Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Thế nào là phong thủy và thầy phong thủy

Phong thủy luôn được coi là một trong những bộ phận cấu thành nên văn hóa truyền thống Á Đông và khá phổ biến trong dân gian. Người xưa nói: “Nhất mệnh nhị vận tam phong thủy, tứ tích âm công ngũ độc thư”, nghĩa là “Thứ nhất là mệnh, thứ nhì là vận, thứ ba là phong thủy, thứ tư là tích âm công và thứ năm là đọc sách”. Ba cái đầu là thiên định, hai cái sau là con người tạo ra. Tác dụng của phong thủy được cho là thiên định, vượt xa thuyết đọc sách thay đổi vận mệnh.

Phong thủy đã từng hòa vào đời sống xã hội, trở thành bộ phận quan trọng trong đời sống dân gian. Từ đế vương, quan tướng đến bách tính thường dân, từ hoàng cung đình viện đến trong ngõ ngoài phố, dường như ai ai cũng có mối quan hệ với phong thủy. Bất kể là lựa chọn địa điểm, bố cục thủ đô, thiết kế xây dựng thành phố, hay là tìm vị trí, lấy hướng âm trạch, dương trạch hoặc bày biện đồ gia dụng, tất cả đều cần tìm người xem phong thủy, tính vận trình để có thể thuận theo Thiên – Nhân hợp nhất, tránh hung đón lành.

Cùng với phong trào công nghiệp hóa từ khoảng gần 100 năm trở lại đây, thì phong thủy và văn hóa truyền thống Á Đông dường như càng ngày càng rời xa chúng ta, trong tiềm thức, mọi người coi chúng là ‘lạc hậu’. Tuy nhiên trong những năm gần đây, khi công nghiệp hóa, hiện đại hóa bộc lộ sự bất lực trước suy thoái đạo đức và tàn phá môi trường, hay sự căng thẳng trong các mối quan hệ giữa con người với con người… thì phong trào khôi phục văn hóa truyền thống nói chung và phong thủy nói riêng cũng dần trở nên rõ nét.

Nguồn gốc của phong thủy

Nói đến phong thủy thì nhất định có rất nhiều người có nhiều nghi vấn, ví như phong thủy rốt cuộc là gì, tại sao phong thủy khởi tác dụng, và nguồn gốc của phong thủy là gì… Những câu hỏi cơ bản này mà không được nói rõ ra thì sẽ gây trở ngại đến nhận thức về phong thủy của rất nhiều người, đặc biệt có những người coi phong thủy là mê tín, từ đó bài xích nó.

Từ “Phong thủy” này có nguồn gốc từ sách “Táng thư” của Quách Phác thời Ngụy Tấn. Trong sách, Quách Phác đã định nghĩa về phong thủy rằng: “An táng tức là tàng ẩn, là thuận thừa sinh khí… Khí phân tán thuận theo phong (gió), thủy (nước) ngăn cách thì dừng, người xưa tụ khí lại khiến nó không tán, làm cho khí dừng lại, do đó gọi là phong thủy”.

Khái niệm “khí” mà Quách Phác đề ra rất đơn giản rõ ràng là thể hiện ngoại hình rút ra từ hai nguyên tố phong (gió) và thủy (nước) để nhận thức khí đến và dừng tụ. Vì sách “Táng thư” lần đầu tiên đề cập đến từ “phong thủy”, và đặt định kết cấu lý luận cho phong thủy, do đó nó được coi là thủy tổ của phong thủy.

Tại sao phong thủy có thể khởi tác dụng?

Trong các hoạt động phong thủy thực tế, chúng tôi phát hiện ra rằng: một nơi có “chân huyệt” hay không là do huyệt vị có “Thần” hay không. Chúng tôi gọi Thần trú thủ huyệt vị là “Địa linh Thần”. Đồng thời còn do thầy phong thủy có đủ uy đức để câu thông và khởi dụng Địa linh Thần hay không, chứ không chỉ đơn thuần là nhìn vào hình thế địa thế đó.

