Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cây xăng ngày xưa

Từ những năm 1920, vận tải ô tô trong tất cả các xứ thuộc Liên bang được phát triển đáng kể. Do đó, để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu, các hãng xăng dầu bắt đầu kinh doanh rộng rãi mặt hàng này.

Qua khảo sát nghiên cứu tài liệu, phải đến những năm 1930, việc kinh doanh bán lẻ xăng dầu mới được phát triển rộng rãi. Tài liệu lưu trữ cho thấy, ở phía Bắc Việt Nam thời điểm đó, có 3 công ti lớn kinh doanh xăng dầu, đó là: Công ti Xăng dầu Pháp Á – Shell, Hãng xăng dầu Socony và Hãng Texaco. Cả 3 hãng này đều đặt các cây xăng cố định và máy bán xăng di động ở các tỉnh thành. Việc đặt các máy bán xăng phải được Thống sứ Bắc Kì cho phép bằng Nghị định và tuân thủ quy định về việc lắp đặt máy bán xăng tại Nghị định ngày 02 tháng 11 năm 1930 của Thống sứ Bắc Kì.

Trước 1975, hãng SHELL trụ sở của hãng SHELL là tòa nhà được xây dựng từ năm 1930 ở số 15 đại lộ Norodom (nay là Lê Duẩn). Đây là trụ sở của Compagnie Franco-Asiatique des Pétroles – Công ty lĩnh vực xăng dầu đã hoạt động ở Sài Gòn từ năm 1911, ban đầu là ở số 4 rue d’Adran (sau 1955 là Võ Di Nguy, nay là Hồ Tùng Mậu), năm 1923 chuyển đến số 100 đại lộ de la Somme (sau này là Hàm Nghi), sau đó mới xây trụ sở hoành tráng ở Norodom và tòa nhà này vẫn còn cho đến nay.

Chúng ta cùng xem hình ảnh cây xăng xưa của những công ty lớn thế nào qua các tài liệu từ 100 năm trước.

1. Công ti Xăng dầu Pháp Á – Shell (Compagnie Franco – Asiatique des Pétroles)  

Thiết kế máy bán xăng di động của Công ti Compagnie Franco – Asiatique des Pétroles (Shell) cho phép máy bán tại Tuyên Quang năm 1932. Nguồn: TTLTQGI

Thiết kế cây xăng cố định của Công ti Shell được phép đặt tại Tuyên Quang năm 1935. Nguồn: TTLTQGI

Thiết kế cây xăng cố định của Công ti Shell được phép đặt tại Yên Bái năm 1938. Nguồn: TTLTQGI

Cây xăng trên đường Trần Nhật Duật, Hà Nội của Công ti Shell. Ảnh Harrison Forman, 1940s.

2. Hãng xăng dầu Socony

Công ti Standard Oil Company of New York, năm 1932 sáp nhập với Công ti Vacuum thành hãng Socony Vacuum Corporation thường gọi là Hãng Socony.

Toà nhà Hãng Socony ở Hải Phòng. Nguồn sưu tầm

Thiết kế máy bán xăng di động của Hãng Socony, được cho phép bán năm 1935 tại Yên Bái. Nguồn: TTLTQGI

Cây xăng Socony ở Hà Nội. Ảnh Harrison Forman, 1940s.

3. Hãng xăng dầu Texaco (Texas Company)

Một máy bán xăng của Công ti Texaco được phép bán tại Yên Bái năm 1936. Nguồn: TTLTQGI

Một máy bán xăng của Công ti Texaco được cho phép bán tại Lạng Sơn năm 1932. Nguồn: TTLTQGI

Một cây xăng cố định của Công ti Texaco được bán tại đường Đồng Đăng, Lạng Sơn năm 1933. Nguồn: TTLTQGI

Cây xăng trên đường Trần Nhật Duật, Hà Nội của Công ti Texaco. Ảnh Harrison Forman, 1940s.

