Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

NHỮNG ĐIỂM ĐẶC BIỆT CỦA NỀN VĂN HÓA MỸ

1. VĂN HÓA GIA ĐÌNH

Trong gia đình, các thành viên không “take things for granted”, cho rằng “đó là nhiệm vụ của bà ấy, của ông ấy, của con mình” phải làm. Mọi người trong gia đình mình luôn đón nhận những điều người khác làm cho nhau với sự trân trọng và lòng biết ơn.

Không riêng gì trong gia đình, mà đối với cha mẹ, anh chị em ở xa, hoặc bạn bè ở chỗ làm, hay hàng xóm… khi ai đó làm gì giúp mình, hoặc cho hay tặng cái gì đó… người ta thường gọi điện thoại cám ơn, hoặc trang trọng hơn thì viết vài dòng “thank you” để gửi, bày tỏ lòng biết ơn. Trang trọng thì mua thiệp “Thank You card”, một tấm thiệp nhỏ, viết vài dòng để gửi, thân mật thì có thể viết trong một tấm note card rồi cho vào phong bì và gửi đi.

Một nét đặc biệt nữa trong văn hóa gia đình của người Mỹ là đề cao sự tự lập và luôn đứng vững trên đôi chân của mình. Bố mẹ sẽ dạy cho con cái tính tự lập ngay khi còn bé từ những chuyện nhỏ như ăn uống, học hành, hôn nhân và sẽ tự lập kế hoạch cho cả một chặng đường dài của mình. Nên ở Mỹ, sẽ không lạ gì, khi có những cô cậu học sinh đi làm thêm để có thể tự chi trả một phần học phí của mình dù bố mẹ không hề khó khăn về kinh tế.

2. VĂN HÓA ỨNG XỬ, GIAO TIẾP

Người Mỹ nổi tiếng với nụ cười luôn nở trên môi, giao tiếp cởi mở, thoải mái. Điều này có thể làm bạn ngạc nhiên, nhưng với họ đó là một cách lịch sự để làm cho mọi người thấy mình được chào đón và thoải mái hơn. Bạn sẽ thấy người Mỹ bắt chuyện với người lạ ở khắp mọi nơi, trong khi chờ đợi xe bus, tàu, bên trong thang máy hay bất cứ nơi nào có thể. Câu cửa miệng của họ luôn là: “Hôm nay bạn cảm thấy ổn chứ?” và đối với họ, đó chỉ là một câu chào hỏi thông thường mà không cần câu trả lời. Đặc biệt là họ không quá đặt nặng các lễ nghi xã hội miễn sao trong các mối quan hệ có sự tôn trong lẫn nhau.

600-400-VH4

Người Mỹ không thích “Vòng vo tam quốc” mà luôn thẳng thắn trao đổi vấn đề dù có thể sẽ tranh cãi quyết liệt. Bởi tính thật thà và thẳng thắn trong công việc lẫn cuộc sống đối với họ còn quan trọng hơn gấp nhiều lần so với việc giữ thể diện. Vì thế mọi mối quan hệ đều được hóa giải rõ ràng khi bất đồng mà không cần đến tiếng nói của một người thứ ba nào cả.

Người Mỹ rất hay thích hỏi và hỏi thẳng thắn vào vấn đề dù ngay lần đầu gặp mặt. Nếu không hiểu sẽ cảm thấy hơi khó chịu, nhưng thực ra chỉ là sự quan tâm của người Mỹ.

3. VĂN HÓA CÔNG SỞ

Tuy xem trọng thành tích và luôn cạnh tranh nhưng người Mỹ vẫn thể hiện được sự hợp tác chặt chẽ và đề cao tính tập thể nhằm hướng đến kết quả chung.

Dù trong cuộc sống hay công việc thì người Mỹ luôn đánh giá cao tác phong đúng giờ và luôn coi trọng thời gian, sắp xếp thời gian một cách khoa học. Vì vậy, người Mỹ luôn có được những hiệu quả cao nhờ tính chỉn chu và xem thời gian là vàng này.

Một trong những đặc điểm dễ nhận thấy ở người Mỹ là sự năng động, không chậm rãi hay đủng đỉnh. Cuộc sống của họ luôn biến đổi, nhiều năng lượng và chuyển động liên tục.

Các thành tích đạt được do sự nỗ lực của bản thân được người Mỹ đánh giá cao nên thường trong học tập hay công việc đều có sự cạnh tranh, ganh đua với nhau để có được một thành quả tốt nhất.

4. VĂN HÓA NƠI CÔNG CỘNG

Dù bạn đi đến bất cứ đâu, ở độ tuổi, giới tính, địa vị nào, bạn cũng phải xếp hàng để chờ đến lượt như mọi người.

Đối với người nước ngoài, một khẩu phần ăn lớn có thể được chia thành nhiều phần cho mọi người. Ở Mỹ lại không như vậy, một khẩu phần ăn cho một người rất nhiều và nếu không ăn hết, họ có quyền đem thức ăn thừa mang về nhà, đó gọi là văn hóa “Doggie Bag”. Đây thực sự là một ý tưởng tuyệt vời để tránh lãng phí thực phẩm của người Mỹ.

