Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những địa danh nào của Sài Gòn bị viết sai?

Có những địa danh quen thuộc ở Sài Gòn nhưng được cho là bị viết sai so với ban đầu như Cát Lái, Rạch Chiếc, Gò Vấp, Hàng Xanh, Thanh Đa…

Hàng Xanh

Hàng Xanh là địa danh rất quen thuộc với người Sài Gòn và là nút giao thông lớn ở cửa ngõ phía Đông của TP.

Nút giao Hàng Xanh bao gồm địa bàn các phường 24, 25 của quận Bình Thạnh. Ngoài ra còn có chợ Hàng Xanh, ngã tư Hàng Xanh.

Quen thuộc là thế nhưng theo tác giả Nguyễn Thanh Lợi, địa danh này viết đúng phải là Hàng Sanh.

Trong sách Đại Nam quốc âm tự vị, từ Sanh nghĩa là “thứ cây lớn, nhánh có tua, về loại cây da, mà lá nhỏ”. Lý giải về cái tên này thì ngày trước, dọc theo hai bên đường là Bạch Đằng (đường dẫn ra nút giao Hàng Xanh) có 2 hàng cây sanh, dân thường gọi là Hàng Sanh.

Vì vậy nên có thể kết luận, Hàng Xanh là do người dân đọc chệch từ Hàng Sanh mà ra.

Cát Lái

Phà Cát Lái.

Cát Lái cũng là cái tên quen thuộc gắn liền với người Sài Gòn. Ở TP hiện có các địa danh như: ngã ba Cát Lái, phường Cát Lái, bến phà Cát Lái, sông Cát Lái (TP Thủ Đức),  rạch Cát Lái Lớn, rạch Cát Lái Bé.

Tuy nhiên các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng viết như thế là vô nghĩa và phải gọi là Các Lái thì mới đúng với nguồn gốc tên gọi ban đầu.

Lý do là vì vùng Cát Lái ngày xưa thường có lái buôn tụ về buôn bán nên dân gian gọi là vùng của các lái. Vì vậy phải viết là Các Lái mới có nghĩa.

Gò Vấp

Gò Vấp là tên của một quận vùng ven thuộc TP HCM. Theo các nhà nghiên cứu thì nơi đây tên là Gò Vắp mới chính xách.

Lý giải là vì trước đây, quận này là vùng đất cao có trồng nhiều cây vắp (loại cây thân gỗ rất cứng thuộc họ măng cụt) nên tên đúng phải là Gò Vắp.

Thanh Đa

Ở phường 26 và 27 của quận Bình Thạnh hiện có các địa danh như  Kinh Thanh Đa, cư xá Thanh Đa, chợ Thanh Đa… Nhưng theo đúng thì địa danh này có nguồn gốc từ tên gọi Thạnh Đa.

Thôn Thạnh Đa thuộc tổng Bình Trị (sau thuộc Bình Trị Thượng), huyện Bình Dương, có từ năm 1818. Trong sách Gia Định Thành Thông Chí đều có ghi tên thôn Thạnh Đa. Về sau, do bỏ dấu khi in trên bản đồ thời Pháp, nên địa danh Thạnh Đa biến thành Thanh Đa như hiện nay.

Rạch Chiếc

Cầu Rạch Chiếc ở cửa ngõ phía Đông TP HCM.

Đây là con rạch tại phường Phước Bình (TP Thủ Đức). Con rạch này nối sông Sài Gòn với sông Đồng Nai ở phía đông. Ngoài ra còn có Cầu Rạch Chiếc nổi tiếng với trận đánh giải phóng Sài Gòn hồi tháng 4-1975.

Tuy nhiên, viết Rạch Chiếc là không đúng. Các nhà nghiên cứu cho rằng phải là Rạch Chiết. Lý do là vì xưa rạch này có nhiều cây chiết. Đây là “cây mọc hoang, thấp nhỏ, lá lớn, hay mọc hai bên mé sông, thường ra lá non, mùi chát chát có thể ăn như rau”. Vì vậy nếu viết là Rạch Chiếc thì không có ý nghĩa.

