Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Các loại Visa đến Mỹ sống và làm Việc

Tìm hiểu các loại visa vào Mỹ sống và làm việc

Không ít công ty công nghệ khổng lồ ở thung lũng Silicon được sáng lập bởi dân nhập cư vào Mỹ. Đồng sáng lập Google – Sergey Brin là người gốc Nga; Andrew Grove – đồng sáng lập Intel là người gốc Hungary; Steve Chen của Youtube và Jerry Yang của Yahoo đều đến từ Đài Loan.   Những doanh nhân nhập cư vẫn tiếp tục gặt hái được thành công. Mike Kreiger – doanh nhân người Brazil chuyển đến sống tại California vào năm 2004 – là một trong hai đồng sáng lập của phần mềm Instalgram danh tiếng. Và còn rất nhiều tên tuổi nữa từ khắp nơi trên thế giới đã lập nghiệp thành công tại quốc gia đa chủng tộc và đa văn hóa này, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ.

Nếu bạn muốn thử sức ở miền đất hứa này, thì sau đây là một số cách để bạn có thể đến kinh doanh và lập nghiệp ở Mỹ.

Lựa chọn 1: Visa EB-5

Dành cho nhà đầu tư nước ngoài (Alien Investor). Để có được visa này, bạn cần đầu tư 1 triệu đô la Mỹ vào một cơ sở kinh doanh của Mỹ. Nếu cơ sở này nằm ở vùng sâu vùng xa, bạn chỉ cần đầu tư 500.000 đô la Mỹ.    Còn nếu bạn không có tiền, vẫn có những cách lựa chọn khác:

Lựa chọn 2: Visa EB-2 (C)

Đây là visa lao động. Tuy nhiên ở loại (C) này, bạn không cần có ai thuê. Điều bạn cần là bằng thạc sĩ hoặc cao hơn và khả năng đặc biệt trong lĩnh vực mà bạn làm việc. Bạn cũng cần phải chứng minh việc bạn đến Mỹ sẽ mang đến những lợi ích cho họ.   Nếu như bạn còn quá trẻ và không có khả năng đặc biệt nào, vẫn còn cơ hội:

Lựa chọn 3: Visa E-2

Lần này bạn không cần phải đầu tư cả triệu đô. Tất cả những gì bạn cần là thành lập một doanh nghiệp ở Mỹ với số vốn ban đầu ít nhất là 100.000 đô la. Bạn cũng cần phải là công dân của một trong các quốc gia có tên trong danh sách Treaty Investors (những nước có ký hiệp định thương mại với Mỹ).   Nếu thế mạnh của bạn là tài năng, bạn sẽ có thêm một lựa chọn khác:

Lựa chọn 4: Visa O-1

Visa O-1 dành cho những người có khả năng đặc biệt, bao gồm cả khả năng kinh doanh. Ví dụ như bạn viết được một phần mềm thú vị và được các báo Mỹ nhắc đến thì bạn có thể thử loại visa này. Bạn cũng cần một nhà tuyển dụng bảo lãnh. Hy vọng đó là một công ty mới khởi nghiệp tuyệt vời mà bạn muốn cộng tác.

Lựa chọn 5: Visa L1

Loại thứ nhất là L1A. Bạn cần phải là giám đốc hay lãnh đạo hàng đầu của một công ty có văn phòng ở quốc gia của bạn lẫn ở Mỹ. Bạn cần phải làm việc ít nhất một năm ở chi nhánh của công ty đó trong vòng 3 năm gần nhất. Công ty bạn phải có quyết định gửi bạn đến Mỹ.   Ngoài ra, nếu công ty bạn chưa có chi nhánh ở Mỹ, bạn có thể là người thành lập nó. Visa L1B không yêu cầu bạn phải làm giám đốc điều hành, nhưng bạn phải có kiến thức đặc biệt.   Nếu công ty đưa bạn đến Mỹ không phải là công ty bạn muốn làm việc suốt đời, bạn có thể chuyển việc khác.

Lựa chọn 6: Visa H1B

Visa H1B dành cho nhân viên. Có rất nhiều yêu cầu như bằng cấp lao động, giới hạn số lượng visa được cấp. Nếu bạn đã có được visa này, hãy tranh thủ khởi nghiệp ngay khi nó còn hiệu lực.

