Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Sài Gòn Tết xưa

Saigon xưa luôn là một cảm hứng đối với hầu hết người Sài Gòn ngày nay, dangnho muốn chia sẻ lại những hình ảnh tuyệt vời của ngày xưa. Người Sài Gòn đã có những cái Tết rất tuyệt vời mà những ai từng trải qua, sẽ nhớ mãi.

Chợ hoa Tết đường Nguyễn Huệ.

Chợ hoa Tết đường Nguyễn Huệ, đoạn trước khách sạn Hotel Catinat.

Phụ nữ Sài Gòn mặc áo dài truyền thống dạo chơi chợ hoa ngày Tết.

Vào dịp trước và trong Tết, những chợ hoa ở Sài Gòn thu hút lượng lớn người dân và khách ở các vùng lân cận đến vui chơi, chụp ảnh.

Nhắc đến Tết, người Sài Gòn từ xưa đến nay điều đầu tiên luôn nhớ đến là chợ hoa đường Nguyễn Huệ – sau này phát triển thành đường hoa.

Hàng hóa bày bán ở các chợ Sài Gòn vào dịp cận Tết.

Chợ Tết xưa

Dưa hấu được đổ bán ngoài đường.

Trẻ con hào hứng với Tết.

Xe đò đông đúc, tấp nập ngày Tết.

Chợ hoa ngày Tết ở Sài Gòn

Quang gánh trái cây ở các chợ.

Bàn thờ gia tiên ngày Tết.

Đi lễ chùa đầu năm mới để cầu mong những điều tốt đẹp. Dịp đầu năm, người Sài Gòn lên chùa, miếu thắp nhang cầu nguyện an lành. Các địa điểm như Lăng ông bà Chiểu, chùa Vĩnh Nghiêm… luôn đông người đến viếng.

Pháo nổ đì đùng khắp các thôn xóm mỗi dịp Tết đến.

Khách đến chơi nhà cùng nhâm nhi tách trà nóng, ăn mứt, cắn hạt bí. Người người chúc nhau những câu tốt lành đầu năm.

Gia đình ba thế hệ cùng chụp ảnh lưu niệm khi đi chơi. Thợ chụp ảnh dạo ngày đó làm ăn khá phát đạt trong những ngày đầu xuân.

Giao lưu văn nghệ chào mừng năm mới.

Đường phố ngày Tết rộng thênh thang. Xe máy Dream Thái là phương tiện được ưa chuộng cách đây hơn 20 năm, chỉ những nhà giàu mới sắm được.

Tết về không thể thiếu vắng âm thanh đì đùng của bánh pháo tép.

Trẻ con thời ấy, nghe tiếng pháo nổ là vội vàng bịt tai.

Chỉ chờ bánh pháo nổ hết là xông vào nhặt những quả pháo điếc bị tịt ngòi để chơi.

Tết ở một võ đường.

Không chỉ là nơi đến mua hoa chưng Tết, chợ còn thu hút người dân đến tham quan, chụp ảnh dịp Tết đến xuân về.

Những nhành đào mang từ Bắc vào trở thành “hàng hiếm” được bày bán ở chợ Tết xưa của Sài Gòn. Ngày nay đào được chở vào nhiều hơn, bán rộng rãi tại các công viên như Gia Định, 23/9…

Những hộp mứt vuông vức được bày bán phục vụ người dân

50-60 năm trước, Tết của người Việt Nam không thể thiếu tiếng pháo. Trẻ con Sài Gòn những ngày này chỉ chực tụ tập, hò reo nghe tiếng pháo nổ mừng năm mới.

Xác pháo đầy đường.

Cũng có múa lân mừng năm mới như bây giờ.

Dịp Tết, do lượng người mua sắm đông khiến khu vực quanh chợ Bến Thành (quận 1) đông nghịt người, tình trạng kẹt xe cũng xảy ra.

Các khu chợ Sài Gòn những ngày cuối năm nhộn nhịp như trẩy hội. Tết bắt đầu từ chợ, từ sạp nhỏ đến cửa hàng lớn, chất đầy hàng hóa Tết. Nào là mứt bánh, lạp xưởng, rượu Tây rượu Ta, nước ngọt, bia, áo dài, áo đầm… không thiếu bất cứ thứ gì.