Chí Hòa và Kỳ Hòa

Theo các nhà nghiên cứu, Chí Hòa là tên một làng ở Gia Định và được quân đội ta lấy tên để đặt cho một đại đồn thời chống Pháp. Khi quân Pháp dồn lực lượng tấn công, đại đồn Chí Hòa thất thủ.

Chí Hòa là cách gọi của người Pháp còn tên Kỳ Hoà là cách gọi của người Việt. Theo nhà văn Sơn Nam, Chí Hòa mới là âm gốc, Kỳ Hòa là cách gọi sai.

Lương Nh Hc

Đường Lương Nhữ Học ở quận 5, TP HCM.

Đường Lương Nhữ Học (quận 5, TP HCM) cũng được cho là đang viết sai. Theo nhà nghiên cứu, tên của vị danh nhân này là Lương Như Hộc. Ông là quan, danh sĩ thời hậu Lê và từng hai lần làm sứ giả sang Trung Quốc. Ông Lương Như Học cũng có công truyền lại nghề khắc bản gỗ in cho dân làng Liễu Tràng, Hồng Lục (tỉnh Hải Dương ngày nay).

 

Quang Trung – Nguyễn Huệ – Thiên tài quân sự của dân tộc Việt

Nguyễn Huệ sinh năm Quý Dậu (1752), là em của Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Khi còn nhỏ, Nguyễn Huệ thường được gọi là chú Thơm, là em thứ...

Ký ức Sài Gòn qua khứu giác

Ấn tượng thị giác thì nhanh chóng và tức thời. Cái nhìn đầu tiên về một con người, sự vật luôn mang lại nhiều cảm xúc nhất. Nên mới có...

Lịch sử tên “Sài Gòn”

Cái tên ‘Sài Gòn’ đã có trên 300 năm và từng được dùng để chỉ một khu vực với diện tích khoảng 1 km² (Chợ Sài Gòn) có đông người...

Để móng tay dài là một cách khẳng định địa vị xã hội ở Việt Nam thời thuộc địa

Móng tay dài là hình ảnh không hiếm gặp ở Việt Nam thời thuộc địa. Trong xã hội cũ, để móng tay dài là một cách khẳng định địa vị...

Cuộc sống ở Huế và Đà Nẵng năm 1970

Nữ sinh trên xe Honda, hiệu cắt tóc ở nông thôn, xóm ổ chuột bên sông… là những hình ảnh sống động về đời thường ở Huế và Đà Nẵng...

Kẹt xe ngày trước ở Sài Gòn

Những khoảnh khắc đẹp của Sài Gòn ở những thập niên trước thật dễ khiến người xem nao lòng. Với nhịp độ hối hả của cuộc sống hiện đại, chúng...

Điểm khác biệt lớn nhất giữa người quân tử và kẻ tiểu nhân

Người xưa có câu: “Gần son thì đỏ, gần mực thì đen”, nên họ rất coi trọng việc nhìn người để kết giao. Vô luận là kết giao bạn bè, tìm kiếm bạn...

Thú vui “tao nhã” của trẻ em thành phố một thời

Đi tìm bắt các loài côn trùng là thú vui “tao nhã” của trẻ em thành phố một thời, nay dần bị lãng quên vì nhiều lý do. Các loài...

Nét thú vị trong “ca dao Hán Việt”

Trong kho tàng ca dao Việt Nam có một số ca dao nửa Việt, nửa Hán đọc lên rất lý thú và dường như ít được nhắc đến trong chương...

Đường Lê Văn Duyệt – Sau 45 năm “Châu về hợp phố”

Con đường này hình thành từ bao giờ? Lần đầu tiên con đường được vinh dự mang tên “Lê Văn Duyệt” vào năm nào? Tại sao năm 1975 con đường...

Phụ nữ Việt trong tà áo dài xưa

Từ ngày xưa, chiếc áo dài được coi là một biểu trưng cho nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Vẻ đẹp mềm mại, dịu dàng và kín đáo của...

Ophelia cứ một hai – Có hương thảo có nhớ thương

Tất cả bắt đầu bằng món gà ướp lá hương thảo nướng ở cái quán nhỏ trong một con hẻm bên kia cầu Lê Văn Sỹ. Không gian này đã...

Exit mobile version