Tipping là nét văn hóa thể hiện sự lịch sự và thân tình của người Mỹ.  Khi sử dụng các dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, taxi…bạn nên trả tiền boa (tipping) cho họ vì đã phục vụ mình. Mức phí tipping trung bình ở Mỹ là 15% tổng hóa đơn. Nhưng nếu bạn không hài lòng với cách phục vụ của nhà hàng, tip 10% và ngược lại, nếu cách phục vụ của nhà hàng thực sự tuyệt hảo, tip 20%.

Khi tới Mỹ, du khách sẽ được chào đón bởi những hệ đo lường được phổ biến rộng rãi khắp cả nước như inches, miles hay feet, nhưng không có mét. Điều này sẽ hơi khó hiểu và lạ lẫm với những người sử dụng hệ đo lường mét, trừ người Liberia và Myanmar.

Bạn có thể trả lại bất cứ món hàng nào từ thời trang nữ tới thực phẩm cho cửa hàng trong vòng 90 ngày sau khi bạn mua nó. Đây là đặc điểm thú vị mà khách du lịch sẽ rất ngạc nhiên và thích thú khi đến Mỹ.

Đối với những người thích đi xe đạp, bạn sẽ cảm thấy lạc lõng và hơi chút thất vọng. Ở Mỹ, ô tô là phương tiện phổ biến với hầu hết mọi người, và họ di chuyển từ địa điểm này tới địa điểm kia, dù xa hay gần, hầu như toàn bằng ô tô.

 

Bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi tất cả mọi khoản mua bán đều được tính thêm thuế. Tùy thuộc vào các tiểu bang, hàng hóa sẽ được áp dụng những mức thuế khác nhau.

Đạo thờ Mặt Trời của Bách Việt

Qua nhiều vài biết của tôi, chúng ta đã biết Đại Tộc Việt là Người Mặt Trời thái dương rạng ngời. Như thế hiển nhiên Bách Việt thờ phượng mặt...

Tết Hàn thực trong tôi

Mùng Ba âm – Tết Hàn thực – hạnh phúc giản dị là lẽo đẽo theo bước mẹ đi chợ rồi tíu tít bên các em nhỏ, quây quần bên...

Hành trình về thời đại Hùng Vương dựng nước (P4, 5, 6)

CHƯƠNG IV: ĐI TÌM DẤU VẾT MỘT THỜI ĐẠI TRÊN NHỮNG DI TÍCH KHẢO CỔ Như thế là, bằng những phương pháp khoa học hiện đại, các nhà khảo cổ học Việt...

Gò Vấp có rất nhiều tên xóm

Gò Vấp có rất nhiều tên xóm. Có những tên xóm là do dân ở đó đặt và gọi cho dễ phân biệt. Nhưng cũng có những tên xóm đã...

Bánh tét Trà Cuôn – Đệ nhất bánh tét ở miền Tây

Có thể nói bánh tét lá bồ ngót ở Trà Cuôn là đệ nhất bánh tét miền Tây do một tay chị Hai Lý dựng lên và sáng tạo thành...

Nhìn ảnh Sài Gòn xưa mà lòng rưng rưng

Không ít người nhìn những bức ảnh xưa về Sài Gòn mà rưng rưng nước mắt…​ Học sinh ăn bò bía trên đường phố Sài Gòn những năm 1950. Quyển...

Bánh su sê hay bánh phu thê?

Trong lễ cưới có nhiều lễ vật, nhưng không thể thiếu bánh "Su sê", nguyên xưa là bánh "Phu thê", một số địa phương nói chệch thành bánh "Su sê"....

Miếng trầu là đầu câu chuyện

Theo phong tục Việt Nam, miếng trầu tuy rẻ tiền nhưng chứa đựng nhiều tình cảm ý nghĩa, giàu nghèo ai cũng có thể có, vùng nào cũng có. Miếng...

Hình ảnh người Việt 100 năm trước qua ống kính nhiếp ảnh gia người Pháp

Nhiếp ảnh gia Pierre Dieulefils đã từng dày công nghiên cứu, tìm hiểu nền văn hóa Việt Nam. Những bức ảnh được chụp từ năm 1885 của Pierre Dieulefils đã...

“Búa” trong “chợ búa; “Hóc” trong “hóc búa” nghĩa là gì?

Tại sao lại nói “chợ búa”? Có lẽ nào “chợ búa lại là chợ bán búa (để đóng đinh) giống như “chợ cá” là “chợ bán cá”, “chợ vải” là...

Về sự giao lưu tín ngưỡng Việt – Chăm trong lịch sử

Qua quá trình phát triển của xã hội, đặc biệt là sự giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm, các hình thức tín ngưỡng của người Việt...

Cháo cá bóng kèo

Những năm đầu thập kỷ 70 (thế kỷ 20), chúng tôi đang theo học bậc phổ thông trung học. Khi liu riu mùa gió chướng về, cũng là dịp chúng...

Exit mobile version