Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Phòng trà Sài Gòn trước 75

Năm 1954, nhiều nhạc sĩ, ca sĩ miền Bắc tới Sài Gòn định cư. Nền tân nhạc ở miền Nam thời kỳ này đa dạng với nhiều dòng nhạc dành cho nhiều tầng lớp khán giả. Thị trường âm nhạc sôi động cùng những ca sĩ nổi tiếng giúp các phòng trà bước vào thời kỳ hoàng kim. Tới phòng trà nghe nhạc là một nét văn hóa của Sài Gòn khi đó.

Những phòng trà thời đó được mở ra khắp nơi. Có thể kể tới một số như Văn Cảnh trên đường Calmete, Đức Quỳnh đướng Cao Thắng, Anh Vũ đường Bùi Viện… Đến khi tổng thống Ngô Đình Diệm cấm khiêu vũ thì một số vũ trường cũng biến thành phòng trà như Tự Do, Baccara… Thời kỳ đó, Sài Gòn có 5 phòng trà nổi danh nhất là Queen Bee, Tự Do, Ritz, Maxim’s, Đêm Màu Hồng với các ban nhạc tên tuổi và các giọng ca ngôi sao.

Phòng trà Đêm Màu Hồng với ban nhạc gia đình gồm Thái Thanh, Hoài Bắc (tức Phạm Đình Chương), Hoài Trung, Thái Hằng. Tên phòng trà cũng được đặt theo tên một ca khúc của Phạm Đình Chương. Queen Bee, Tự Do, Maxim’s nổi tiếng với các giọng ca của Khánh Ly, Lệ Thu. Ritz có ban nhạc The Dreams với ca sĩ Julie Quang, ông chủ phòng trà Jo Marcel cũng là một ca sĩ. Về sau Khánh Ly cũng mở một phòng trà mang tên mình.

Ban hợp ca Thăng Long: Thái Thanh, Hoài Bắc, Hoài Trung. (Ảnh tư liệu)

Một loại phòng trà ca nhạc khác nữa là phòng trà sinh viên. Trong khi các phòng trà nổi tiếng là nơi dành các khán giả cao cấp thì phòng trà sinh viên do sinh viên mở ra và để dành cho chính họ. Trong số đó có Quán Văn với Khánh Ly và Trịnh Công Sơn thời kỳ đầu sự nghiệp.

Những nhạc công biểu diễn ở phòng trà cũng có các nhạc sĩ nổi tiếng, như Nguyễn Ánh 9 thường đệm dương cầm cho các ca sĩ Khánh Ly, Thái Thanh. Cũng có một vài giọng ca hàng đầu của Sài Gòn khi đó như Duy Trác, Sĩ Phú hầu như không xuất hiện ở phòng trà. Ngoài Sài Gòn, còn có những phòng trà ở Đà Lạt và một số thành phố khác.

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, các phòng trà của Sài Gòn đều đóng cửa.

Dưới đây là hình ảnh phòng trà Sài Gòn vào năm 1970 với minh tinh Lê Quỳnh và nữ nghệ sĩ Lâm Cơ trích trong bộ phim “From Saigon to Dien Bien Phu” (Từ Sài Gòn tới Điện Biên Phủ). Đây là phim nhựa gốc 35mm được chụp lại từng khung hình một và tái phục dựng dưới công nghệ 2k mới và tiên tiến với sự hợp tác về kỹ thuật của Spectra Films Studio, Hollywood. Phim được lưu trữ và bảo vệ bản quyền tại The United States Copyright Office (USCO) Hoa Kỳ.

Những hình ảnh sinh động về khu vực trung tâm Sài Gòn năm 1968

Trường ngoại ngữ International House, ga Sài Gòn cũ, trường Trung học nữ sinh Gia Long… là những hình ảnh sinh động về khu vực trung tâm Sài Gòn năm...

10 câu chuyện ngắn về bài học làm người giản đơn mà sâu sắc

Cuộc sống đôi khi thật đơn giản chứ không phải là điều gì cao siêu hết. Bởi đơn giản chính là trí huệ, sống đơn giản sẽ mang đến niềm vui,...

Bỏ quên con sinh

Họ Công Sách(1) sắp tế. Trong các lễ vật bỏ quên không đặt con sinh(2), Khổng Tử nghe thấy chuyện, nói rằng: - Trong hai năm nữa, họ Công Sách...

Tên các ngày trong tuần của Trung Quốc thời xưa

Kiến thức ngày nay, số 161, Chuyện Đông chuyện Tây, trang 112 có nói rằng sau khi tiếp xúc với phương Tây và áp dụng tuần lễ bảy ngày thì...

Chuyện về Công tử Bạc Liêu – Kỳ 2 – Bá hộ Bì kén rể thầy thông Thầy ký Trạch trở thành rể quý

Chưa bao giờ Nhà Lớn trải qua những ngày tưng bừng nhộn nhịp như mấy ngày ông Hội đồng làm lễ - trước lễ sau tiệc - mừng ngày Cậu...

Đại thần Nguyễn Trọng Hợp (1834-1902) một nhân cách lớn thời Nguyễn

Sách các tác gia Việt Nam thế kỷ XIX, ở Huế có hai ông hoàng con vua Minh Mạng là Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (1819-11870) và Tuy Lý Vương...

Trên dòng sông Sài Gòn: 1991- 1993

Ảnh do nhiếp ảnh gia người Đức Hans-Peter Grumpe thực hiện từ năm 1991 – 1993, được đăng tải trên trang web Hpgrumpe.d Từ sân thượng của khách sạn Caravelle...

Thao thức tiếng xích lô máy Sài Gòn xưa

Trước năm 1975, tụi con nít Sài Gòn rất thích đi xe xích lô máy, một phần vì lạ, phần nữa là ngồi xe xích lô máy có chút mạo hiểm....

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 3

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Ly kỳ quanh  Khúc Thụy Du

Nhà thơ, nhà văn, nhà báo Du Tử Lê (1941-2019)  có hàng trăm bài thơ đã được phổ thành ca khúc, nổi trội nhất là bài hát Khúc Thụy Dudo...

Từ mì đến miến và vằn thắn

Trong Từ điển tục ngữ Hán - Việt của Lê Khánh Trường . Lê Việt Anh (Nxb. Thế giới, 2002), các tác giả đã giảng câu Công yếu hồn đồn,...

Vì sao người ta chửi là “đồ quỷ Sa Tăng”?

Sa Tăng có công bảo vệ Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh, cuối cùng đắc đạo và trở thành Kim thân La Hán. Vì cớ gì mà thỉnh thoảng vẫn...

Exit mobile version