Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tục vác kiếm thời xưa

Bản sắc không phải là điều gì quá to tát lớn lao như những mỹ từ trước nay người ta từng ca ngợi: “hiền lành, giản dị, thuần nông, yêu hòa bình, 4000 năm lịch sử…”, mà nó đơn giản bắt nguồn từ những chi tiết văn hóa nhỏ nhất, từ những thói quen thường nhật nhất. Nhưng những thói quen, lệ tục tưởng như nhỏ nhặt, rất đỗi bình thường đó tồn tại qua các thời đại – bất kể là nét văn hóa đó học từ Tàu hay do ta sáng tạo ra – thế nên chúng luôn nhất quán qua các thời kỳ triều đại trong lịch sử, thống nhất cho đại bộ phận dân chúng, đặc trưng khi so sánh tổng quan với các quốc gia khác, và chính chúng đã tạo nên nền tảng cho văn hóa Việt.

Những thói tục đó hiện hữu tản mác ở bất cứ nghi lễ, nghi thức cho đến nếp sinh hoạt thường ngày của người Việt, có thể kể đến các tục: ăn trầu, nhuộm răng đen, ngồi sập, đi (ngồi) võng… Đấy là thói quen của toàn quốc dân, ai cũng có thể sử dụng. Còn riêng với giới võ sĩ (tướng lĩnh, binh lính, người học võ…)  thì không thể không nhắc đến một thói quen lề lối: cách mang kiếm (đao). Cách mang kiếm của người Việt cũng rất nhất quán và đặc trưng – một tay cầm kiếm, vác lên vai.

Có thể nói rằng, trong quá khứ, nếu bạn bắt gặp một toán võ sĩ đều nhất loạt có cách mang kiếm như vậy, thì có thể khẳng định họ là người Việt Nam.

So sánh cách cầm kiếm của người Việt (Đàng Trong) với người Nhật trong bộ tranh Shuin-sen Kochi toko zukan.
So sánh cách cầm kiếm đặc trưng của võ sĩ các nước phương Đông: vác kiếm (Việt), đeo một bên hông – số lượng kiếm mang theo thường từ một đến ba thanh (Nhật), đeo bên nách (Hàn), cầm theo tay (Trung).

Tất nhiên, đó chỉ là cách cầm vũ khí phổ biến và mang tính đặc trưng, tạo nên hình ảnh riêng biệt cho giới võ sĩ Việt, các cách thức mang kiếm khác như đeo hông, đeo sau lưng cũng không phải không có. Nhưng thường chỉ trong trường hợp họ mang theo nhiều đồ cụ hơn một thanh kiếm hay đao.

Khi mang theo nhiều hơn một thanh kiếm, người Việt có thể dắt kiếm sau lưng hoặc bên hông.

Nhắc đến cách cầm đao kiếm kiếm, còn phải nói đến cách cầm binh khí đứng hầu, cũng rất đặc trưng riêng biệt: một tay cầm binh khí dọc theo thân (tựa như bồng súng), một tay khum lại để trước ngực hoặc lên thân binh khí.

Cách cầm kiếm hầu.

Chú Hỷ Ông vua ngành logistics đường thủy ở Sài Gòn

Sài Gòn cách đây một thế kỷ không đông người và không có các phương tiện đi lại như ngày nay. Giao thông chủ yếu dựa vào đường thủy. Do...

Học giả Đào Duy Anh và việc biên soạn Hán Việt từ điển

Học giả Đào Duy Anh sinh ngày 25.4.1904 tại Thanh Hóa và mất ngày 1.4.1988 tại Hà Nội. Quê gốc của ông ở làng Khúc Thủy, tổng Tả Thanh Oai,...

Những dấu ấn lịch sử của trường nữ sinh đầu tiên và duy nhất tại Hà Nội

Trường Nữ sinh đầu tiên và duy nhất ở xứ Bắc kỳ năm xưa, nay là Trường THCS Trưng Vương Hà Nội, là một trong số ít những ngôi trường...

Xuất xứ tên gọi Ba Son

Xin cho biết xuất xứ của tên gọi Ba Son (Nhà máy Ba Son)? Về tên Ba Son, trong Sài Gòn năm xưa, Vương Hồng Sến đã ghi nhận bốn...

Nhan sắc mộc mạc của các thiếu nữ xưa làm say đắm lòng người

Trong thời hiên đại, với sự trợ giúp của các công nghệ rất dễ để các bạn trẻ, các chị em yêu cái đẹp có được những bức ảnh lung...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 22

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem.

Lục thập hoa giáp là gì? Cách tính năm, tháng, ngày, giờ theo can chi

Lục thập hoa giáp là sự kết hợp 6 chu kỳ hàng can với 5 chu kỳ hàng chi thành hệ 60 Cách tính năm, tháng, ngày, giờ đều theo...

Bi kịch một thời của vua lốp Nguyễn Văn Chẩn

“Chẳng hiểu sao gã tá điền suốt ngày quần quật bóc lốp, ăn không dám ăn no, mặc chỉ dám dùng loại rẻ tiền nhất mà lại bị liệt vào...

Cuộc đời thăng trầm và cuối đời nghèo khó của những nhạc sĩ nhạc vàng

Những nhạc sĩ góp phần làm nên nhiều tác phẩm ấn tượng của dòng nhạc này, không hiếm người phải trải qua nhiều biến cố, thăng trầm của cuộc đời....

Nhà thờ Đức Bà – nhà thờ cổ nổi tiếng nhất Sài Gòn

Nhà thờ Đức Bà là một công trình tiêu biểu của Sài Gòn và là địa điểm mà bất cứ du khách nào cũng ghé thăm khi đặt chân đến...

Thời Vua Hùng không có ‘văn hóa đóng khố’

Đã đến lúc cần cấp tốc loại bỏ thứ “văn hóa đóng khố” ra khỏi nhận thức về trang phục thời đại Hùng Vương, vì đó là một sai lầm...

Đi ăn cháo tiều trong Chợ Lớn

Cách ăn của người Hoa cũng rất khác nhau. Nếu như người Quảng Đông chuộng những món chiên xào, hơi nhiều dầu mỡ, người Hẹ trung thành với vị cay nồng trong...

Exit mobile version