Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Báu vật truyền ngôi của triều Nguyễn

Bảo ấn “Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo” từng lưu lạc sang Thái Lan, sau này được vua Gia Long chọn làm báu vật truyền ngôi của triều Nguyễn.

Chùm ảnh: Chiếc ấn vàng 300 tuổi – báu vật truyền ngôi của triều Nguyễn

Được lưu giữ tại Bảo tàng lịch sử Quốc gia ở Hà Nội, ấn “Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo” là chiếc bảo ấn cổ nhất của nhà Nguyễn. Ấn làm bằng vàng, do chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc làm quốc bảo vào năm Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709). Đến thời vua Gia Long (1802 – 1819), bảo ấn này được chọn làm báu vật truyền ngôi của vương triều Nguyễn.

Về tổng thể, ấn có hình vuông, chiều cao cả quai 6,3cm, cạnh 10,84cm, dày 1,10cm, có quai đúc theo hình tượng lân vờn ngọc, đầu quay về trái. Đầu lân ngẩng cao, chân trước bên phải chống, chân trước bên trái đặt lên viên ngọc, 2 chân sau chùng.

Dọc lưng kỳ lân chạm khắc văn mây lửa.

Mặt trên của ấn khắc 2 dòng chữ Hán. Bên trái khắc 12 chữ: Kế bát thập kim, lục hốt, tứ lạng, tứ tiền, tam phân (Vàng 8 tuổi, nặng 6 thoi, 4 lạng, 4 tiền, 3 phân). Bên phải khắc 11 chữ: Vĩnh Thịnh ngũ niên thập nhị nguyệt sơ lục nhật tạo (Chế tạo vào ngày 6 tháng 12 năm Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709), dưới triều Vua Lê Dụ Tông).

Mặt ấn đúc nổi 9 chữ triện phong cách thế kỷ 17 – 18, nét chữ vuông vức uốn nhiều góc. Xung quanh là đường viền rộng 1,20cm.

Mặt ấn đọc theo chiều từ trên xuống dưới và từ phải sang trái là Đại Việt Quốc Nguyễn Vĩnh Trấn chi bảo (Bảo vật của Chúa Nguyễn nước Đại Việt trấn giữ lâu dài). Cạnh dưới khắc 1 dòng 9 chữ Hán: Lại bộ Đồng Tri Qua Tuệ Thư giám tạo (quan trông nom việc chế tạo là Đồng Tri bộ Lại Qua Tuệ Thư).

Trong 300 năm tồn tại, bảo ấn “Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo” đã thất lạc nhiều lần trong các cuộc chiến tranh, từng lưu lạc tới tận Thái Lan cùng chúa Nguyễn Ánh. Các nhà nghiên cứu đánh giá đây là một bảo vật vô giá của tiền nhân để lại. Vào năm 2016, hiện vật đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 23

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem.

9 điểm đến ớn lạnh nhất Sài Gòn

Ít ai biết rằng, hầu hết các địa điểm này ở Sài Gòn đều gắn liền với những câu chuyện thương tâm, oan khuất ngút trời. Vì thế, ít người...

Sự thật rùng mình về ‘đặc sản’ thịt thú rừng

Khi soi vào các tiêu chí của một “đặc sản”, thịt thú rừng chẳng qua chỉ là một nhóm thực phẩm lạ miệng chưa qua kiểm dịch với nhiều nguy...

Chốn cũ đường xưa

Hồi trước, ở Sài gòn, cánh đây lâu lắm, tròm trèm nửa thế kỷ lận nhen. Tất cả cái loại xe hơi, hai đèn trước, đều phải có “mắt mèo”...

Ngọc bất trác bất thành khí

Trong sách “Tam Tự Kinh” viết: “Ngọc bất trác bất thành khí. Nhân bất học bất tri nghĩa”. Một khối ngọc quý nếu không trải qua quá trình đẽo gọt, tạo...

Văn Hường ca ra bộ, ca ra cá, ca ra cua, ca ra caca!

Trong số các danh ca vọng cổ mà tôi thân quen, vua vọng cổ hài Văn Hường là người dễ thương nhứt, tánh tình xuề xòa như chú khách trú...

Gọi tên là biết Sài Gòn

Ngày 1-2-1865, Phó đô đốc Pierre Paul Marie de la Grandière (1807 - 1876) của nhà cầm quyền Pháp tiến hành đặt tên cho 26 con đường trên địa bàn...

Truyện chưởng trên báo Sài Gòn xưa

Nói đến báo chí Sài Gòn trước năm 1975, không thể bỏ qua tiểu thuyết kiếm hiệp, còn gọi truyện chưởng. Thể loại này từng làm mưa làm gió trên...

Con khô miệt Lục Tỉnh ăn chơi ngon hơn ăn thiệt

Con khô là đặc sản của người Lục Tỉnh. Khô là thực phẩm hình thành trên bước đường khai hoang của tổ tiên. Thuở đó gọi “miệt Lục Tỉnh” là...

Nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh và nhạc Phạm Duy

Nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh được nhiều người ngưỡng mộ với hai bài thơ “Kiếp Nào Có Yêu Nhau” và “Đừng Bỏ Em Một Mình”. Đặc biệt, hai...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 16

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Cuộc sống ở nước Nga năm 1992 qua ảnh của Martin Parr

Sự xuất hiện của các siêu thị, cửa hàng đồ ăn nhanh, hàng hóa phương Tây… là thay đổi dễ nhận ra ở nước Nga năm 1992, khi Liên Xô...

Exit mobile version