Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nhà sàn – nét độc đáo trong văn hóa người Việt

Từ xa xưa, người Việt Nam đã xây dựng những ngôi nhà sàn tương tự như những ngôi nhà đang sử dụng ngày nay. Nhà sàn có thiết kế phù hợp với địa hình đồng bằng dễ bị lũ lụt và sườn núi dốc, hiện nay vẫn còn phổ biến trong các nhóm dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

Cũng như ở bất cứ một nơi nào khác, nhà sàn là nơi để ăn, giải trí và ngủ. Một ngôi nhà sàn là nơi gia đình thờ phụng tổ tiên và là nơi dể phụ nữ trổ tài khéo léo dệt lụa thêu hoa. Phòng quan trọng nhất là nhà bếp, thường được đặt ở trung tâm của ngôi nhà và cũng là nơi gia đình tụ họp vào cuối ngày.
Nhà sàn được làm từ gỗ, tre, mía hoặc mây. Một ngôi nhà sàn truyền thống thường có một khu vực để sấy lúa, được thiết kế thấp hơn sàn chính khoảng một hai bậc. Khu vực dưới nhà không được sử dụng hoặc dùng làm nơi nuôi gia súc.

wikimedia

Người Tày và Nùng ở Tây Bắc Việt Nam (bao gồm Lạng Sơn và Cao Bằng) thường xây dựng những ngôi nhà sàn của họ tựa vào một con dốc. Lý tưởng nhất là mặt trước của ngôi nhà tránh hướng sông, núi và rừng. Vì họ tin rằng một đỉnh núi giống như một mũi tên, nếu mũi tên đó chỉ vào một ngôi nhà, có thể làm tổn thương cư dân của nó. Trong khi đó, rừng rậm thường gắn với những loài thú hung dữ, và được cho là mang lại xui xẻo cho gia súc, còn suối sẽ khiến tiền của trôi chảy mất.

Nhà của người Tày và người Nùng thường hẹp ở phía trước và được nâng đỡ bởi bảy hoặc chín hàng cột chạy dọc theo hai bên. Một ngôi làng bao gồm những ngôi nhà nằm song song với nhau dọc theo sườn đồi.

Vì người Việt theo truyền thống sống trên những vùng bằng phẳng và rộng rãi nên những ngôi nhà sàn của họ rộng hơn. Một ngôi nhà sàn Việt điển hình có hai cầu thang ở bên trái và bên phải. Các bức tường được làm từ ván mỏng. Mái nhà nằm trên một hoặc hai trụ cột và có hai dầm. Phía bên phải của ngôi nhà được sử dụng để thờ cúng, chiêu đãi khách và dành riêng cho nam giới, trong khi đó, phía bên trái lại dành riêng cho phụ nữ.

Người Mường xây dựng nhà sàn bao gồm các đặc điểm của nhà Việt, Tày và Nùng, còn người Thái có kiểu nhà rất đặc biệt. Tất cả các ngôi nhà trong một ngôi làng của người Thái đều phải quay mặt về phía những ngọn núi và rừng, họ cho là điều này sẽ làm tăng sức sống. Một ngôi nhà mà mặt hướng về khoảng cách giữa hai đỉnh núi sẽ là điều tối kị.

Giống như các dân tộc khác, người Thái xây nhà quay mặt từ bắc xuống nam. Họ chia không gian sống thành hai tầng: tầng trên, dành cho các thành viên trong gia đình, được sử dụng để thờ cúng, thư giãn và ngủ; tầng dưới là nơi gia đình giải trí, tiếp khách, nấu ăn và dệt vải. Mỗi ngôi nhà có hai cửa và hai hiên có mái che. Cửa bên trái được gọi là “tang chan” và cửa bên phải được gọi là “tang quản”. Các thành viên trong gia đình có thể sử dụng cả hai cửa, nhưng phụ nữ đến thăm phải sử dụng cửa “chan”, trong khi thăm đàn ông phải sử dụng cửa “quản”.

Khi có con rể mới, chú rể ngủ ở hiên nhà bên phải, được gọi là “tang quản”. Hiên bên trái, hoặc “tang chan”, được sử dụng để sấy gạo và quần áo. Nhà của người Thái có cửa sổ, kích thước 60cm x100cm, đặt sát sàn nhà ở bức tường phía trước. Các mái nhà rất đặc biệt ở chỗ chúng bao gồm bốn tấm. Hai tấm phẳng được liên kết bởi các đầu hồi cong phía trên hiên nhà.

Người Ba-na, Xê-đăng và Gia-rai sống ở Tây Nguyên xây dựng những ngôi nhà sàn khổng lồ được gọi là nhà Rông. Mái của nhà Rông dốc và cao, giống như lưỡi kiếm. Những ngôi nhà sàn này thường được sử dụng làm nơi hội họp của cả làng.