Trước thập niên 1960, thị trường xăng dầu ở miền Nam do hãng Shell gần như độc chiếm với 60% thị phần. Sau năm 1963 thì các hãng khác như Caltex hay ExxonMobil (ở Việt Nam ghi là Esso) mới bắt đầu tăng sự hiện diện, tuy nhiên Shell vẫn là phổ biến nhất. Nhiều người Sài Gòn xưa vẫn còn nhớ câu slogan quen thuộc: Yêu Xe là Yêu Shell.

Độc đáo hơn là Sài Gòn có nhiều cây xăng “tự phục vụ”, người mua xăng có thể chủ động tự bơm xăng, sau đó vào trong quầy thu ngân trả tiền theo số liter được hiện thị tại đây, với con số giống như ngoài cây xăng ghi nhận. Hình thức bơm xăng này tránh được việc gian lận, bơm thiếu từ nhân viên cây xăng. Những cây xăng tự phục vụ như vậy chủ yếu là ở các quận nội đô.

Có nhiều cây xăng quen thuộc ở Sài Gòn như cây xăng ở ngã 4 Hai Bà Trưng – Trần Cao Vân, cây xăng ở ngã 4 Hiền Vương – Pasteur (nay là Võ Thị Sáu – Paster), cây xăng ở ngã 4 Hồng Thập Tự – Pasteur (Nguyễn Thị Minh Khai – Pasteur), câu xăng ở góc mũi tàu đường Võ Tánh – Cách Mạng 1/11 (Hoàng Văn Thụ – Nguyễn Văn Trỗi), cây xăng ở ngã tư Phú Nhuận…

Cây săng Esso ở góc Hai Bà Trưng – Trần Cao Vân hiện giờ là Petrolimex:

Cây xăng Esso ở góc Hiền Vương – Pasteur, nay là cây xăng Petrolimex ở góc Võ Thị Sáu – Pasteur:

Cây xăng CALTEX đầu đường Cách Mạng 1/11 – Võ Tánh. Nay là cây xăng MIPEC góc Hoàng Văn Thụ – Nguyễn Văn Trỗi:

Cây xăng Esso ở vị trí ngã 3 Nguyễn Cư Trinh, Trần Hưng Đạo, sát bên Metropole Hotel. Ngày nay vị trí này là khách sạn Pullman

Cây xăng ở đối diện chợ Bến Thành

Cây xăng (bên trái hình) nhìn từ cầu bộ hành

Cây xăng Shell ở góc Hiền Vương – Duy Tân, nay là cây xăng MIPEC ở góc Võ Thị Sáu – Phạm Ngọc Thạch:

Cây xăng Shell ở góc Trần Hưng Đạo- Nguyễn Biểu. Hai tên đường này vẫn còn giữ đến ngày nay, và vị trí này ngày nay vẫn là cây xăng:

Cây xăng Esso ở ngã tư Phú Nhuận, ngày nay là cây xăng Petrolimex:

Sát ngã tư Phú Nhuận còn có một cây xăng khác, đó là cây xăng Shell trên đường Võ Tánh, nay là cây xăng Petrolimex trên đường Hoàng Văn Thụ:

Cây xăng Esso trên đường Trần Quốc Toản, góc Lê Đại Hành, đằng sau đó là thủy đài điều tiết áp lực nước. Ngày nay thì thủy đài này vẫn còn, và vị trí này cũng vẫn là cây xăng Comeco. Đường Trần Quốc Toản hiện này là đường 3 Tháng 2:

Cây xăng ở Thủ Đức:

Trụ sở của 2 công ty xăng lớn nhất miền Nam trước 1975

Năm 1952, Compagnie Franco-Asiatique des Pétroles rút khỏi Đông Dương và trụ sở này đã trở thành trụ sở chính của Shell Việt Nam, với biểu tượng hình con sò trên đỉnh. Sau năm 1955, góc đường này đổi tên thành ngã ba Thống Nhứt – Cường Để.


