Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cách cách tẩy các vết bẩn trên quần áo hiệu quả bạn cần lưu lại

Với 16 mẹo sau đây, việc giặt giũ hằng ngày của bạn trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn nhiều. Cùng lưu lại khi cần bạn nhé.
Cách tẩy các vết bản trên quần áo:
1. Vết mực thường
Pha một muỗng sữa (thứ sữa hộp mà bạn vẫn uống hằng ngày) vào trong nước hâm nóng, đổ lên vết mực, chà thật kỹ như là xát xà bông vào quần áo vậy. Sau đó xả bằng nước lạnh là bộ quần áo của bạn trắng như trước ngay.
Nếu da bạn bị mực dính, hãy tẩy bằng chanh chà lên vết mực.
Bạn cũng có thể dùng nước Javel để tẩy mực trên quần áo. Nên chú ý là không nên dùng nước Javel tẩy quần áo hàng lụa mỏng, sẽ mau bị mục
2. Vết mực bút bi
Mực bút bi dính trên quần áo thường: Dùng bông gòn nhúng thật nhiều cồn 90 độ chà mạnh lên vết dơ. Khi mực bút bi đã mất đi, các bạn xả lại bằng nước lạnh. Dùng bông gòn nhúng Aceton (nước rửa móng tay) đắp lên chỗ dính mực bút bi. Khi mực đã bay đi, giặt lại bằng nước xà bông.

3. Vết mực in đen
Nhúng vết dơ vào sữa nóng, để đến khi nào vết dơ mất hãy lấy ra.
4. Vết mực in màu hay vết sơn
Muốn tẩy các vết mực in màu, đầu tiên, bạn dùng dầu ăn (dầu dừa, dầu phộng, v.v…) chà mạnh lên vết dơ. Sau đó, bạn dùng cồn 90 độ để tẩy.
5. Vết cà phê
Dùng nước cốt chanh xát mạnh, sau đó xả lại bằng nước lã. Hoặc dùng cồn 90 độ có pha nước lã chà, giặt.
Nếu cà phê dính trên các loại vải dày như vải làm khăn bàn hay làm khăn trải giường: Dùng một ít tròng đỏ trứng gà đánh tan trong một ít nước ấm chùi lên chỗ dơ. Sau đó, giặt lại bằng xà bông và nước lã.
6. Vết dầu mỡ
Dùng củ cải đâm nhỏ chà xát lên chỗ dính dầu mỡ. Sau khi vết dầu mỡ đã hết, xả lại bằng nước lã.
Dùng gòn nhúng vào mỡ nước, chà mạnh lên vết dầu. Sau đó, bạn ngâm áo quần có dính dầu vào nước ấm có pha xà bông bột.
7.  Vết thuốc đỏ
Nếu áo quần bạn bị dính thuốc đỏ, bạn có thể nhúng chỗ có dính thuốc đỏ vào nước pha bột giặt và vò xát thật kỹ lưỡng. Sau đó, bạn hãy lấy một ít xà bông bột đắp lên chỗ dơ và nhỏ lên đó vài giọt amoniac.
8. Vết nước trà
Lấy một miếng chanh chà mạnh lên chỗ vết nước trà, trong trường hợp không sẵn chanh, bạn nhúng ngay vào nước xà bông được đun nóng rồi vò đều tay. Cách này chỉ áp dụng khi vết nước trà mới bị vấy mà thôi.
9. Vết rỉ sắt
Muốn tẩy các vết rỉ sắt trên quần áo, các bạn có thể dùng dấm có pha nước lã để giặt.
10. Vết máu
Ngâm áo quần hay chà xát chỗ có dính máu bằng nước tiểu, chắc chắn các vết sẽ mất ngay. Dĩ nhiên là sau đó áo quần phải được giặt lại cẩn thận.
11. Vết mốc
Vào mùa mưa, khí trời ẩm thấp, áo quần thường bị mốc meo. Muốn tẩy các vết mốc, các bạn hãy làm pha một dung dịch nước và amoniac. Thể tích nước và thể tích Ammoniaque bằng nhau. Các bạn nhúng quần áo vào dung dịch này. Để ít lâu, các bạn vớt quần áo ra phơi khô. Sau đó, các bạn giặt lại bằng nước xà bông hoặc nấu lại.
12. Vết bùn
Muốn tẩy các vết bùn bắn vào quần áo, các bạn có thể dùng nước có pha giấm để tẩy.
Nếu áo quần bị dính bùn làm bằng len, các bạn cũng ngâm như cách trên, không cần vò xát gì cả.
13. Vết ố vàng
Nếu quần áo trắng hoặc màu lỡ bị ố vàng vì để lâu không mặc đến, muốn tẩy các vết này, các bạn hãy lấy một củ khoai lang tây luộc cả vỏ, dùng cả củ khoai chà xát lên áo quần như xát xà bông. Sau đó xả lại bằng nước lạnh và phơi ở chỗ có gió và mát.
14. Vết mồ hôi
Thường thường, nhất là trong mùa nắng, các áo thường bị dính những vết dơ do mồ hôi gây ra. Những vết này thường thấy ở chỗ cổ áo, nách áo. Muốn tẩy sạch các bạn nên ngâm áo quần vào nước ấm có pha nước Javel. Sau đó giặt lại bằng nước lã và xà bông.
Tuy nhiên nếu áo màu hoặc áo ny lon bạn không nên dùng nước Javel, mà phải ngâm áo trong nước lạnh hay nước ấm độ nửa giờ. Sau đó dùng nước có pha amoniac để tẩy chỗ vết dơ.
15. Vết cháy xém
Khi bàn ủi nóng làm cho đồ vàng cháy, nên lấy hàn the ngâm tan trong nước, chấm gòn hay dùng bàn chải mịn đánh lên vài lần rồi đánh lại với nước lã, dấu cháy sẽ mất.
16. Vết bùn trên len
Đồ len bị vết bùn, bạn nên lấy vải mềm hay gòn nhúng dấm chua có pha nước lau nhẹ lên chỗ dơ.