Có người cho rằng, môn phong thủy này là một học vấn do con người quan trắc địa hình và tích lũy kinh nghiệm trong thời gian lâu dài mà hình thành nên. Nếu thực sự như thế, vậy với trình độ hiện đại hóa của khoa học kỹ thuật hiện đại, ai muốn làm hoàng đế thì có thể sử dụng thiết bị hiện đại căn cứ vào việc tổng kết kinh nghiệm địa hình là có thể làm huyệt vị địa thế nhân tạo, thế là có thể làm được hoàng đế sao? Vậy tại sao không làm được? Đó chính là vì con người có thể theo mô hình phong thủy mà tạo dựng nên địa hình, nhưng con người không thể nào sắp đặt một vị Địa linh Thần đến trú thủ ở đó được.

Phong thủy được quy nạp về tiểu Đạo thế gian của Đạo gia. Văn hóa Đạo gia cho rằng cội nguồn sinh mệnh của con người là ở Thiên Thượng, mục đích nhân sinh là thông qua tu luyện dần dần tiếp cận và cuối cùng đồng hóa với bản tính tiên thiên của mình, gọi là: “Phản bổn quy chân”. Thầy phong thủy tu luyện đắc Đạo trong quá trình trở về với bản tính tiên thiên của mình, dần dần tiếp cận tới năng lực của Thần linh, xuất hiện những công năng đặc dị, có thể trông thấy khí trên huyệt vị của địa thế. Có người chỉ nhìn thấy sự hiển hiện năng lượng của “Địa linh Thần” đối ứng với huyệt vị đó, cũng có người có công năng cao, có thể nhìn thấy hình tượng Địa linh Thần của huyệt vị đó. Địa linh Thần đối ứng với huyệt vị đó mà khởi tác dụng càng lớn thì huyệt vị càng tốt. Do đó nguyên nhân thực sự mà phong thủy có thể khởi tác dụng chính là tác dụng của “Thần” đằng sau ngoại hình của địa thế đó.

Thầy phong thủy có gì khác với thuật sĩ giang hồ?

Trong lịch sử, Trương Tam Phong được coi là Tông sư Thái cực, là Bắc đẩu võ lâm, là Chân nhân tu luyện Đạo gia, đồng thời ông cũng là đại sư phong thủy. Trong tác phẩm “Thiên khẩu thiên”, Trương Tam Phong viết: “Chỉ có Trời mới có thể che thiện ác, chỉ có Đất mới chở thiện ác, chỉ có Tiên sư mới chôn vùi thiện ác cho Trời Đất. Trời che phủ vô tư, Đất mang chở vô tư, Tiên sư ân huệ vô tư. Con người có tư dục thì nhìn không rõ lý. Địa lý tức là Thiên lý. Đã có Thiên lý thì không còn nhân dục, do đó Đạo này chỉ có Thánh nhân hiền sư thông minh chính trực là có thể nói được”.

Bởi vậy có thể thấy tác dụng của phong thủy là thay Trời hành sự, nó có yêu cầu tâm tính rất nghiêm khắc, cho dù là bậc Đại Đạo xuất thế như Trương Tam Phong cũng phải tôn kính họ ba phần, gọi họ là Tiên sư.

Thầy phong thủy ắt phải được chân truyền từ sư phụ, đắc được công năng câu thông với Thần, rồi mới quan sát địa hình là biện pháp bổ trợ thêm. Các thầy phong thủy xưa đều sau khi tu luyện đến một trình độ nhất định thì nhục thân có những biến hóa rất lớn. Tương truyền những cao nhân đó nóng lạnh không trở ngại, ngày hè nóng nực nhất cũng không đổ mồ hôi, ngày đông lạnh nhất cũng chỉ mặc một chiếc áo đơn mà không lạnh. Thậm chí có người còn có thể bay trên không trung, mọi người có thể nhìn thấy được. Còn có người có thể tiến nhập vào không gian khác, do đó có người nhìn thấy họ ở trước mắt, ‘soạt’ một cái đã không thấy đâu nữa.

Thầy phong thủy phải thường xuyên đi lại nơi núi rừng hoang dã, một bước có thể đi mấy trăm mét, trong núi rừng có thể bay qua lại. Những bài thơ trong “Kinh Thi” như: Trắc cang, Giáng nguyên, Thệ thủy, Quang kinh… đều mô tả về những sự tình này, vì vậy có người gọi thầy phong thủy là Địa Tiên.

