Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Người Huế ăn trứng lộn

Người Việt Nam ở vùng nông thôn phần lớn là làm ruộng và chăn nuôi để kiếm thêm thu nhập, phổ biến nhất có lẽ là nuôi vịt. Vì vậy mà không biết tự bao giờ, món trứng lộn được người dân cả nước hưởng ứng nhiệt liệt. Tuy nhiên, bán và ăn trứng lộn thì mỗi miền đất nước mỗi kiểu khác nhau.

Người Huế trước đây thường bán trứng lộn dạo bưng rao lòng vòng trong xóm. Trứng lộn đã luộc chín sẵn, ủ trong cái thúng, dưới đáy thúng lót một ít vỏ trấu, lót tấm vải dày, rồi bỏ trứng vào phủ lên để giữ nóng. Người bán trứng xách thúng trứng bên hông, ban đêm thì xách theo cây đèn bổng lửa leo lét, vừa đi vừa rao “L..ô…ộ…n…n…”. Có lẽ tiếng rao này đã đi vào tiềm thức của phần lớn người Huế đến cuối đời cho dù phiêu bạt bất kỳ nơi đâu.

Ăn trứng lộn hấp dẫn nhất là ăn vào ban đêm chừng 8-9 giờ tối, đặc biệt là những đêm mưa. Nhớ lúc chúng tôi còn nhỏ, cuối tuần Mạ tôi thường kêu O bán trứng lộn vào nhà. O ngồi trước hiên mở thúng lấy trứng bỏ lên cái trẹt tre, một dĩa muối tiêu và một dĩa rau răm. Chúng tôi xúm xít quanh thúng trứng, dùng cái muỗng nhỏ gõ giập vỏ trứng, lột ra một lỗ cỡ đầu ngón tay trỏ, múc một tí xíu muối tiêu cho vô chỗ vừa đập vỏ, rồi húp hết phần nước ngọt có pha lẫn vị muối tiêu trong cái trứng lộn. Sau đó, tiếp tục mở vỏ trứng cho lớn hơn, múc chút muối tiêu cho vô, rồi dùng cái muỗng xúc từng muỗng nhỏ trong trứng ăn từ từ kẹp vài ngọn lá rau răm. Vị bùi béo của phôi trứng, của phần lòng đỏ hòa với vị muối tiêu, vị cay nồng của rau răm tan dần trong miệng. Chúng tôi cứ túc tắc nhởn nhơ ăn hết trứng này tới trứng khác, có đứa ăn một lần hai ba trứng mà không thấy đã thèm.

Bây giờ món trứng lộn ở Huế vẫn ăn theo cung cách cũ nhưng người bán thường ngồi một chỗ trong chợ hay trên vỉa hè, người ăn cũng ngồi xúm xít quanh rổ trứng, vừa gõ trứng vừa xuýt xoa độ nóng của trứng, xen lẫn với tiếng húp chút nước ngọt trong trứng, hoặc lâu lâu có người đến mua đem về nhà.

Đã lâu tôi không còn nghe được tiếng rao “L..ô…ộ…n…n…” giữa đêm khuya. Trứng lộn vẫn ngon, nhưng nhớ tiếng rao vô hậu!

Ảnh và bài: DNGA

Đăng lại từ bài viết cùng tên đăng trên Fanpage Kết nối Huế thương
Độc giả yêu thích tìm hiểu về Huế mời ghé thăm Fanpage.

Vì sao lại nói là “ngàn thu”?

Từ “ngàn thu” ở đây vốn bắt nguồn từ “thiên thu” trong tiếng Hán (“thiên” (千) nghĩa là “một ngàn”). Ở đây, mùa thu được dùng để tượng trưng cho...

Giai thoại về vị hiền nhân người Việt đánh bại trạng cờ Trung Hoa

Mạc Đĩnh Chi là là nhân tài hiếm có của đất Việt, ông từng hai lần đi sứ sang nhà Nguyên. Tài năng của ông khiến nhà Nguyên phải nể...

Nguồn gốc nghệ thuật hát Chèo Việt Nam

Việt Nam có cả một kho tàng sân khấu cổ truyền gồm nhiều kịch chủng như: múa rối, tuồng, chèo; mà mỗi loại lại có những đặc điểm nghệ thuật...

Văn Hóa Ngọng

Lời giới thiệu: Ngôn ngữ là một món quà quý báu mà thượng đế đã ban cho con người. Ngôn ngữ với một số ràng buộc khá phức tạp về...

Hải quân Pháp “bẻ gãy” hạm đội hùng hậu của nhà Thanh ra sao?

Trung Quốc thời nhà Thanh từng dấn thân vào chiến tranh không chính thức với Pháp và phải nhận lấy kết cục thảm bại trên biển, dù lực lượng có...

Người Sài Gòn… xưa!!

Lần đầu tiên tôi lên Sài Gòn là để đi thi đại học. Tôi và một thằng bạn thi chung trường nên đi chung với nhau. Ở thì không lo...

Cứu hộ cứu nạn trên biển thời Nguyễn

Cứu hộ cứu nạn trên biển từ góc nhìn “văn bản” Sử sách từ thế kỉ XVII đã nhắc đến việc bị nạn trên vùng biển xa bờ là quần...

Văn chương ích gì cho cuộc sống hôm nay?

Ngồi trên xe buýt đọc cuốn sách giới thiệu các bài tập thực hành theo phương pháp Shichida của Nhật thấy có nói đến chuyện cha mẹ Nhật đọc “Luận...

Phạm Trọng – Nhạc sĩ “Trường Làng Tôi” và “Mùa Thu không trở lại”

Phạm Trọng sáng tác khá nhiều. Nhưng thính giả vẫn nhớ đến ông nhiều nhất qua hai ca khúc Mùa Thu Không Trở Lại và Trường Làng Tôi. Những người...

Cảm Nhận Về Ca Khúc “Phận Gái Thuyền Quyên” Của Nhạc Sĩ Giao Tiên Và Nguyên Thảo

Từ nay thôi đành duyên mình lỡ đôi Dù vương vấn mãi cũng thế mà thôi Khi xưa thầm nói yêu nhau Bao nhiêu mộng thắm ban đầu Thôi xin...

Cơm vua và bài học văn hóa

Xưa kia trẻ con trong làng chơi trò kéo cưa mà hát cơm vua, cơm làng: Kéo cưa lừa xẻ, Thợ khỏe cơm vua, Thợ thua cơm làng, Thợ nào...

Lều chõng của sĩ tử Việt xưa

Ngày xưa, khi tham gia các kỳ thi Hương, thị Hội, thi Đình… thí sinh phải mang theo lều, chõng, thức ăn… lặn lội xa xôi lên các trường thi...

Exit mobile version