Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những con đường học trò của Sài Gòn ngày xưa

Trong muôn vàn nỗi nhớ rong rêu xưa cũ về Sài Gòn, có một miền nhớ thiết tha tôi dành cho những con đường Sài Gòn rợp bóng me xanh. Những con đường gắn liền với tuổi học trò, những con đường me mà với nhiều người Sài Gòn nếu không có nó Sài Gòn sẽ không còn là Sài Gòn nữa vậy.

Ngoài con đường Duy Tân (Phạm Ngọc Thạch) “cây dài, bóng mát” đã được “thần thánh hóa” bởi ông nhạc sĩ Phạm Duy thì con đường Cộng Hòa (Nguyễn Văn Cừ) cũng là con đường đẹp nhất nhì trong ký ức của các cô cậu học trò thời đó.

“con đường Duy Tân cây dài bóng mát”

Có lẽ vì nó cõng trên lưng mình một cụm bốn ngôi trường liền kề nhau: Trung học Trương Vĩnh Ký (nay là trường chuyên Lê Hồng Phong), Đại học Khoa học Sài Gòn (này là ĐH Khoa học Tự nhiên), Đại học Sư Phạm Sài Gòn, Trung học Bác Ái (Cao đẳng Sư Phạm, bây giờ là Đại học Sài Gòn).

Con đường này thuở đó rộng và vắng, quanh năm phủ bóng những hàng me tây gốc to, tán rộng. Bên cạnh những hàng me tây chạy dọc phía trước, ngay cổng trường Trương Vĩnh Ký ngày đó còn có hai cây phượng, mỗi bận hè sang hoa nở đỏ rực cả một góc trời.

Cũng từng được đi vào thơ ca là con đường Bà Huyện Thanh Quan, một trong bốn con đường bao bọc xung quanh ngôi trường Gia Long (này là trường Nguyễn Thị Minh Khai). Đường Bà Huyện Thanh Quan khúc gần Trần Quý Cáp (nay là Võ Văn Tần), Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu) được trồng rất nhiều me, những gốc me to sù sì, tán cây xòe rộng chụm vào nhau xõa bóng che kín mặt đường.

Nữ sinh Gia Long

Đây là nơi các cô cậu học trò thường hay đến ngồi dưới gốc cây học bài hay đơn giản chỉ để ngồi nhìn lá me bay trong một buổi chiều đầy gió bởi cái vắng vẻ yên tĩnh của khung trời đầy thơ mộng này.

Riêng tôi, con đường Bà Huyện Thanh Quan còn mang đến cho tôi nỗi nhớ về những buổi trưa vắng, ngồi nhìn bóng nắng lọt qua kẻ lá in xuống mặt đường những hình thù ngộ nghĩnh, thả hồn theo tiếng dương cầm réo rắt bay ra từ khung cửa ngôi biệt thự của nhạc sĩ VĐC nằm ở một góc cuối con đường.

Con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm nằm cạnh bên Trường nữ trung học Trưng Vương và Trường nam trung học Võ Trường Toản cũng là một con đường học trò đầy bóng lá me, mà mỗi buổi trưa tan trường, từng có biết bao nhiêu anh chàng “đứng ngẩn trông vời áo tiểu thơ”.

Học sinh Võ Trường Toản trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm

Sài Gòn trong ký ức tôi còn có rất nhiều con đường lá me đầy ấp kỷ niệm học trò như: Phan Đình Phùng (Nguyễn Đình Chiểu), Sương Nguyệt Anh, Trần Quý Cáp (Võ Văn Tần), Hồng thập Tự (Nguyễn thị Minh Khai), đường Nguyễn Du…

Sau bao nhiêu năm, những con đường học trò rời rợi bóng me của Sài Gòn xưa đã có nhiều thay đổi. Nhưng với nhiều người từng sống ở Sài Gòn, từng in dấu chân mình trên những cung đường kỷ niệm ấy mãi mãi vẫn còn mơ những giấc mơ xanh ngời bóng lá.

Ảnh hưởng của Phật giáo trong pháp luật thời Lý

Đạo Phật đã ảnh hưởng trong pháp luật thời Lý không những về lòng từ bi, lòng khoan dung mà còn ảnh hưởng về cách đối xử với phạm nhân...

Sài Gòn qua mô hình thu nhỏ của Jaume Torruella

Sa bàn Saigon Tết Nguyên Đán 1968 được tạo ra bởi Jaume Torruella. Mô hình thu nhỏ sắc sảo đến từng chi tiết nhỏ nhất. Cả một thành đô Sài...

Loạt ảnh tuyệt đẹp về Sài Gòn 1967-1968

Phó nháy người Mỹ John Beck đã ghi lại nhiều hình ảnh chất lượng cao về khu vực trung tâm Sài Gòn năm 1967-1968. Những bức ảnh này được scan...

Những Chiếc Xe Mì Của Quá Khứ

Sài gòn từ khi hình thành là nơi đất lành chim đậu, là nơi giao thoa các nền văn hoá khác nhau. Đó không chỉ là nơi hội tụ của...

Nguồn gốc của Thần Tài, Thần Thổ Địa.

Tục thờ Thần Tài có xuất xứ từ Trung Quốc, còn ở nước ta tục thờ Thần Tài xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ XX. Theo truyền thuyết xưa,...

Dương Ngạn Địch – Vị tướng người Hoa từng giúp người Việt mở rộng miền Đông Nam Bộ

Dương Ngạn Địch (chữ Hán: 楊彥迪,?-1688), là một thủ lĩnh phản Thanh phục Minh, tổng binh của nhà Minh Trịnh ở Long Môn (龍門), Khâm Châu, Quảng Tây, Trung Quốc. Năm 1679, ông cùng tùy tùng đi thuyền sang thần...

Dã tâm của tiếp viên karaoke có hai người tình

Bị người tình là doanh nhân Hong Kong bắt cắt đứt với người tình thứ hai, Thiệu Miêu Miêu đưa ra lựa chọn và lên kế hoạch độc ác. Ngày...

Nạn bắt cóc trẻ em – Vì sao trẻ lại dễ dàng đi theo người lạ ?

Nạn bắt cóc trẻ em – Những điều cần biết Bắt cóc trẻ em luôn là vấn nạn nhức nhối trong suốt nhiều thập kỷ trên thế giới. Ngay cả...

Ảnh khó quên về Việt Nam năm 1992

Trong hành trình xuyên Việt năm 1992, nhà báo – đạo diễn nổi tiếng người Pháp Raymond Depardon đã ghi lại nhiều hình ảnh chân thực về đất nước, con...

Nón Tây Hồ – Chiếc nón bài thơ

Từ lâu chiếc nón bài thơ gắn với tà áo dài đã trở thành biểu tượng của người con gái Việt nói chung và người thiếu nữ Huế nói riêng. Nói...

Cuộc sống bên trong con hẻm trăm tuổi tại Sài Gòn

Theo một số nghiên cứu khác thì cái tên Hào Sỹ Phường có xuất xứ từ nghề nghiệp của cư dân trong hẻm. Dưới thời Pháp thuộc, người Pháp đã...

Chuyện nạp phi độc nhất vô nhị của vua Duy Tân

Vua Duy Tân tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh San. Ông sinh năm Canh Tí 1900, là con thứ 5 của vua Thành Thái và thứ phi Nguyễn Thị Định....

Exit mobile version