Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Trầu têm cánh phượng

Trầu têm cánh phượng là hình ảnh đẹp, gợi về truyện cổ tích Tấm Cám và tục ăn trầu đã trở thành tập quán, truyền thống của dân tộc Việt. Từ xa xưa, miếng trầu đã đi vào thơ ca, huyền thoại, cổ tích… phản ánh nhiều nét đẹp văn hóa, thăng hoa tình cảm, tình yêu thương con người, hình thành văn hóa vùng rõ rệt.

Nói đến trầu têm cánh phượng là nói đến miếng trầu vùng Kinh Bắc. Cũng vẫn nguyên liệu ấy, nhưng cách têm đẹp, kiểu cách, đã thể hiện sự khéo léo của những liền chị-người gái quê Kinh Bắc. Vì thế, miếng trầu có sức hấp dẫn đặc biệt và để lại ấn tượng sâu sắc cho bất cứ ai, dù chỉ một lần được mời. Trong giao tiếp ứng xử, “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Miếng trầu thường đi đôi với lời chào và một thái độ của người mời khách. Người lịch sự không “ăn trầu cách mặt”, nghĩa là đã tiếp, thì tiếp cho khắp – “Tiện đây ăn một miếng trầu. Hỏi rằng quê quán ở đâu chăng là?”.

Việc mời trầu cũng thể hiện sắc thái tình cảm tinh vi, tế nhị. Quý nhau mời trầu, ghét nhau theo phép lịch sự, cũng mời trầu. Ca dao có câu: “yêu nhau cau sáu bổ ba; ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười”. Còn không có trầu mà tiếp khách vẫn mời trầu như Nguyễn Khuyến, là một trường hợp lạ – “Đầu trò tiếp khách, trầu không có. Bác đến chơi nhà, ta với ta”. Đặc biệt nữa là miếng trầu hôi đãi khách của Hồ Xuân Hương. Miếng trầu có cái gì thật khác thường, chất chứa đầy sự thách thức và một bản lĩnh của người mời.

Trầu têm cánh phượng

Tết Hàn thực trong tôi

Mùng Ba âm – Tết Hàn thực – hạnh phúc giản dị là lẽo đẽo theo bước mẹ đi chợ rồi tíu tít bên các em nhỏ, quây quần bên...

Nghĩ về nghệ thuật của Thái Thanh

“… Nàng là một người đàn bà hát như một người đàn bà. Nàng mang trong giọng hát những ngày vui tươi và những ngày sầu khổ của đời nàng,...

Nguồn gốc hai chữ “cù là”

Bên cạnh các loại dầu gió chủ trị cảm mạo, dầu cù là cũng được dân chúng khắp nơi sử dụng một cách phổ biến, nhất là dùng để bôi...

Học giả Đào Duy Anh và việc biên soạn Hán Việt từ điển

Học giả Đào Duy Anh sinh ngày 25.4.1904 tại Thanh Hóa và mất ngày 1.4.1988 tại Hà Nội. Quê gốc của ông ở làng Khúc Thủy, tổng Tả Thanh Oai,...

Những nhược điểm của giới trẻ Việt Nam

Họ tiêu tiền rất nhanh, tiêu tiền quá mức cho phép, tiêu tiền quá khả năng thu nhập của mình. Những cái không đáng tiêu họ vẫn tiêu, những bữa...

Xứ Huế năm 1970 sống động qua ảnh

Đường Trần Hưng Đạo nhộn nhịp người xe, chợ An Cựu sầm uất, vẻ tráng lệ của nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế… là loạt ảnh đặc sắc về Huế...

Nam Phương hoàng hậu và những ngày cuối đời trên đất Pháp

Khi hay tin bà Nam Phương qua đời, vua Bảo Đại đã mua một chiếc quan tài bằng gỗ sồi, loại gỗ quý giá nhất của người Pháp để an...

Sài Gòn của tôi

Sài Gòn vẫn rất dễ thương/ Cái tên dù lạ con đường vẫn quen. Tôi hay “viện dẫn” hai câu thơ của mình mỗi khi phải hồi âm một cánh thư...

Người Việt thế kỷ 19 qua lăng kính sử gia Nhật

* Pháp Việt giao binh ký – Một tài liệu quý cho sự tu sử nước nhà Pháp Việt giao binh ký là cuốn sách chép cuộc chiến tranh của nước Việt...

Nền Giáo Dục Của Miền Nam Trước 1975

GS.TS. Nguyễn Thanh Liêm nguyên là Hiệu trưởng Petrus Ký – Sài Gòn, Chánh Thanh Tra Trưởng Ban soạn đề thi của Bộ Giáo Dục trong những năm 1965-1967, Thứ...

Sài Gòn thập niên 1920 qua loạt ảnh phục chế màu

Bộ ảnh Sài Gòn thập niên 1920 qua ống kính Léon Ropion, quan chức công trình công cộng người Pháp, được phục chế màu bởi nhóm Saigon Viewers. Đó là...

Cán dao đúc hình rắn và hổ nuốt chân voi trong nghệ thuật Việt

Cách đây gần 80 năm, phi công anh hùng người Pháp Saint-Exupery cho ra đời cuốn sách Le Petit Prince (Hoàng tử bé) mà sau này đã trở thành kiệt...

Exit mobile version