Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Giải mã diện mạo thành Bát Quái nổi tiếng Sài Gòn xưa

Mang kiến trúc độc đáo, thành Bát Quái là một công trình phòng thủ quan trọng, giúp các vua Nguyễn giữ vững an ninh vùng Gia Định trong một thời gian dài.Chùm ảnh: Giải mã diện mạo thành Bát Quái nổi tiếng Sài Gòn xưa

Thành Bát Quái (còn gọi là thành Quy, thành Gia Định) là một tòa thành của nhà Nguyễn nằm ở Trấn Gia Định tồn tại từ năm 1790 – 1835 ở khu vực mà ngày nay là trung tâm TP HCM. Ảnh: Mô hình thành Bát Quái năm 1790, hiện vật của Bảo tàng TP HCM.

Thành xây dựng theo kiến trúc Vauban, mặt bằng gần như hình bát giác, có tám cổng theo mẫu bát quái tượng trưng cho bốn hướng chính cùng với các hướng phụ.

Đối chiếu với bản đồ TP HCM ngày này thì tòa thành nằm trong diện tích giới hạn bởi các đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, đường Đinh Tiên Hoàng/Tôn Đức Thắng, đường Lê Thánh Tôn và đường Nguyễn Đình Chiểu. Ảnh: Bản đồ thể hiện mặt bằng thành Bát Quái tương ứng các trục đường của TP HCM.

8 cửa thành Bát Quái gồm: Phía Nam là cửa Càn Nguyên và cửa Li Minh, phía Bắc là cửa Khôn Hậu và cửa Khảm Hiền, phía Đông là cửa Chấn Hanh và cửa Cấm Chí, phía Tây là cửa Tốn Thuận và cửa Đoài Duyệt.

Thời Minh Mạng đổi tên thành các cửa Gia Định, Phiên An, Củng Thần, Vọng Thuyết, Phục Viễn, Hoài Lai, Tĩnh Biên và Tuyên Hóa.

Các công trình trong thành gồm Hoàng cung (A, nơi vua ở), Hậu điện (B, nơi mẹ vua ở), Thế điện (C, nơi hoàng tử ở), y viện (D), kho đồn điền (E), xưởng thợ (F), trại súng (G), kho thuốc súng (H)… Vị trí Hoàng cung ngày nay là bên ngã tư Hai Bà Trưng – Nguyễn Du. Xưởng thợ là phần đất nhà thờ Đức Bà.

Đến đời vua Minh Mạng, năm 1830, Lê Văn Khôi, con nuôi của Tả quân Lê Văn Duyệt nổi loạn, đánh chiếm lấy thành Bát Quái và biến nơi đây thành căn cứ chính cho cuộc nổi dậy của mình từ năm 1833 đến 1835.

Sau khi đánh bại Lê Văn Khôi, vua Minh Mạng đã cho phá thành Bát Quái để lập thành Gia Định mới năm 1837. Chính vì sự phá hủy này mà thành Bát Quái còn bị gọi là Gia Định phế thành. Ảnh: Bản đồ Sài Gòn – Gia Định năm 1795 với thành Bát Quái ở trung tâm.

Điển tích Tầu trên xe mì

Có khi nào bạn ngồi ăn ở một xe mì hay hủ tíu của mấy người Hoa và để ý đến những hình ảnh đầy mầu sắc trên các tấm...

Nhớ chuyện nghe nhìn ngày xưa

Trong chuyến hành trình về phương Nam, chúng tôi được đặt chân lên Phú Quốc – hòn đảo Ngọc sau gần 2 tiếng lênh đênh trên biển. Ghé thăm trại...

Chuyện tình Ông + Bà Sài Gòn

Chuyện rằng từ thuở xa xưa Ông bà ta đã dây dưa ái tình Bởi thế nên tục truyền rằng: Ông Lãnh, Ông Tạ, Ông Đồn Ba người bạn thiết...

Chợ Trời Ở Sài Gòn Ngày Trước

Đồ hộp các loại tuôn ra chợ trời Sau năm 1954, ngoài Khu Dân Sinh bán buôn đủ loại mặt hàng thượng vàng hạ cám ở gần Cầu Muối, người...

Chữ Hán truyền vào Việt Nam từ bao giờ và bằng cách nào?

Trong giới Hán học Trung Quốc và Việt Nam khá phổ biến ý kiến khẳng định rằng ngay từ cuối đời Tần (cuối thế kỷ thứ III TCN) chữ Hán...

Trước 1975, người Sài Gòn đi xe gì?

Có thể nói xe đạp và xe gắn máy là phương tiện di chuyển chiếm đa số tại miền Nam nước ta trước 1975 và cho đến nay. Bài viết...

Nức tiếng Quán mì Thiệu Ký (Tư Ky) hơn 80 năm giữa lòng Sài Gòn

Chẳng ai còn nhớ rõ món mì có ở Sài Gòn từ bao giờ, chỉ biết rằng món ăn này theo bước chân di cư của người Hoa sang nước...

Cách dùng họ và tên của các dân tộc Việt Nam

Nguyễn Khôi cho phát hành cuốn Các Dân Tộc Ở Việt Nam Cách Dùng Họ Và Đặt Tên , Nhà Xuất Bản Văn Hoá Dân Tộc, Hà Nội - 2006...

Lễ hội Rồng ở Chợ Lớn thế kỷ 19 qua ghi chép của người Pháp

Nếu so với hai mươi năm trước đây thôi, người ta sẽ thấy thành phố Chợ Lớn đẹp hơn biết bao. Hai con đường nối với Sài Gòn, gồm đường...

Về tín ngưỡng thờ Trời của cư dân Nam bộ

Thờ Trời là tín ngưỡng cổ xưa của cư dân nông nghiệp. Đây là một dạng tín ngưỡng sơ khai của con người khi chưa giải thích được các hiện...

10 sự thật ‘khó tin’ về vũ khí hạt nhân của Mỹ

Vũ khí hạt nhân là thiết bị nổ mà các yếu tố hủy diệt được tạo ra bởi năng lượng phản ứng phân hạch hoặc nhiệt hạch. Cho đến nay,...

Bức tranh toàn cảnh về lịch sử chữ viết của người Việt

Chữ viết biểu thị cho nền văn minh của một nước. Ở Việt-Nam, chữ Hán chiếm địa vị chính thức suốt thời Bắc thuộc và tự trị, là thứ chữ...

Exit mobile version