Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cô gái đầu tiên mặc Áo Dài tân thời

Giữa thập niên 1930 tại Hà Nội, báo Ngày Nay, cơ quan ngôn luận chính thức của nhóm Tự Lực Văn Đoàn ra đời sau khi báo Phong Hóa bị đóng của. Bảo lấy việc giải phóng cá nhân làm tâm điểm của sáng tác, tôn trọng tự do cá nhân, “Lúc nào cũng mới, trẻ, yêu đời, có chí phấn đấu và tin ở sự tiến bộ”. Ngay số đầu tiên ra ngày 30 tháng 1 năm 1935, báo đã có bài cổ súy việc cải cách quần áo phụ nữ của họa sĩ Cát Tường trong đó có bộ áo tân thời, tiền thân của chiếc áo dài hiện đại ngày nay. Ở trang 9 của số báo đầu tiên này là hình cô Nguyễn Thị Hậu, người đầu tiên mặc áo lối mới ở Hà Nội.

Cô Hồng Vân, thiếu nữ Sài Gòn đầu tiên bận áo dài lối mới do họa sĩ Cát Tường vẽ kiểu. Cô và bộ trang phục tân thời xuất hiện trong một buổi chợ phiên ở Sài Gòn và được phỏng vấn trên báo Ngày Nay tháng 3 năm 1935.

-Sau đó, trên báo Ngày Nay số 5 ra ngày 10 tháng 3 năm 1935, tác giả Chiêu Anh Kế đã có một bài phỏng vấn về thiếu nữ đầu tiên ở Gia Định mà ông khẳng định là người đầu tiên mặc áo dài tân thời. “Cô Hồng Vân là người thiếu nữ đầu tiên trong Nam mặc quần áo lối mới kiểu Le Mur. Trong một đêm chợ phiên ở Sài Gòn, người ta đã được trông thấy cô uyển chuyển trong bộ y phục màu hường, tà áo thướt tha và mềm mại”.

Tác giả đã đến nhà riêng phỏng vấn cô Hồng Vân về việc này và cô Hồng Vân đã trả lời rất tự tin rằng: “…cách nay hai năm, ai nào được trông thấy một chiếc áo ‘hở ngực’ hay một chiếc quần rộng ống. Mà nếu may mắn có một thiếu nữ ăn mặc như thế, người ta đã vội cho cô ấy là gái chơi bời, lẳng lơ và trắc nết”.

Bìa báo Ngày Nay có in hình các thiếu nữ mặc áo dài

Nói về cảm giác ban đầu khi ăn mặc loại áo tân thời thể hiện rõ đường nét cơ thể thiếu nữ trong bối cảnh lúc đó, cô bảo: “Lúc đầu cũng xốn xang thực, nhưng cái gì cũng vậy, hễ nó quen đi thì thôi… một cái áo cổ bẻ, khác màu với vạt, cổ tay xếp nếp mà bắt ‘jour’ mà lẫn vào mấy trăm cái áo lối cũ thường dùng thì ai không ngó, không trầm trồ này kia… Giả một chị em e lệ, có tính nhút nhát thì phải toát cả mồ hôi”. Cô cho biết dầu có đẹp mấy nhưng ban đầu cũng có người khen kẻ chê: “Người khen, cố nhiên là đám thanh niên biết yêu chuộng mỹ thuật, thích cải cách. Còn người chê… tất là mấy bà già khó tính”. Mang ra một bộ quần áo khác bằng lụa mỏng màu da trời nhạt, cô chỉ một đường rách và cho biết trong đêm chợ phiên của “Hội bài trừ bệnh lao”, một “bà già” 45 tuổi theo cô không rời và rạch một đường thẳng băng bằng dao nhọn từ trên xuống dưới. Tuy gặp những chuyện không vui như vậy, cô khẳng định không nản chí mà cho rằng: “Thấy cái hay, cái phải, chị em chúng tôi cứ mạnh bạo mà không quản ngại gì cả. Tôi chắc một ngày kia, chị em bạn gái mỗi người sẽ có một kiểu áo đẹp đẽ, một mẫu riêng hợp với da người… lúc bây giờ các cô sẽ trẻ thêm đẹp thêm một ít nữa”.

