Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nạ dòng là gì? 

“Nạ dòng vớ được trai tơ
Đêm nằm hí hửng như vơ được vàng
Trai tơ vớ phải nạ dòng
Như nước mắm thối chấm lòng lợn thiu.”

Câu ca dao đầy định kiến ngày xưa về người phụ nữ góa chồng hoặc chồng bỏ khiến không ít người cám cảnh.

Nạ dòng là gì? 

Gái nạ dòng chỉ người phụ nữ có con và đứng tuổi, đây là từ dùng với hàm ý coi thường, thường để ví von những người phụ nữ góa chồng hoặc qua một đời chồng ở thời phong kiến.

Theo phong tục Việt Nam, ngày xưa những người đàn bà goá chồng hay bị chồng bỏ thì chỉ còn cách lấy lẽ hay lấy kế, mặc dầu còn trẻ, còn xoan cũng ít ai lấy được trai tân (trai tơ).Những người đàn bà duyên phận hẩm hiu, qúa lứa lỡ thì, ngày xưa chỉ làm vợ lẽ nàng hầu, thời xưa rất khó lấy chồng.

Những ai là trai chưa vợ mà kết duyên với gái đã có một đời chồng, dù ít tuổi hơn mình, cũng bị làng trên xóm dưới cười chê. Ngược lại có những đức lang quân đã ngoại tứ tuần, đã hai ba đời vợ vẫn lấy được con gái tơ chỉ bằng tuổi con mình. Như vậy mà thiên hạ vẫn khen là đẹp đôi vừa lứa.

Quan niệm trọng nam khinh nữ thời phong kiến gây ra nhiều góc nhìn thiên lệch và đàn ông và phụ nữ, đặc biệt ở thời xưa, sự bình đẳng giữa hai giới hầu như không có, phụ nữ luôn là người phải chịu nhiều thiệt thòi, bên cạnh chuyện khó khăn trong việc tái hôn, người phụ nữ thời xưa còn bị gắn chặt thân phận với những quan điểm gia phong, nề nếp như “tam tòng tứ đức, công – dung – ngôn – hạnh”, ít được học hành, chỉ quanh quẩn ở bếp núc, con cái, luôn đứng sau thành công và các quyết định của đàn ông.

Chuyện trai tơ lấy gái nạ dòng ngày nay

Có một sự thật là phụ nữ sau một lần đổ vỡ thường có sức thu hút rất lớn đối với đàn ông, nhất là đàn ông trẻ tuổi. Họ hấp dẫn không phải chỉ bởi vẻ đẹp của “gái một con trông mòn con mắt” mà còn hấp dẫn bởi sự đằm thắm và thấu hiểu.

“Trai tơ lấy phải nạ dòng vừa khéo chiều chồng lại khéo nuôi con”, câu ca dao thời hiện đại đã đảo ngược vị trí của phụ nữ góa chồng hoặc li hôn, từ bị coi thường trở thành đáng trân trọng. Sự bình đẳng nam nữ thời nay đã đặt người phụ nữ vào vị thế xứng đáng những quan điểm cũ kỹ lạc hậu từ thời phong kiến đã không còn phù hợp,Thời nay, đàn ông hay phụ nữ đều được tự do yêu đương và kết hôn, theo luật pháp quy định, dù người phụ nữ ở thân phận nào, thì cũng được cảm thông, ghi nhận và trân trọng, đó là bước tiến vượt bậc về tư duy của xã hội hiện đại so với thời xưa.

Về thời điểm lên ngôi  của Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ

Từ trước đến nay, khi đề cập đến thời điểm lên ngôi của Nguyễn Huệ, nhiều tài liệu đã ghi chép đó là ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân...

Huình Tịnh Của và pho Quốc Âm Tự Vị của ông

Xây đắp cho văn quốc ngữ trong buổi đầu ở Nam kỳ, ngoài Trương Vĩnh Ký còn một người nữa cũng đáng kể là Huỳnh Tịnh Của (thường ký tên...

5 loại vũ khí đáng sợ nhất trong Thế chiến I

Một số vũ khí nguy hiểm đến mức khiến nhiều khu vực trở thành vùng đất chết và bị cấm sử dụng trong các cuộc chiến tranh sau này. Súng...

Chuyện tình đáng nhớ, tuy cũ nhưng là biển già trắng xóa

Francis Lai, nhà soạn nhạc người Pháp – “cha đẻ” của tình khúc “Love Story” bất hủ trong bộ phim cùng tên đình đám những năm 70 của thế kỷ...

Vì sao người ta nới “Trời đánh tránh bữa ăn”

Người ta vẫn thường nói “Trời đánh tránh bữa ăn”. Câu nói này bắt nguồn từ câu nói “Lôi Công không đánh người đang ăn cơm”. Vậy nguồn gốc và hàm ý...

Sài Gòn – Những tên đường xưa

Từ hơn một thế kỷ nay, nước Việt Nam đã chịu rất nhiều thay đổi về chánh trị, hành chánh, văn hóa, xã hội…. luôn cả tên đường của Sài...

Chơi chữ – thú chơi tao nhã, dí dỏm của người Việt

Chơi chữ là một phép tu từ từ vựng, lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ đẻ tạo sắc thái dí dỏm, hài hước… làm câu...

Sài Gòn năm xưa – Kỳ 4/9 – Xác định vị trí

Có cả thảy mấy vị trí mang tên “Sài Gòn” và tùy thời đại xoay hướng đổi chỗ như thế nào? 1. Prei Nokor,Sài Gòn của Cổ Cao Miên, trước...

Cảm Nhận Về Ca Khúc “Ai Cho Tôi Tình Yêu” Của Nhạc Sĩ Trúc Phương

“Ai cho tôi tình yêu Của ngày thơ ngày mộng Tôi xin dâng vòng tay mở rộng Và đón người đi vào tim tôi Bằng môi trên bờ môi Nhưng...

“Em chưa hát ca dao một lần” (Trịnh Công Sơn)

Cách nay hơn sáu chục năm, một chiều thu Việt - Bắc heo may. Trên đường đi công tác về, gần tới ATK - an toàn khu, Tố Hữu hồ...

Cốm làng Vòng – Hương cốm gọi mùa thu

Nghề truyền thống gắn liền với lịch sử phát triển văn hóa của đất nước. Qua các thời kỳ, người làm nghề hun đúc và tập hợp kinh nghiệm để...

Những góc khuất của phong trào Tây Sơn

Bài viết này không nhằm mục đích hạ bệ, hay đánh đổ vai trò lịch sử của phong trào nông dân Tây Sơn, ngược lại chúng tôi cho rằng phong...

Exit mobile version