Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Lượng vật chất nhân tạo vượt quá trọng lượng sinh khối toàn cầu

Khối lượng nhân tạo là gì?

Thế giới không trở nên lớn hơn nhưng dân số con người vẫn tiếp tục tăng lên, tiêu thụ ngày càng nhiều tài nguyên và làm thay đổi chính môi trường mà chúng ta đang sống.

Khối lượng nhân tạo được định nghĩa là khối lượng vật liệu vô tri do con người tạo ra thông qua việc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên và nguyên liệu hóa thạch.

Vào năm 2020, lần đầu tiên khối lượng do con người tạo ra, hay còn gọi là khối lượng nhân tạo đã vượt quá trọng lượng khô (trừ nước và chất lỏng) của tất cả sự sống trên Trái đất bao gồm cả con người, động vật, thực vật, nấm và vi sinh vật.

Tốc độ gia tăng của khối lượng nhân tạo

Trong khoảng hơn một thế kỷ qua, khối lượng do con người tạo ra đã tăng lên nhanh chóng, cứ sau 20 năm thì tăng gấp đôi.

Để xây dựng đường xá, nhà cửa, tòa nhà, giấy in, cốc cà phê, máy tính và tất cả những thứ khác do con người tạo ra, cần hàng tỷ tấn nhiên liệu hóa thạch, kim loại và khoáng sản, gỗ và các sản phẩm nông nghiệp.

Hàng năm, chúng ta khai thác gần 90 tỷ tấn nguyên liệu thô từ Trái Đất để sản xuất ra các vật liệu nhân tạo. Tỷ lệ tích lũy khối lượng do con người tạo ra hiện đã đạt 30 gigatons (Gt) – tương đương với 30 tỷ tấn – mỗi năm, dựa trên mức trung bình trong 5 năm qua. Điều này tương ứng với việc mỗi người trên thế giới sản xuất nhiều hơn trọng lượng của họ mỗi tuần.

Tác động của khối lượng nhân tạo đối với các sinh vật khác

Trong khi khối lượng của con người chỉ chiếm khoảng 0,01% tổng sinh khối trên Trái Đất nhưng tác động của chúng ta lại vô cùng lớn. Chúng ta là một trong số ít loài có thể làm thay đổi môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả sự sống trên Trái Đất.

Với tốc độ hiện tại, trữ lượng một số vật liệu như nhiên liệu hóa thạch và khoáng sản có thể cạn kiệt trong vòng chưa đầy 100 năm. Do đó, các nhà khảo sát đang mở rộng phạm vi tìm kiếm khi họ tìm kiếm các nguồn nguyên liệu tươi, khám phá những nơi như Bắc Cực, biển sâu và thậm chí là các tiểu hành tinh.

Khi dân số thế giới tiếp tục tăng, áp lực lên môi trường tự nhiên cũng tăng theo. Việc tính toán tác động của con người đối với môi trường là vô cùng quan trọng nếu muốn bảo vệ sự sống trên Trái Đất.


Nguồn: visualcapitalist

Xóm Gà – Hoài niệm thương yêu

Vùng Sài Gòn -Gia Định có nhiều địa danh rất đơn giản, biều lộ tính mộc mạc, tả chân, có gì thì nói đó của dân Nam, rải rác khắp...

Ngắm nhìn phụ nữ miền nam trước năm 1975

Loạt ảnh của Philip Jones Griffiths – nhiếp ảnh gia kỳ cựu của hãng tin ảnh Magnum – đã khắc họa đầy chân thực những số phận khác nhau của...

Bánh su sê hay bánh phu thê?

Trong lễ cưới có nhiều lễ vật, nhưng không thể thiếu bánh "Su sê", nguyên xưa là bánh "Phu thê", một số địa phương nói chệch thành bánh "Su sê"....

Hương xuân ngày cũ, Sài Gòn trước năm 1975

Gần đây cư dân mạng truyền nhau những tấm hình, những video clip phim xưa có ghi lại những hình ảnh quê hương Việt Nam ngày cũ, đã làm sống...

Vì sao người ta chửi là “đồ quỷ Sa Tăng”?

Sa Tăng có công bảo vệ Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh, cuối cùng đắc đạo và trở thành Kim thân La Hán. Vì cớ gì mà thỉnh thoảng vẫn...

Về các loại dấu triện kim bảo trên sắc phong thần 1428- 1945

Trong nhiều di tích lịch sử văn hóa đình, đền, miếu thờ ở nước ta còn lưu giữ nhiều đạo sắc phong thần do các triều vua Lê, Mạc, Tây...

Hà Nội Và Tiếng Leng Keng Tầu Điện Xưa – Thu Hằng

Trong suốt nhiệm kỳ toàn quyền (1897-1902), Paul Doumer bỏ nhiều công sức để cải tiến cấu trúc thuộc địa và phát triển cơ sở hạ tầng tại Đông Dương....

Trương Định – Thủ lĩnh vĩ đại của nghĩa quân chống Pháp

Từ năm Tự Đức thứ 11 trở đi, đất nước đi vào khúc quanh lịch sử. Pháp bắt đầu đưa quân xâm chiếm đất nước ta: Tấn công Đà Nẵng...

Tại sao người Pháp gọi Đài Loan là Formose và người Anh là Formosa?

Tại sao người Pháp gọi Đài Loan là Formose và người Anh là Formosa? [caption id="" align="alignnone" width="640"] Alexander Synaptic[/caption] Những người châu  u đầu tiên phát hiện ra đảo...

Phạm Đình Hổ và câu chuyện từ chối chức Tế tửu Quốc Tử giám

Phạm Đình Hổ (1768-1839), là danh sĩ đời vua Minh Mệnh. Ông tên tự là Tùng Niên và Bỉnh Trực, còn có hiệu là Đông Dã Triều. Ông người xã...

Đâu là “mẫu người lý tưởng” của văn hóa Việt?

Hợp mặt văn hóa kỳ 4 ‘PHONG CHÂU MỞ HỘI TIÊN RỒNG’ do nhóm Vietology của GS Trương Bổn Tài tổ chức tại San Jose, GS Lưu Văn Vịnh có...

Vua Việt Nam thời xưa mặc gì?

Trên phim ảnh Việt Nam hiện tại, trang phục vua chúa chưa hoàn toàn được chính xác. Sau đây mình chỉ xin phép được giới thiệu qua 6 bộ trang...

Exit mobile version