Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ngoài người Do Thái, Hitler còn muốn giết nhóm người nào?

Trước khi Thế chiến 2 kết thúc, trùm phát xít Hitler mơ tưởng Đức quốc xã giành chiến thắng trước phe Đồng minh. Theo đó, Hitler và chính quyền phát xít Đức lên kế hoạch tiêu diệt nhóm người Slav sau khi “đuổi cùng giết tận” người Do Thái.

Ngay sau khi lên nắm quyền ở Đức, trùm phát xít Hitler thực hiện kế hoạch thanh lọc chủng tộc. Theo đó, người Do Thái trở thành mục tiêu bị chính quyền phát xít Đức bắt giữ và tiêu diệt. Theo thống kê, hơn 6 triệu người Do Thái bị Đức quốc xã giết hại trong Thế chiến 2.

Trước khi cuộc chiến ác liệt trên kết thúc, nhà độc tài Hitler còn vẽ ra viễn cảnh nước Đức và trục phát xít đánh bại phe Đồng minh.

Theo đó, Hitler lên kế hoạch cho tương lai của nước Đức và thế giới giai đoạn hậu Thế chiến 2. Trong số này có việc Đức quốc xã ấp ủ kế hoạch có tên “Generalplan Ost”. Mục tiêu của kế hoạch này là “đuổi cùng giết tận” người Slav và văn hóa của họ ra khỏi Đức, Đông Âu và trên phạm vi toàn thế giới.

Người Slav là nhóm chủng tộc tại khu vực Ấn Âu với ngôn ngữ cùng thuộc nhóm ngôn ngữ gốc Slav. Đây là một nhánh của các dân tộc Ấn-Âu và sống chủ yếu tại khu vực châu Âu, chiếm khoảng một phần ba dân số khu vực này, như người Nga, Czech, Bulgaria…

Hitler còn dự định nếu đánh bại và chiếm đóng Liên Xô thì sẽ trục xuất khoảng 31 triệu người Slav đến Siberia.

Những người Slav này sẽ bị biến thành “nô lệ” và làm việc cực nhọc tại các trại lao động của Đức quốc xã.

Phát xít Đức còn dự định giết hại hàng triệu người Slav hay biến họ thành nô lệ.

Trong vòng 30 năm sau khi Thế chiến 2 kết thúc, chính quyền của Hitler sẽ hoàn thành mục tiêu xóa sổ người Slav ở Đông Âu.

Lịch sử không diễn ra theo những gì Hitler và phát xít Đức lên kế hoạch. Đức quốc xã bị lực lượng đồng minh đánh bại và Hitler tự sát.

Theo đó, toàn bộ kế hoạch tiêu diệt người Slav của Hitler không bao giờ có thể thực hiện.

Nữ hiệu trưởng cuối cùng của trường Đồng Khánh

Cách đây 50 năm (1967). “Nàng trang điểm thật lộng lẫy. Nàng tạm từ bỏ nét trầm lặng thường nhật, giữ một vẻ mặt thật tươi để chung vui cùng...

Cầu ngói Thanh Toàn xứ Huế

Ai về cầu ngói Thanh Toàn Cho em về với một đoàn cho vui Ca dao xứ Huế Thời Thuộc địa, một công chức người Pháp ở Huế, ông Edmond...

Chuyện hai tháp chuông nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Ngày 2/5/1896, hai tháp chuông nhà thờ Đức Bà được xây thêm, trọng lượng các chuông không bằng nhau. Có tất cả 6 chuông lớn (sol: 8.785 kg, la: 5.931 kg, si:...

Vân ngón trỏ tay phải tiết lộ nhiều điều về bản chất con người

Vân ngón trỏ tay phải tiết lộ nhiều điều về bản chất con người. Chọn ngay vân tay giống với ngón trỏ tay phải của bạn: Kết quả trắc nghiệm:...

Mạnh Thường Quân và nước Tần

Mạnh Thường Quân(1) là một nhà nghĩa hiệp nước Tề, muốn sang nước Tần(2) để du thuyết(3). Có hàng nghìn người can ngăn mà không được. Sau Tô Tần đến...

Bàn về cái đạo tu thân

Thấy người hay thì phải cố mà bắt chước; thấy người dở thì phải tự xét xem có dở như thế không để mà sửa đổi. Chính mình có điều...

Hải chiến Hoàng Sa 1974 dưới góc nhìn nhà báo phương Tây

Nhà báo Bill Hayton nói trận hải chiến Hoàng Sa là câu chuyện thảm họa về các cá nhân muốn bảo vệ đất nước nhưng thất bại bởi khả năng...

Nhà “đại thể” hay vẫn là nhà xác?

Ở gần nhà tôi có nhà đại thể. Tôi tra trên mạng thấy đó là nhà xác mà sao lại gọi là "đại thể" vậy? Vì bất cứ lý do...

Lê Lợi và Lê Lai

Thuở cắp sách đến trường, tôi được học bài "Lê Lai liều mình cứu chúa". Mấy chục năm sau, tình cờ đọc sử biết thêm chuyện "Lê Lợi giết Lê...

Minh oan cho Petrus Ký về câu “Ở với họ mà không theo họ”

Có lẽ một trong những người gây nhiều tranh luận nhất trong lịch sử Việt Nam là ông Petrus Trương Vĩnh Ký (“Petrus Ký”).  Hơn một trăm năm sau ngày...

Bàn chuyện “Sến” trong âm nhạc – Sài Gòn xưa

“Sến” không chỉ được gói gọn trong phạm trù những ca khúc, mà nó còn bàng bạc trong nhiều mặt như: ăn mặc, hành vi, lời nói, phong cách của...

Chương trình “Lính hát lính nghe”

Mấy lúc gần đây, trên mạng xã hội (facebook) đã có vài bài viết nhắc lại các câu chuyện về Văn nghệ – truớc 1975 như các sinh hoạt của...

Exit mobile version