Vương trọng dụng. Ông ta lo sợ rằng sau khi rời khỏi nước Nguỵ, người khác sẽ nói xấu mình, Nguỵ Vương sẽ vì vậy mà không tín nhiệm nữa. Vì thế, trước khi đi ông có ý hỏi Nguỵ Vương: “Thưa Đại Vương, nếu giờ có người nói với Đại Vương rằng, ở chợ xuất hiện hổ ăn thịt người, Đại Vương tin không?”

Nguỵ Vương ngay lập tức bảo rằng: “Ta đương nhiên là không tin rồi, chợ làm sao có hổ được?”

Bàng Thông hỏi tiếp: “Nếu lại có người nói với Đại Vương, ở chợ xuất hiện hổ, Đại Vương tin không?”

Nguỵ Vương chần chừ một lúc rồi nói: “Đối với chuyện đó, ta nửa tin nửa ngờ.”

“Nếu có người thứ ba đến nói với Đại Vương rằng ở chợ xuất hiện hổ, Đại Vương tin không?” Bàng Thông lại hỏi tiếp

Nguỵ Vương gật gật đầu, bảo rằng: “Mọi người đều nói như vậy, đương nhiên là ta tin rồi.”

Bàng Thông nói rằng:

“Chợ không hề có hổ, đó là điều rõ ràng. Nhưng liên tiếp có ba người đều nói ở chợ có hổ, Đại Vương liền cho là có hổ.

Nay, thần đưa thái tử sang Hàm Đan của nước Triệu, đô thành đó cách đô thành Đại Lương của ta còn xa hơn nhiều so với cung điện cách chợ. Những nghị luận sau lưng thần, nói xấu về thần e rằng không chỉ có ba người.

Thần mong Đại Vương từ nay về sau đối với những nghị luận về thần thì nên thẩm tra kỹ càng, nắm rõ sự thật, đừng để bị lời đồn dẫn dụ, che lấp chân tướng.”

Nguỵ Vương đáp ứng với lời đề nghị của Bàng Thông và nói rằng: “Quả nhân tự biết điều đó, khanh cứ yên tâm đi!”

Tuy vậy, khi Bàng Thông đi đến Hàm Đan chẳng bao lâu thì đã có người nói xấu ông trước mặt Nguỵ Vương. Ban đầu Nguỵ Vương không tin, về sau người nói xấu Bàng Thông càng nhiều lên, rốt cuộc Nguỵ Vương cũng tin. Đợi đến khi Bàng Thông cùng Thái tử từ Hàm Đan quay về, Nguỵ Vương thật sự đã xa lánh ông và không triệu kiến ông nữa.

Người đời sau lấy “tam nhân thành hổ” (ba người nói có cọp, thiên hạ ai cũng tin là có cọp) để chỉ lời đồn lặp lại nhiều lần sẽ có thể che giấu được chân tướng, khiến người ta tin tưởng là sự thật. Đồng thời nó cũng nhắc nhở mọi người, đứng trước mỗi thông tin, mỗi sự việc cần phải tìm hiểu kỹ càng, suy xét thấu đáo, cần phải nhìn vào bản chất con người, sự việc, không nên nghe thông tin bên ngoài lưu truyền mà tin ngay. Đối với những người có tầm ảnh hưởng lớn, lời nói cần phải thận trọng, nếu không hậu quả mà nó đem lại sẽ rất to lớn, làm hại nhiều người.

An Hòa

Siêu máy tính Deep Blue đã đánh bại đại kiện tướng cờ vua Garry Kimovich Kasparov như thế nào?

Vào ngày 11 tháng 5 năm 1997, siêu máy tính Deep Blue của IBM đã đánh bại đại kiện tướng cờ vua người Nga, Garry Kimovich Kasparov. Vào ngày 11...

Ai là người Việt Nam đầu tiên viết văn tiếng Việt bằng chữ quốc ngữ?

Ai là người Việt Nam đầu tiên viết văn tiếng Việt bằng chữ quốc ngữ? Cứ theo Lịch sử chữ quốc ngữ của Đỗ Quang Chính (Sài Gòn, 1972), thì...

Thích khách thời Đông Chu: Những màn ám sát lưu danh sử sách (Phần II)

Trong phần trước chúng ta đã nhắc đến Chuyên Chư, Yêu Ly và Tào Mạt, họ đều là những thích khách uy dũng, trí có, dũng có. Trong phần II,...

Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh là gì?

“Nhất nghệ tinh nhất thân vinh. Đa nghệ tinh tất linh linh”. Có lẽ là câu nói vui mà người đời bảo với nhau nghe, khi bàn luận về cái...

Sở, Ngô, Việt có phải tộc Việt không?

Các quốc gia Sở, Ngô, Việt, là các quốc gia nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa, cũng đã có những giả thuyết cho rằng các quốc gia Sở, Ngô,...

Bài ca Đông Quân, Khuất Nguyên và lịch sử Tộc Việt

Ðông quân, một trong chín bài trong Cửu Ca, là một phần trong tập Sở Từ do Khuất Nguyên sáng tác (1). Sở Từ cùng với Kinh Thi được coi...

Trong những giờ phút thân nhân hấp hối, người nhà cần làm gì?

- Dời người sắp mất sang phòng chính tẩm, đầu hướng về phía Đông. - Hỏi xem có dặn dò trối trăng gì không - Đặt thuỵ hiệu (tức tên...

Lòng người đen trắng

Lòng người đen trắng, việc đời đảo điên lắm nỗi trái ngang tai, trái mắt làm cho người ta không muốn trông, không muốn nghe, thậm chí đến không muốn...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương: Chương 2 – Học chế – Học vụ

Tổ chức Khoa cử cũng như giáo dục của ta, trên đại cương, đều theo khuôn mẫu của Trung quốc. I - TỔ CHỨC GIÁO DỤC VÀ HỌC THUẬT Ở...

Cây dừa ba ngọn ở Hà Tiên

Nếu là dân gốc Hà Tiên hay những người đã từng sống tại Hà Tiên vào những năm 1950 – 1970, ai cũng đều biết cây dừa ba ngọn ở...

Những mẹo vặt từ 100 năm trước đến nay vẫn không “thất truyền” vì quá hữu ích

Có một sự thật không thể phủ nhận rằng, dù cho ngày nay khoa học kỹ thuật đã có những bước phát triển thần kỳ nhưng những mẹo vặt có...

Hà Nội thời bao cấp

Trong cuốn sách ảnh "Hà Nội một thời" sắp phát hành, tác giả John Ramsden ghi lại những khoảnh khắc quý giá về thủ đô những năm 1980. John Ramsden...

Exit mobile version