Qua bản lưu của báo Ngày Nay cách nay 80 năm, chúng ta thấy lại hình ảnh cô gái Hồng Vân trong bộ áo tân thời và những suy nghĩ cởi mở của cô gái Sài Gòn – Gia Định trong trào lưu tiến bộ ở đất nước Việt đang còn trong thời phong kiến lạc hậu và thuộc địa.

Toán Thơ, Thơ Toán trong Dân Gian

Có những người không thích Toán cho mấy, nên đã phán rằng Toán Học là khô khan, vì những đẳng thức, phương trình gồm toàn những ký hiệu cộng trừ...

Những thủ thuật giao tiếp dễ dàng tạo thiện cảm

Bạn không cần phải trở thành một bậc thầy đọc vị người khác, chỉ cần sở hữu những kiến thức về nghệ thuật giao tiếp cơ bản sau đây cũng...

Họa tiết con rồng của người An Nam

Trong số các con vật trang trí của người An Nam, bốn con vật siêu nhiên gọi là tứ linh chiếm vị trí đầu tiên. Đó là long (rồng), ly...

Thú thê bất thú ngưỡng đầu nữ, giá hán bất giá đê đầu hán

Người xưa có câu: “Thú thê bất thú ngưỡng đầu nữ, giá hán bất giá đê đầu hán”, nghĩa là: Chọn vợ, không chọn gái ngẩng đầu – Lấy chồng,...

Có tu dưỡng đạo đức mới có thể bao dung, nhường nhịn

Người xưa có câu: “Hữu dung nãi đại, vô dục tắc cương” (Có lòng bao dung nên mới to lớn, không có nhiều dục vọng nên mới giữ mình cương...

Xe xưa trên lối cũ – Phần 3: Xe chở khách miền Nam trước 1975

Phương tiện chuyên chở khách bằng xe hơi ở miền Nam trước 1975 rất đa dạng. Thời Pháp thuộc-Hòn Ngọc Viễn Đông trước 1954, người Pháp đã xử dụng một...

Bánh cuốn Thanh Trì – “quà chính tông” Hà Nội

Bánh cuốn Thanh Trì lâu nay được coi là một trong vài thứ đặc sản hàng đầu của đất Thăng Long. Món quà quê dân dã mà rất đỗi tinh...

Trầu Cau Trong Văn Hóa Việt

Tự bao giờ, trầu cau đã gắn liền với đời sống của người Việt. Trầu cau dùng để tiếp khách hàng ngày như bát nước chè xanh, như điếu thuốc...

Về vấn đề láy từ trong tiếng Việt

I . Mở đầu Ví dụ ta lấy từ héo. Muốn làm giảm nghĩa của héo, ta có hai cách : - hoặc dùng cú pháp từ hơi, ta có hơi héo...

Chuyện cái lon Ghi-gô

Lon Ghi-gô là một vật dụng quen thuộc và đã trở thành một phần không thể thiếu trong ký ức tuổi thơ của nhiều thế hệ người Việt. Lon Ghi-gô,...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 2: Thi Đình – Chương bốn: Khảo quan

Vì các sử gia thường dùng từ "thi Hội" bao gồm cả thi Ðình nên rất khó phân biệt khảo quan thi Hội với khảo quan thi Ðình. Dưới đây...

Người nhẫn nhịn mới có thể làm việc lớn

Trong “Nhẫn Kinh” viết: “Người có thể làm Tể tướng là dựa vào tài năng của họ, người ấy có thể làm đại thần ở chốn triều đình là bởi vì...

Exit mobile version