Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chiếc chuông kêu không ngừng suốt 175 năm

Gần 2 thế kỷ qua các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân thiết bị chuông kỳ lạ được trưng bày ở Đại học Oxford, Anh, vẫn không ngừng phát ra tiếng kêu từ khi ra đời năm 1840.

Chiếc chuông trưng bày ở Phòng thí nghiệm Clarendon của Đại học Oxford. (Ảnh: Wikipedia)

Vào giữa thế kỷ 19, Robert Walker, giáo sư vật lý ở Đại học Oxford mua được bộ pin thiết kế để đẩy quả cầu kim loại dao động nhanh giữa 2 khối chuông nhỏ.

Cho đến nay, thiết bị mang tên Oxford Electric Bell này vẫn phát ra tiếng kêu sau 175 năm ra đời. Các nhà khoa học cho biết chiếc chuông phát ra tiếng kêu hơn 10 tỷ lần, theo Smithsonian Magazine.

Chiếc chuông là sản phẩm của Watkins và Hill, một công ty sản xuất dụng cụ ở London, Anh. Nó được gửi đến Walker kèm theo tờ ghi chú “Sản xuất năm 1840”. Hiện nay, chiếc chuông đang được trưng bày tại Phòng thí nghiệm Clarendon thuộc Đại học Oxford.

Các nhà nghiên cứu chưa rõ cơ chế nào giúp thiết bị được sách Kỷ lục Guinness ghi nhận là “bộ pin bền nhất thế giới” hoạt động lâu như vậy. Việc tháo thiết bị để nghiên cứu có thể phá hỏng nó.

Thiết bị sử dụng pin khô, một trong những dạng pin điện đầu tiên do linh mục kiêm nhà vật lý Giuseppe Zamboni phát triển vào đầu thế kỷ 19. Pin khô bao gồm các đĩa tròn bằng bạc, kẽm, lưu huỳnh hoặc vật liệu khác đặt xen kẽ nhau để sản sinh dòng điện cường độ thấp.

Cấu tạo bên trong khối pin chưa được làm rõ, nhưng lớp phủ bên ngoài là lưu huỳnh“, AJ Croft, nhà nghiên cứu từng làm việc tại Phòng thí nghiệm Clarendon, cho biết trong một bài báo trên tạp chí Vật lý học châu Âu đăng năm 1984. “Zamboni chế tạo những khối pin tương tự, gồm khoảng 2.000 lá thiếc mỏng dính vào giấy phủ hợp chất kẽm lưu huỳnh ở một mặt và mangan dioxide ở mặt kia“.

Chiếc chuông không kêu inh ỏi như đồng hồ báo thức mà chỉ phát ra âm thanh rất nhỏ bởi dòng điện chạy qua có điện thế rất thấp. Để khám phá bí ẩn của Oxford Electric Bell, các nhà nghiên cứu chắc chắn phải đợi cho tới khi bộ pin cạn điện hoặc thiết bị tự hỏng theo thời gian.

Lê Lợi có phải là người Mường?

Đồng bào vùng Lam Sơn ngày nay vẫn thường gọi Lê Lợi là đạo Cham và Nguyễn Thận ở Mục Sơn là đạo Mục. Căn cứ vào những tài liệu...

Vì sao nói “Con gái mười hai (12) bến nước”?

Mười hai bến nước trong “phận gái 12 bến nước” là gì? Có phải chăng là 12 cương vị trong xã hội xưa của ta và Trung Quốc như: Cao...

Chú Hỏa một trong đại tứ gia lừng lẫy Sài Gòn

Chú Hỏa gốc ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Tên khai sinh là Hứa Bổn Hòa (Hui Bon Hoa). Tổ tiên ông vào miền Nam Việt Nam sau khi người...

Chuyện ‘cười ra nước mắt’ thời tem phiếu

Nhiều năm, các kho lương thực Hà Nội cạn kiệt, dòng người xếp hàng kín các cửa hàng mậu dịch. Gạo mốc trộn bo bo là điều không hiếm trong...

Những điều thú vị về cầu Ba Cẳng ở Sài Gòn xưa

Không chỉ có hình dáng lạ lùng, cầu Ba Cẳng còn gắn liền với những câu chuyện về giang hồ Sài Gòn trước 1975. Tọa lạc ở góc đường Bãi...

Những nơi có giá nước sạch đắt nhất thế giới

Tại Papua New Guinea, người nghèo phải bỏ ra hơn 50% thu thập để dùng nước sạch. Người dân ở một ngôi làng thuộc bang Gujarat, Ấn Độ, đứng kín...

Trẻ em Việt Nam và Trung Quốc được dạy nói dối

Wang Chong, phóng viên đầu tiên của Trung Quốc đã phỏng vấn cựu Tổng thống Barack Obama, có bài viết trên blog cá nhân phản ánh về tình trạng trẻ...

Nghĩa công nặng hơn tình riêng

Tình với nghĩa cùng là quý, không quyết hẳn được bên nào nặng hơn bên nào. Cho nên ta phải cân nhắc cho cẩn thận: tình nặng hơn nghĩa thì...

Huế xưa

Cùng nhìn ngắm một số hình ảnh yên bình của xứ Huế năm xưa Nhà sách Phú Xuân thời xưa – Ảnh : Nhan’s Blog Khách sạn Morin nhìn từ...

Tại sao chúng ta phải tỏ ra quyền lực với người nghèo?

Tôi vẫn nghĩ giá trị của một người to lớn và khó đong đếm hơn bất cứ khối lượng tài sản nào họ sở hữu. Tôi cũng nghĩ hành động...

Chữ quốc ngữ bành trướng từ Nam ra Bắc

1. Chữ quốc ngữ buổi đầu ở Nam Kỳ thuộc Pháp Từ quốc ngữ dùng ở chương này dùng để chỉ tiếng Việt và chữ viết theo mẫu tự La Tinh. Tình...

Vụ trộm bức tranh Mona Lisa đã được giải mã như thế nào?

Đã có nhiều đánh giá cho rằng, nhờ vụ trộm nổi tiếng này mà bức họa Mona Lisa được cả thế giới biết đến. Ngày 21/8/1911, bức họa Mona Lisa...

Exit mobile version