Ngày nay, tòa nhà trở thành trụ sở của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), biểu tượng con sò của Shell được thay bằng chữ P.

Sau SHELL thì hãng ESSO của Mỹ cũng rất quen thuộc với người Sài Gòn xưa. Trước 1975, trụ sở hãng này cũng ở trên đại lộ Thống Nhứt, đoạn ngã tư với đường Hai Bà Trưng:

Cty xăng dầu Standard Vacuum Oil Company khi vừa được xây xong năm 1955

Ban đầu, đây là trụ sở của công ty xăng dầu Standard Vacuum Oil Company được xây dựng từ khoảng năm 1955, sau đó đó không lâu trở thành trụ sở của ESSO.

Chùm ảnh về những chiếc taxi ‘cóc’ đầu tiên ở Sài Gòn

Từ những cuối năm 1940, ở Sài Gòn - Chợ Lớn bắt đầu xuất hiện những chiến taxi đầu tiên. Đến những năm 50 của thế kỷ 20, taxi thịnh...

Hình người khỏa thân ẩn trong sổ tay của Leonardo da Vinci

Hình vẽ bí ẩn được tìm thấy trong cuốn sổ tay của Leonardo da Vinci, dấy lên những nghi ngờ về nguyên nhân bức vẽ bị xóa đi. International Business...

Báo chí trên đường phố Sài Gòn trước năm 1975

Mấy ngày qua trong một quán ăn ở Little Saigon tôi có dịp gặp vài người bạn từ Việt Nam qua, trong khi trò chuyện, một câu hỏi được nêu...

Bi kịch một thời của vua lốp Nguyễn Văn Chẩn

“Chẳng hiểu sao gã tá điền suốt ngày quần quật bóc lốp, ăn không dám ăn no, mặc chỉ dám dùng loại rẻ tiền nhất mà lại bị liệt vào...

Sài Gòn thời giãn cách qua tranh

Khu Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn thưa vắng, hồ Con Rùa bị chăng dây... được phác họa qua các tác phẩm của Lê Sa Long. Ảnh minh họa Họa...

Uẩn khúc trong vụ án vua Minh Mạng xử tử bố vợ

Đầu thời vua Minh Mạng, vụ án Phó tổng trấn Gia Định thành Huỳnh (Hoàng) Công Lý là một vụ trọng án làm vua lao tâm khổ tứ và phiền...

Dịu dàng chiếc nón lá Việt Nam

Chiếc nón lá Việt Nam đã có từ xa xưa. Hình ảnh của nó đã được khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào khoảng 2500-3000...

Chùa Bà Đanh – ngôi chùa ‘vắng tanh’ trứ danh sử sách

Chùa Bà Đanh là một ngôi chùa thuộc dòng Phật giáo Đại Thừa với những nét kiến trúc độc đáo, xung quanh là sông núi hữu tình. Từ bấy lâu...

50 nhà soạn nhạc cổ điển vĩ đại trong lịch sử âm nhạc thế giới

Danh sách 50 nhà soạn nhạc bậc thầy của nền âm nhạc cổ điển được chia làm 4 nhóm: Bất tử – Kiệt xuất – Thiên tài – Ưu tú....

Mấy suy nghĩ về lịch sử Việt Nam và tư tưởng Việt Nam

Dân tộc Việt Nam có một lịch sử huy hoàng và những tư tưởng lớn lao. Điều đó chúng ta đã nói nhiều và sẽ còn nói nhiều hơn nữa,...

Tại sao lại gọi là “Lơ” xe Đò

Thường mỗi chiếc xe đò có 1 phụ xế lo soát vé và bốc vác hành lý lên xe xuống xe cho hành khách . Chữ “Lơ” xe đò là chữ...

Quân đội Lã Mã được tổ chức như thế nào?

Một món vũ khí mới xuất hiện, có thể coi là “đặc sản La Mã” – cây lao pilum. Mỗi hastatus và princeps được trang bị 2 cây pilum, chúng...

Exit mobile version