Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tại sao lại gọi là Ngã tư Ga? Ngã tư Ga ở đâu?

Ngã tư Ga là 1 cái tên được người dân địa phương đặt cho có từ trước 1975,vì trước đây khu vực này có 1 đường ray xe lửa chạy qua từ ga Gò Vấp đến Dĩ An và khu vực này có 1 con đường cắt ngang mà không có barie làm rào chắn nên thường xảy ra 1 số vụ tai nạn đáng tiếc và người dân gọi là Ngã tư Ga cho dễ nhớ.

Rõ ràng là câu trả lời này rất thiếu thuyết phục. Thứ nhất là vì lộ trình xe lửa không đi qua đây như đã nói trên. Thứ hai là giả sử có đi qua như câu trên nói thì chỉ là đường ray chớ không phải nhà ga.

Ga gốc tiếng Pháp là gare vì cầu gần ở ga tàu điện (tramway) Sài Gòn – Hóc Môn vào cuối thế kỷ 19 (xây dựng trong 2 năm 1896 – 1897) nên có tên trên.

Vị trí của cầu Ga sát ngay Ngã tư Ga, trên quốc lộ 1, hướng về phía Thủ Đức. Hiện nay khi xây cầu vượt, quốc lộ 1A tách thành 2 nhánh nên có Cầu Ga 1A và cầu Ga 1B, chiều dài khoảng 30 met.

Như vậy, cũng như chữ Ga trong cầu Ga, Ngã tư Ga mang tên này vì nó gần với một ga tàu điện được xây dựng ở đây cuối thế kỷ 19.

Đường tramway Saigon-Dakao-Gia Định hoạt động từ 1895-1896 và đến Gò Vấp ngày 13 tháng 8 năm 1897. Năm 1904, đường Saigon-Gò Vấp nới thêm đến Hóc Môn, một đoạn dài 13 km. Đến năm 1908 thì đường ray 0.6m được thay thế bởi đường ray 1m. Và cuối cùng ngày 29 tháng 1 năm 1913 thì đường nối thêm từ Gò Vấp đến Lái Thiêu.
(Nguyễn Đức Hiệp – Hệ thống xe lửa công cộng tramway ở Sài Gòn thời Pháp)

Đường tramway tới Gò Vấp hoàn thành năm 1897. Ngày nay vị trí Ngã tư Ga thuộc quận 12 (Hóc Môn), nhưng vào thời điểm đó nó vẫn thuộc Gò Vấp.

Tóm lại, gọi là Ngã tư Ga vì ở nơi đây có một ga tàu điện (tramway) được xây dựng từ cuối thế kỷ 19.

Nhớ lại Nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi giờ đã thành dĩ vãng

Nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi xưa còn có tên là nghĩa trang của người Châu Âu (Cimetière Européen) hay nghĩa trang Massiges hoặc Đất thánh Tây theo cách gọi của...

Nhân duyên vợ chồng, cha mẹ và con cái

Đức Phật thường nói rằng nếu không nợ nhau thì làm sao gặp gỡ. Cùng khám phá nghiệp quả, nhân duyên vợ chồng, cha mẹ và con cái Có thể...

Ngày Xuân – Nói chuyện áo dài

Tôi có cô bạn người Pháp, Monique Alia, rất yêu quý đất nước và văn hóa Việt Nam. Festival Huế tôi mời cô sang Huế chơi. Ngay khi đến Huế,...

Giải thích ý nghĩa câu “Chó cắn áo rách”

Chó cắn áo rách nghĩa là người nghèo khó (áo rách). Còn bị xui rủi (bị chó cắn) - tương tự như câu đã nghèo còn gặp cái eo vậy...

Khám phá các đường biên giới độc đáo giữa các nước

Bất cứ khi nào chúng ta nghe về "biên giới quốc gia" chúng ta thường liên tưởng đến những lính gác vũ trang, chó quân đội được huấn luyện, dây...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 17

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem.

Chùm ảnh: Diện mạo phố phường Nha Trang thập niên 1960

Trong thời gian đóng quân tại thị xã Nha Trang vào thập niên 1960, các binh sĩ thuộc Tiểu đoàn Truyền tin số 459 Mỹ đã ghi lại nhiều hình...

Những điều thú vị về hội họa truyền thống Trung Hoa

Vì sao các bức tranh của Trung Quốc thường không được đóng khung? Vì sao các bức hoạ của Trung Quốc lại thường chỉ dùng màu trắng và màu đen?...

Sự hưng thịnh và suy vong của đế quốc Ottoman

Đế quốc Ottoman, còn được gọi là Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ, là một quốc hiệu Thổ Nhĩ Kỳ đã tồn tại từ năm 1299 đến 1923. Vào đầu thế...

Chợ Lớn bây giờ ở đâu?

Có lẽ với bất cứ ai đã từng cư ngụ tại Thành phố Hồ Chí Minh đều nghe qua danh xưng Chợ Lớn, hay một cụm từ thông dụng hơn...

Sài Gòn nướng muối ớt

Những sản vật trên rừng dưới sông dưới suối dưới biển, còn tươi sống, tươi nguyên, gặp muối ớt dường như được ướp giữ lại mọi thứ thanh tân nguyên...

Hình ảnh Triều Ðình phong kiến xưa

Các hình ảnh vua, quan của triều đình phong kiến xưa, các loại binh trong triều đình và chế độ sinh hoạt của triều đình phong kiến Triều Ðình (gồm...

Exit mobile version