Ngôi chùa bị cháy

Một vị sư trụ trì không biết nguyên nhân vì sao ngồi chùa bị cháy nhưng ngài vẫn trầm tĩnh khi không biết làm sao cứu vãn khỏi tình hình...

Nguyên Sa – Từ thơ qua nhạc

Khi những người yêu thơ Nguyên Sa thì không một ai không biết đến tên Ngô Thụy Miên, một nhạc sĩ phổ thơ của Nguyên Sa đạt đến đỉnh điểm...

Tại Sao Có Năm Nhuận, Tháng Nhuận?

Từ mấy ngàn năm trước con người đã thấy cần có một phương tiện để ghi nhận thời gian. Điều quan trọng là phải biết các thời điểm để trồng...

Vì sao khi ăn đồ quá lạnh lại bị “buốt váng đầu”

Bạn đã bao giờ làm một hơi đá bào, kem hoặc nước lạnh, để rồi thấy não bộ buốt lạnh chưa? Kem là món ăn vặt tuyệt vời nhất trong...

Câu chuyện đằng sau bài hát ‘Ru Em Tròn Giấc Ngủ’

Nhạc sĩ Mặc Thế Nhân những năm giữa và cuối thập niên 1960 là một người lính hải quân hào hoa. Ông không ngại tâm sự cũng như chia sẽ...

Chúa Chổm có phải là vua Lê?

"Nợ như Chúa Chổm" là thành ngữ rất phổ biến để chỉ người lắm nợ. Nhưng tại sao Chúa Chổm lại lắm nợ như vậy ? Truyền thuyết kể rằng:...

Giữ thể diện khác biệt với “hư vinh” và “không nhận lỗi”

Người Trung Hoa cổ đại có câu: “Nhân hoạt nhất trương kiểm, thụ hoạt nhất trương bì”, ý nói con người sống không thể không có thể diện, giống như...

Bao la và yên ắng của Đà Nẵng năm 1991 – 1992 – Phần 2

Xe khách chạy bằng củi, làm pháo từ sách cũ, sửa xe đạp trên đường tàu… là những hình lạ về Đà Nẵng năm 1991 – 1992 của nhiếp ảnh...

Bộ sưu tập ấn ngà của vua Tự Đức

Nổi tiếng là ông vua hay chữ, vua Tự Đức có hẳn một bộ ấn ngà được chế tác rất tinh xảo, khắc những lời răn đầy ý nghĩa về...

Nhớ về Thương xá TAX !

Thương xá Tax có một lịch sử lâu đời và được bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ 19, là một phần của Sài Gòn xưa hoa lệ....

Lấy chồng sớm làm gì…

Thế nào là sớm hay muộn là tùy quan niệm và môi trường xã hội của mỗi người. Có người 28 tuổi vẫn là sớm, có người 23 tuổi đã...

Thương em mùa hoa sữa

Em ơi, hoa sữa về rồi, về nằm lười biếng trên một góc phố nghèo, về làm mướt trắng những con đường đã bao lần tôi qua thuở ấy, về...

Exit mobile version