Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Bí ẩn ‘những chiếc chum của người chết’ ở Lào

Khu vực bí ẩn mang tên “những chiếc chum của người chết” cho đến nay vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp trong suốt 2.000 năm và là một trong những điểm du lịch thu hút du khách nhất tại Lào.

Rải rác trên hàng ngàn km2 của cao nguyên Xieng Khouang – hiện được gọi là “cánh đồng chum” là vô số những chiếc bình khổng lồ bằng đá rỗng ruột nằm ở đây hàng ngàn năm.

Ngày nay, những nhà khảo cổ học vẫn đang tiếp tục các cuộc khai quật và tìm hiểu. Mới gần đây, nhóm nghiên cứu đã phát hiện thêm hàng trăm chiếc chum đá này ở một khu vực có rất ít người.

“Những địa điểm mới này thực sự chỉ thỉnh thoảng mới được các thợ săn hổ tìm tới” Nicholas Skopal, một sinh viên khảo cổ học tại ANU cho biết. “Bây giờ chúng tôi đã khám phá khu vực này với hy vọng sẽ phác họa được một bức tranh rõ ràng về nền văn hóa này.”

Bên cạnh những chiếc chum khổng lồ có tuổi đời khoảng trên dưới 1.000 năm, nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy những vật tạo tác thời đồ sắt điển hình, bao gồm gốm trang trí, hạt thủy tinh, dụng cụ bằng sắt, đĩa đeo ở tai và trục quay để dệt vải.

Họ cũng tìm thấy một bộ đĩa được chạm khắc tuyệt đẹp, trang trí với các vòng đồng tâm. “Thật kỳ lạ, ngoài bộ đĩa chúng tôi cũng tìm thấy nhiều chiếc bình nhỏ, trông giống như chiếc chum khổng lồ nhưng được làm bằng đất sét”, một người trong nhóm nghiên cứu của nhà khảo cổ học Dougald O”Reilly chia sẻ. “Chúng tôi muốn tìm hiểu lý do tại sao người cổ xưa lại đặt những chiếc bình nhỏ giống hệt chum lớn để chôn cùng thi thể người chết”.

Lai rai cùng người Nam Bộ

Địa hình Nam Bộ nhìn chung bằng phẳng, thiên nhiên không nhiều bất trắc, sông ngòi chằng chịt thảy đều có đường ra biển rất gần, phù sa màu mỡ...

Lo cho đời phở

Tới đỉnh lâu rồi Tụt xuống hai đàng Thống nhất, tiến lên? Nhiều thịt quá, sợ mất khôn Tới đỉnh lâu rồi Theo Vũ Bằng thì phở lên tới đỉnh...

Tập bản đồ hành chính các tỉnh Nam kỳ 1909

Rút từ tập Atlas General L’Indochine Francaise xuất bản 1909 Bà rịa, Bạc liêu, Bến tre, Biên hòa, Cần thơ, Châu đốc, Chợ lớn, Gia định, Gò công, Hà tiên,...

Vì sao lễ mừng thọ của cổ nhân không thể thiếu quả đào?

Thời xưa, cổ nhân rất tôn kính người già, người lớn tuổi. Bởi vậy, rất nhiều nơi đều có phong tục tổ chức lễ mừng thọ 60, 70, 80 tuổi…...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 7/25 – Trò chơi xí cột của các đại danh từ Mã Lai

Chúng tôi không biết ở Trung và Bắc có trò chơi xí cột hay không nên phải giải thích sơ qua vài dòng. Trò chơi thường xảy ra ở một...

Câu chuyện về lòng tử tế

Chiều đi ăn với mấy đứa bạn xong đi học về đói bụng ghé tiệm xôi chay ở trên Nguyễn Văn Đậu. Đang vừa đợi mua xôi cầm điện thoại...

Vua Bảo Đại về nước sau 10 năm du học ở Pháp

Sau 10 năm du học ở Pháp, ngày 16/8/1932, vua Bảo Đại xuống tàu về nước. Ngày 8/9/1932 tàu chở vua về đến Đà Nẵng… Bộ ảnh vua Bảo Đại...

Kỹ nghệ nước mắm ở Đông Dương (5/7) – Chương IV: Buôn bán nước mắm ở Đông Dương

Nước mắm ở Nam Kỳ và Nam Trung kỳ đưa ra thị trường thường đựng trong các tĩn. Các tĩn này làm bằng đất nung đến từ Chợ Lớn có...

Có ngày tốt hay xấu không?

Viết về phong tục cổ truyền mà cố tình lảng tránh vấn đề này, ắt không thoả mãn yêu cầu của số đông bạn đọc, vì lễ cưới, lễ tang,...

Chai rượu trắng – Một thời khốn khó

Hồi những năm 1960 ở miền Bắc thực hiện hợp tác xã triệt để nên ở vùng nông thôn cái gì cũng thiếu thốn, khó kiếm, khó mua. Bữa cơm...

Hình ảnh hiếm có về đạo Cao Đài ở Tây Ninh năm 1930

Hình ảnh hiếm có về đạo Cao Đài thời điểm tôn giáo này mới hình thành được nhiếp ảnh gia Thụy Sĩ nổi tiếng Walter Bosshard ghi lại chân thực...

Nước mắm trong lịch sử và văn hóa của người Việt

Nước mắm không chỉ được ghi nhận trong thư tịch cổ Việt Nam mà còn được phản ánh trong các hồi ký, nhật ký của những người phương Tây từng...

Exit mobile version