Người Ê-đê, một nhóm người theo chế độ mẫu hệ ở tỉnh Đăk Lăk, sống trong những ngôi nhà sàn dài. Các ngôi nhà này có phòng ngủ hướng về phía đông, phòng khách quay mặt về hướng tây. Mái nhà có cấu tạo rất độc đáo, dạng hình thang, với phần dài hơn ở phía dưới.

Mái nhà này được đỡ bởi các cột dài từ một đến một mét rưỡi ở phía trước và phía sau. Nội thất cũng kỳ lạ không kém, vì mái nhà rất hẹp nên hầu hết các ngôi nhà được hỗ trợ bởi bốn cột: cột chủ, cột khách, cột trống và cột chiêng. Chỗ ngồi tiếp khách là những băng ghế làm từ cây cổ thụ, dài từ 27 đến 30 mét, được chạm khắc rất tinh vi.

Cuộc sống ngày càng hiện đại, nhưng rất nhiều người đã thoát ly, có cuộc sống khấm khá vẫn có nhu cầu dựng nếp nhà sàn để ở. Dù kiểu dáng và kích thước của chúng như thế nào, những ngôi nhà sàn truyền thống của Việt Nam luôn hài hòa với khung cảnh thiên nhiên xung quanh. Và dù được thiết kế đơn giản hay phức tạp, những ngôi nhà này đều là không gian văn hóa và là nét đặc trưng của các dân tộc ở Việt Nam.

Quan hệ vợ cả vợ lẽ ra sao?

Ngoại trừ chế độ mẫu hệ, còn như trong chế độ phụ hệ người đàn bà chẳng mấy khi có chồng cả, chồng lẽ; ngược lại đàn ông năm thê...

Sài Gòn và những con phố “xưa, cũ” độc đáo

Tuy không có 36 phố phường như Hà Nội nhưng Sài Gòn lại có những con phố “xưa, cũ” vô cùng độc đáo mà không phải nơi nào cũng có....

Những Bát Phở Việt Nam

Trận tuyết đầu mùa đã đến sớm và tan trước ngày Lễ Giáng Sinh trên vùng Tây Bắc. Năm nào cũng thế, anh chỉ mong tuyết rơi thật nhiều đúng...

Nhớ về Xóm Chùa – Tân Định

Tôi được sinh ra tại nhà bảo sanh Chung Nam Quế trên đường Trần Quang Khải và lớn lên trong khu xóm nhỏ cuối đường Nguyễn Hữu Cảnh nay là...

Áo Lụa Hà Đông

Áo Lụa Hà Đông là một bài hát nổi tiếng của Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, được phổ Nhạc từ bài Thơ cũng rất nổi tiếng của Thi sĩ Nguyên Sa...

Chữ “Việt cổ” của ông Đỗ Văn Xuyền

Trong bài “Chữ Việt cổ đã được giải mã?”, VTC News ngày 29/1/2013 đã đưa tin: “Chiều 29/1/2013, tại 80 Lý Thường Kiệt, Hà Nội, nhà nghiên cứu Đỗ Văn...

Khám phá Sài Gòn năm 1970 qua ảnh

Chùa Vĩnh Nghiêm đang được xây dựng, phụ nữ và trẻ em trong Thảo Cầm Viên, câu lạc bộ golf ở sân bay Tân Sơn Nhất… là loạt ảnh Sài...

Đôi điều về Dạ Lữ Viện Saigon – Cholon

Ngày nay, người lớn tuổi, còn mấy ai nhớ được ở Sài Gòn từng có một Dạ Lữ Viện, cái biệt danh ấy chính là nơi thể hiện Cái tình...

Ảnh đặc biệt về Việt Nam năm 1980-1981 của nữ phóng viên Pháp

Cùng xem những hình ảnh hiếm có về Hà Nội và một số địa phương miền Bắc Việt Nam những năm 1980-1981 được ghi lại qua ống kính nữ phóng...

Liệu Lê Lợi có giết Lê Lai?

Rất nhiều người đều biết rằng Lê Lai đã đổi áo liều mình cứu chúa, giúp Lê Lợi thoát khỏi vòng vây của quân Minh trong những năm đầu của...

Vì sao lễ mừng thọ của cổ nhân không thể thiếu quả đào?

Thời xưa, cổ nhân rất tôn kính người già, người lớn tuổi. Bởi vậy, rất nhiều nơi đều có phong tục tổ chức lễ mừng thọ 60, 70, 80 tuổi…...

Tánh tài tử trong con người Nam kỳ

Hán văn, chữ 才子 (tài tử) là học trò giỏi, sau hiểu là những bực kỳ tài trong thiên hạ. Đờn ca tài tử Nam Kỳ có những vị tổ rất “lãng...

Exit mobile version