Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cách chọn mua bơ ngon, không ngâm hóa chất

Thời gian gần đây, người dùng lo lắng trước thông tin công an phát hiện một cơ sở bơ ngâm hóa chất. Dưới đây là kinh nghiệm chọn bơ chuẩn bạn nên biết.

Bơ là loại quả vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng mà bà nội trợ nào cũng ưa thích. Trái bơ được coi là một loại siêu thực phẩm nhờ chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Bơ có thể chế biến thành các loại kem, sinh tố, salad hoặc trở thành một trong những nguyên liệu cho các món ăn.

Theo kinh nghiệm của nhiều người, bơ mua dù đã mềm tay nhưng khi ăn vẫn bị đắng là bơ non hoặc rất có thể là bơ ngâm hóa chất. Bơ chín ép do ngâm hóa chất thường rất sượng, không mịn như bơ chín cây.

Chọn bơ theo màu sắc cuống

Nếu lõi cuống có màu xanh mà quả bơ đã mềm tay rất có thể là bơ còn xanh, chín do ngâm hóa chất.


Bơ chín ép do ngâm hóa chất thường rất sượng, không mịn như bơ chín cây.

Để nhận biết bơ non hay già, hãy nhìn vào phần cuống. Cuống có màu nâu sậm là bơ đã chín quá, rất dễ bị nẫu. Trong khi đó, lõi cuống bơ màu hơi vàng chứng tỏ quả bơ vừa chín tới, rất ngon.

Chọn bơ theo màu vỏ

Một quả bơ sáp già sẽ thường có da căng bóng, không bị ọp, cầm chắc tay. Bơ chín tự nhiên thường có phần vỏ căng bóng nhưng vẫn hơi sần sùi. Khi bóp nhẹ hơi mềm, cầm chắc tay và không ọp. Ngoài ra, bạn có thể bấm nhẹ vào cuống bơ, hơi mềm tay thì chọn. Dù phần đuôi chưa mềm nhưng quả bơ sẽ chín dần về sau.


Nếu muốn chọn những trái bơ béo, ngậy nên chọn bơ vỏ màu xanh.

Bơ nâu khi chín phần hạt sẽ tách khỏi thịt, lắc nhẹ kêu lúc lắc. Tuy nhiên, khi lắc hạt lăn qua quá rõ thì quả bơ đó thịt sẽ mỏng. Bơ dáng tròn thường hạt to, ít sơ còn bơ dáng thuôn dài hạt nhỏ, thịt lại dày. Tuy nhiên, tùy vào giống bơ thì hàm lượng chất béo khác nhau chứ hình dáng bên ngoài không thể quyết định được.

Nếu muốn chọn những trái bơ béo, ngậy nên chọn bơ vỏ màu xanh, khi chín có màu xanh sáng, bóng, lấm tấm điểm vàng.

Chọn bơ theo độ mềm của quả

Khi bạn lấy tay sờ vào quả bơ, hãy chọn quả vừa mềm tay vì khi đó bơ vừa chín tới, không nên quá nhũn hoặc quá cứng để tránh quả xanh hoặc đã chín nẫu.

Hướng dẫn bảo quản bơ đúng cách

Khi mua được bơ, bạn cũng cần biết cách bảo quản bơ tốt nhất để quả bơ không bị hỏng. Dưới đây là hướng dẫn bảo quản bơ cho 2 loại quả là bơ đang chín và bơ đã chín.

Đối với quả bơ đang chín

Bạn nên để ở những nơi thoáng mát với nhiệt độ khoảng 23-25 độ C cho bơ chín đều, không nên để bơ tiếp xúc trực tiếp với mặt đất hoặc ủ kỹ quá trong túi ni lông hay thùng gạo sẽ khiến bơ không chín đều.

Có thể để những quả bơ này gần những loại hoa quả đã chín khác như chuối.


Bơ có thể dễ dàng chế biến được thành nhiều món để giúp bữa ăn thêm đa dạng.

Đối với quả bơ đã chín

Đầu tiên, bạn hãy làm sạch vỏ bơ nhẹ nhàng với nước ấm, sau đó bảo quản chúng với 1 trong 4 cách dưới đây:

Bọc nguyên quả bơ chín với giấy báo.

Cắt đôi quả bơ, sau đó bôi một lớp dầu ăn mỏng hoặc vài giọt chanh, bọc bơ bằng màng bọc thực phẩm rồi để vào ngăn mát tủ lạnh.

Để quả bơ vào cùng một củ hành tây trong một hộp kín (hành tây có thể thái mỏng để lót phía dưới) để ngăn chặn quá trình phân hủy quả bơ.

Thái bơ thành từng miếng nhỏ hoặc xay nhuyễn, rồi để trong hộp kín và bảo quản trong tủ lạnh để ăn dần.

12 nền văn minh nhân loại đã tàn lụi trong sự bí ẩn

Con người hiện đại chỉ có thể biết đến các nền văn minh này qua những tàn tích kiến trúc đồ sộ, thể hiện một trình độ phát triển đáng...

5 ‘nữ tướng’ của làng báo Sài Gòn xưa

Giai đoạn những năm 1920, làng báo Sài Gòn tự hào khi có 5 ‘nữ tướng’. Trong một giai đoạn mà xã hội Việt Nam còn nặng tư tưởng "trọng...

Nước Mắm và món chấm

Người Miền Nam ăn uống khẩu vị đặc biệt là “chua, ngọt và mặn”. Chua và mặn đã tạo nên nhiều món ngon độc đáo tiêu biểu miệt vườn. Chính...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 8

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

8 loại tiểu nhân nên cẩn trọng

Gặp gỡ nhìn nhận được quý nhân đã khó, nhận diện được kẻ tiểu nhân lại càng khó hơn. Cổ nhân đã đúc rút 8 loại tiểu nhân nên cẩn...

Ngôn ngữ Sài Gòn: những từ vay mượn từ tiếng Pháp

Sang đến thời kỳ “một trăm năm đô hộ giặc Tây”. Việt Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng đã trở thành thuộc địa của Pháp. Cũng vì thế,...

Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy – Bảo Đại – Vị hoàng đế cuối cùng của Việt Nam

Hoàng tử Vĩnh Thụy sanh ngày 23 tháng 9 năm Quí Sửu (23-10-1913), khi vua Khải Ðịnh mất thì Hoàng tử Vĩnh Thụy còn đang học ở bên Pháp (từ...

Điểm qua một số nhạc sư, nhạc sĩ vang bóng một thời

Những nhân vật của một thời này, nếu không có nhạc sư Vĩnh Bảo ghi chép lại, có lẽ sẽ đi vào quên lãng. • Ông Nguyễn Văn Kỳ (Chín...

Yêu nên tốt, ghét nên xấu

Cái thói thường: yêu thì nên tốt, ghét thì nên xấu, khen chanh thì chanh ngọt, chê hồng thì hồng chua. Trong bụng đã thế, thì cư xử chắc cũng...

Đôi Giày Rách Và Hai Đồng Tiền

Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người...

Hà Nội năm 1951 – 1954 qua ống kính cựu binh Lê dương người Đức

Dietrich Stahlbaum (sinh năm 1926) là một người Đức đã làm việc ở Việt Nam trong đội quân Lê dương của Pháp trong thời gian 1951-1954. Trong thời kỳ này...

Cửu Huyền Thất Tổ là gì? bao gồm những ai?

Cửu Huyền Thất Tổ (chữ Hán: 九玄七祖) là cụm từ thường xuất hiện trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam, với ý nghĩa bao gồm các vị ông bà tổ...

Exit mobile version