Lựa chọn 7: Visa B-1

Đây là visa kinh doanh chỉ có hiệu lực từ 3 đến 6 tháng. Bạn có thể gia hạn thêm 6 tháng nữa, tổng cộng là 12 tháng ở Mỹ. Một hạn chế nữa là visa này không cho phép bạn làm việc nhưng bạn hoàn toàn có thể thương thảo hợp đồng và xây dựng các mối quan hệ.   Có một số loại visa khác như J1, F1 cho phép bạn đến Mỹ nhưng không phải là loại visa trực tiếp dành cho doanh nhân.   Gần đây, có một loại visa mới gọi là Startup Visa đang được Quốc hội Mỹ bàn thảo, chưa được thông qua. Theo đó, loại visa này có thể cho phép doanh nhân nước ngoài kinh doanh tại Mỹ nếu gọi vốn được ít nhất là 100.000 đô la và thuê ít nhất hai nhân viên người Mỹ trong vòng 1 năm visa này có hiệu lực.

Đa tạ là gì?

Đa tạ là gì?  Khi cảm ơn nhau một cách trang trọng, người ta thường dùng chữ “Đa tạ!”. Đó là một từ Hán Việt, mà “đa” là nhiều, “tạ”...

10 địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi tới Việt Nam

Với đường bờ biển dài, tài nguyên thiên nhiên phong phú, những thành phố phát triển năng động, nền văn hóa đa dạng và những món ăn hấp dẫn... Việt...

Giới thiệu về hát Xẩm

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, hát Xẩm luôn có vai trò và tầm ảnh hưởng nhất định đối với nền âm nhạc Việt Nam nói riêng...

Nhạc sĩ Dzũng Chinh – Tác giả “Những Đồi Hoa Sim” chết trên đồi hoa Sim

Đã có một vài bài viết nói về cái chết của Nhạc sĩ Dzũng Chinh, nhưng tiếc là không chính xác. Bài viết này nhằm mục đích làm rõ cái...

Mong làm điều phải

Mong làm điều rất phải không bắt chước cách làm, rồi mà làm được, thế mới thật là khôn Nước Lỗ có người ở một mình một nhà. Bên láng...

Hình ảnh về cảnh Sát Quốc Gia thời VNCH

Tại miền Nam Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975, từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa, ngày 24-10-1956 ông Ngô Ðình Diệm thay cựu Hoàng Bảo Ðại trong chức vụ...

Thành Cổ Loa – Công trình quân sự quy mô của người Việt cổ

Với nguồn tư liệu khảo cổ học và cổ sử, có thể khẳng định, thành Cổ Loa được đắp vào thế kỷ III – II TCN dưới thời An Dương...

Đọc lại bài thơ “Trang Sử Cũ” – Bài học thuộc lòng một thuở

Nhắc đến bài thơ “Trang sử cũ” chắc trong chúng ta không có mấy người biết. Vì bài này được in trong sách Quốc văn toàn tập lớp Nhất (tức...

Cố đô Huế năm 1896 – 1900

Ngai vàng của vua, voi chiến trong Hoàng thành, vẻ tráng lệ của viện Cơ Mật… là loạt ảnh hiếm có về Cố đô Huế những năm 1896 – 1900....

Cú ngáng chân mở màn cuộc kiện tụng kéo dài hai thập kỷ

38 ngày sau tai nạn trượt tuyết, Andrew bị George, bạn cùng lớp, ngáng chân ngã, chấn thương đến tàn tật. Cha mẹ đôi bên bắt đầu cuộc chiến pháp...

Nghiên cứu khoa học về Cội nguồn Văn minh Trung Quốc

Tóm tắt: Dự án nghiên cứu này dựa trên cách nhìn hoàn toàn mới về tiền sử châu thổ Hoàng Hà với những nhân tố chứng tỏ rằng: văn minh...

Sài Gòn trước 1975 qua ống kính của Chuẩn Đô đốc hải quân Mỹ Charles F. Rauch

Loạt ảnh tư liệu quý về Sài Gòn trước 1975 của Chuẩn Đô đốc hải quân Mỹ Charles F. Rauch, thực hiện trong thời gian ông ở Việt Nam từ...

Exit mobile version