Tết Sài Gòn từ xưa tới nay không thể thiếu hoa. Những nhà vườn ở Gò Vấp, Hóc Môn, Thủ Đức… có đủ thứ hoa kiểng từ quất, mai, mai chiếu thủy, vạn thọ, cúc… Dọc bến Bình Đông vào những ngày cuối năm ngày nay vẫn còn hình ảnh tấp nập tàu bè bán hoa như đã từng có từ ngày xửa ngày xưa.

Một góc chợ hoa Tết rực rỡ sắc vàng của hoa cúc.

Một cô gái Sài Gòn ăn mặc rất “thời thượng” đeo kính đen, đạp xe đạp ngắm chợ hoa ngày Tết.

Những em bé nhỏ cũng được bố mẹ cho đi chơi chụp ảnh tại chợ hoa.

Cảnh buôn bán tấp nập ở chợ hoa.

Phụ nữ Sài Gòn chụp ảnh ở chợ hoa Tết đường Lê Lợi.

Những chậu hoa rực rỡ khoe sắc được xếp ngay ngắn cho khách đến ngắm và hỏi mua.

Không khí tươi vui ở chợ hoa Tết Sài Gòn những năm 60 mang đến cảm xúc bồi hồi cho nhiều người.

Tìm hiểu lính thú thời xưa : Lính triều Nguyễn

Đây là loạt bài về lính thú thời xưa, bao gồm từ thời các vua Nguyễn cho đến thời Pháp thuộc. Việt Nam trong thời Pháp thuộc được chia thành...

Chuyện Đời Xưa, Thể Hiện Sự Giữ Lửa Của Tiếng Nói Miền Nam Kỳ Lục Tỉnh

Quyển Chuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký là quyển sách bán chạy nhứt và đi vào lòng dân chúng nhiều nhứt trong số hàng trăm tác phẩm của nhà văn nầy....

Ví dầu tình Bậu muốn thôi nghĩa là gì?

“ Ví dầu tình Bậu muốn thôi, Bậu gieo tiếng dữ cho rồi Bậu ra …” Câu ca dao này ý nói cái thói nói xấu, kể tội nhau hay...

Cầu Long Biên – Xe đi “ngược” từ khi nào?

Từ bao giờ xe cộ đi “ngược” trên cầu Long Biên? Xe đi “ngược” có phải là ngược với quy tắc giao thông bên phải của người Pháp và người...

Phân tích chữ dược 藥

Chữ “dược” 藥 gồm có hai phần: một bộ và một chữ. - Bộ thảo 草 viết tắt thành ⺿, lá cỏ, cây cỏ, - Chữ lạc 犖 là vui...

Ý nghĩa của tên gọi “Trạng Trình” khi nói về Nguyễn Bỉnh Khiêm

Người ta thường gọi cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm là Trạng Trình. Là trạng thì điều này dễ hiểu vì cụ đỗ trạng nguyên. Là Trạng Trình thì cũng dễ hiểu...

Xuất xứ tên gọi Ba Son

Xin cho biết xuất xứ của tên gọi Ba Son (Nhà máy Ba Son)? Về tên Ba Son, trong Sài Gòn năm xưa, Vương Hồng Sến đã ghi nhận bốn...

Cuộc sống lưu đày của vua Hàm Nghi qua lời kể của nữ nhà văn Nga

Ngôi biệt thự này dường như được tạo ra cho hạnh phúc, cho niềm vui, cho cuộc sống. Nhưng khi tôi nhìn vào đôi mắt người chủ góc thiên đường...

Đòn bánh tét của má

Ngày trước má thường nói, giá mà ba còn sống để gói lấy chiếc bánh tét đầy đặn mà đặt trên bàn thờ ông bà ba ngày tết. Thế nhưng...

Số phận của nước Việt thời Xuân Thu – Chiến Quốc

Nhà nước Việt vụt hiện thành một quầng sáng trong huyền sử Trung Hoa vào cuối thời Xuân Thu – Chiến Quốc dưới triều đại của vị chủ tể truyền...

Ký ức chợ trời Sài Gòn trước 1975

Chợ trời là khu chợ mở ngoài trời với tính chất tự phát, nơi mọi người đến để bán hoặc trao đổi hàng hóa. Chợ trời thường không có các...

Nghề rèn An Tiêm

Nghề rèn truyền thống ở thôn An Tiêm, xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy được hình thành từ ngày Trần Hưng Đạo lập xưởng rèn quân khí cho quân đội...

Exit mobile version