Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nhậu ở Việt Nam: Tâm lý gì đằng sau hai chữ “hết mình”?

Người biết ước chế bản thân, biết vượt qua những sỉ nhục và cám dỗ nhất thời, mới có thể làm được việc lớn. Vậy thì nếu cạn ly là để “hết mình”, thì biết từ chối chén rượu lúc cần mới xứng là “văn hóa nhậu”.

Trước đây khá lâu, một cư dân mạng đã chia sẻ câu chuyện “Đàn ông không nhậu thì về mặc váy với vợ” thế này: Anh đã từng chứng kiến một người bạn đi du lịch cùng cơ quan. Đến bữa ăn, mọi người dùng bia, anh bạn ấy nói không uống được bia rượu và xin dùng nước ngọt. Ngay lập tức một đồng nghiệp lớn tuổi trong bàn phán một câu không nể nang gì: “Uống nước ngọt hả, vậy đi về mặc váy với vợ cho rồi”. Anh bạn bị mất mặt giữa chốn đông người, nên ăn uống qua loa và rút nhanh ngay sau đó.

Văn hóa nhậu ở Việt Nam là: Cánh đàn ông đã ngồi vào bàn là phải uống, mà đã uống là phải cạn ly, phải 100%, phải theo bàn, phải ôm chai, v.v. Nói chung, người ta nhìn vào cách anh uống để phán rằng anh có hết mình hay không, có nhiệt tình hay không, có tình cảm hay không, có coi thường bạn bè hay không…

Tất nhiên, người Việt Nam đã quen với việc làm ăn trên bàn nhậu, và đôi khi cùng bạn bè ăn nhậu cũng là để kết nối và chung vui. Điều đó là không sai. Thế nhưng nếu thực sự đối diện với “văn hóa nhậu” của người Việt, chúng ta sẽ phải công nhận một thực tế là, rất nhiều trường hợp hai chữ “tình cảm” có vẻ hợp lý đó lại chỉ là cái cớ giả dối bề ngoài để che đậy cho thứ tâm lý hiển thị, thích thể hiện bản thân, không chịu kém cạnh ai, muốn ăn miếng trả miếng ngay cả ở trên bàn nhậu.

Ở đây không có ý nói rằng chúng ta không nên uống rượu hay không nên say. Nhưng bạn hãy thử hỏi bản thân mình những câu hỏi sau khi nâng ly rượu lên: Liệu mình đang vì tình cảm hay là đang vì mặt mũi của bản thân? Liệu mình đang chung vui hay là đang ăn miếng trả miếng? Liệu khi tàn cuộc mình có phải có trách nhiệm tham gia giao thông? Liệu mình say có ảnh hưởng đến bạn bè hay vợ con? Là tình cảm hay là giả dối, tự bản thân chúng ta hẳn là sẽ có câu trả lời chính xác.

(Ảnh minh họa: Leo Burnett Bangkok)

Lão Tử nói: “Ai muốn hiển thị mình sẽ tự làm lu mờ bản thân”. Người ta không thể tính hết những hậu quả của thứ tâm lý hiển thị giả dối đó. Nhẹ thì ảnh hưởng đến công việc, lâu dài thì ảnh hướng đến sức khỏe, trí não, nặng thì gây tai nạn cho bản thân mình, bét nhất là cướp đi sinh mạng của người khác trong lúc thiếu lý trí. Có nhiều bài học mà người ta chỉ có cơ hội học một lần duy nhất nhưng phải trả cái giá quá đắt đỏ… Hay ít nhất thì bạn cũng không phải gặp tình huống dở khóc dở cười như đức ông chồng dưới đây…

Bi hài chuyện ông chồng say xỉn bị vợ đưa ảnh lên mạng (Ảnh minh họa: Theo yan.vn)

Người biết ước chế bản thân, biết vượt qua những sỉ nhục và cám dỗ nhất thời, mới có thể làm được việc lớn. Vậy thì nếu cạn ly là để “hết mình”, thì biết từ chối chén rượu lúc cần mới xứng là “văn hóa nhậu”.

Theo Trithucvn

Mỹ Tho “thành phố trầm lặng”

Người ta được biết rằng từ bốn thập niên qua, thì vùng địa lý của tỉnh Tiền Giang ngày nay chính là khu vực đất đai của tỉnh Mỹ Tho...

Chùa Nôm – Trường tồn với thời gian

Tương truyền, xưa kia ở vị trí của chùa Nôm vốn có một am nhỏ nằm giữa rừng thông cổ thụ, sau này trở thành chùa. Vào năm 1680, chùa...

Nguồn gốc và ý nghĩa của tên SÀI GÒN

Trong “Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị” của ông Huỳnh Tịnh Của thì Sài tức là củi thổi, Gòn: tên loại cây cỏ bông nhẹ xốp, nhẹ hơn bông thường,...

Mùa thu trong ca khúc của nhạc sĩ Đặng Thế Phong

Đặng Thế Phong là một nghệ sĩ khá đặc biệt của làng tân nhạc Việt Nam vào khoảng giữa thế kỷ XX. Sự nghiệp âm nhạc của ông chỉ vỏn...

Những mẩu chuyện đáng suy ngẫm về người Sài Gòn

Lần đầu tiên lên Sài Gòn là để đi thi đại học. Tôi và một thằng bạn thi chung trường nên đi chung với nhau. Ở thì không lo vì...

Quốc trưởng Bảo Đại ở Lạng Sơn năm 1950

Vào ngày 3/2/1950, cựu hoàng Bảo Đại, khi đó là Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam thuộc Liên hiệp Pháp đã đến Lạng Sơn để tham dự một lễ tưởng...

Bạn thích kêu cha mẹ hay ba mẹ?

Người Nam Kỳ mình ngộ lắm,tỷ như dân Sài Gòn,Long An,Mỹ Tho hồn nhiên kể "Ba tao lóng rày khỏe" thì dân Vĩnh Long,Sa Đéc,Hậu Giang kể "Cha tao khỏe...

Phụ nữ Việt trong tà áo dài xưa

Từ ngày xưa, chiếc áo dài được coi là một biểu trưng cho nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Vẻ đẹp mềm mại, dịu dàng và kín đáo của...

Cuộc đời cô quạnh của nhạc sĩ Thanh Bình: Con đường mình đi sao chông gai…

Nhạc sĩ Thanh Bình qua đời năm 2014 khi không có vợ con bên cạnh, chỉ có những ca khúc do ông viết thay lời đưa tiễn ông, nhất là...

Xe lôi ở miền Nam Việt Nam

Xe lôi là đặc sản riêng của người miền Tây. Từ những chiếc xe lôi bộ vốn đã lùi vào quá khứ, phát triển thành xe lôi đạp, rồi cải...

Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt Nam – Chương 2/2

Những người phủ nhận Đông Sơn Lạc Việt là tổ tiên của ta có đại diện điển hình là V. Goloubew. Đó cũng là một nhà bác học thiếu tinh...

Tục ăn trầu của người Việt xưa qua góc nhìn của người Pháp

Tập tục ăn trầu ở Việt Nam dần dần bị mai một vì lớp trẻ hiện nay không mặn mà với món “khoái khẩu” này của cha ông. Nhưng ít...

Exit mobile version