Trong dân gian, mọi người cho rằng thầy phong thủy chính là người xem phong thủy, được gọi là “âm dương tiên sinh” hoặc “phong thủy tiên sinh”. Từ cổ xưa đến nay, có rất nhiều những thuật sĩ học một chút vỏ ngoài nông cạn của phong thủy liền trương biển xem phong thủy với mục đích kiếm cơm trong xã hội. Kỳ thực, thầy phong thủy và thuật sĩ giang hồ có sự khác biệt rõ rệt. Thuật sĩ giang hồ không tu luyện, họ chẳng qua chỉ là người bình thường, có hiểu biết một số phương pháp có tính kỹ thuật, kỹ xảo mà thôi. Họ xem địa thế, về cơ bản là xem hình dạng, căn cứ vào kinh nghiệm phong thủy mà tiền nhân tổng kết lại, và dùng thuật loại này để làm thủ đoạn mưu sinh. Chủ yếu họ xem địa điểm, thời kỳ cho người dân mà thôi.

Tuy trình độ của thuật sĩ giang hồ và thầy phong thủy có sự cách biệt rất lớn, nhưng từ cổ xưa đến nay, trong xã hội luôn tồn tại thuật sĩ giang hồ, tại sao? Con người là có sự phân chia tầng thứ. Người dân phổ thông thì căn cơ nông cạn, do đó năng lực của các thuật sĩ giang hồ này là đã đủ dùng rồi.

Trong tình huống thông thường thì trong phạm vi trăm dặm ắt có dị nhân, hoặc biết phong thủy, hoặc hiểu dịch lý, hoặc biết toán quái… Những thuật sĩ tuy không hiểu rõ đạo lý trong đó nhưng cũng có thể giúp các thầy phong thủy tuyên dương tích đức hành thiện, khiến mọi người biết cần phải thuận ứng theo thiên thời địa lợi, mấy đời tích phúc mới có thể có được một huyệt vị tốt tạo phúc cho đời sau. Về tổng thể thì đối với việc duy hộ đạo đức xã hội, họ cũng có tác dụng tích cực và chính diện nhất định.

Phong thủy đã bị thất truyền trong xã hội nhiều năm. Có những người không hiểu rõ đạo lý trong đó, tìm đến những thuật sĩ giang hồ trương biển ‘thầy phong thủy’ để xem giúp đất, vì vậy mà bị lừa chịu thiệt. Có những thuật sĩ giang hồ thậm chí còn niêm yết giá cả, việc gì, xem đất gì bao nhiêu tiền, từ mấy triệu cho đến hàng tỷ đồng đều có. Đây chẳng phải là đem cả Thần Thổ địa ra “bán” sao, loại người này có thể thực sự xem được đất tốt không?

Trương Tam Phong đã từng nói: “Ngày nay thế nhân cuồng đàm phong thủy, mạo phạm Sơn Linh, đem hài cốt thân nhân ra để cầu phúc lộc, có người nhờ người cầu tìm giúp, có người tự tìm kiếm, kiếm tiền của người ta, muốn được người ta khen. Nhân tâm như thế sao có thể biết được Thiên lý? 10 người xem đất thì 9 người bần cùng, cũng đâu có lạ”.

Trương Tam Phong là Chân nhân thanh tịnh mà dùng lời lẽ như thế này để phê bình thì cũng đủ thấy ông không đồng tình với những kẻ lấy danh phong thủy gạt người, lừa tiền tài của người.

Thầy phong thủy hành sự theo Thiên mệnh

Đẳng cấp của địa huyệt và đạo đức của thầy phong thủy có quan hệ với nhau, có tìm được huyệt vị tốt hay không có liên quan chặt chẽ với đức hạnh của thầy phong thủy. Rất nhiều thuật sĩ giang hồ lợi dụng chút kiến thức vẻ ngoài nông cạn của thuật phong thủy, đứng lẫn trong hàng ngũ thầy phong thủy để lừa bịp. Họ có thể lừa được tiền là bởi họ lợi dụng kẽ hở của con người là thích công danh lợi lộc trước mắt. Người cầu thầy phong thủy đều hy vọng mượn sức mạnh của phong thủy để làm quan lớn, phát tài lớn, thực tế chẳng qua là tìm cá trên cây mà thôi. Từ xưa đến nay, một cá nhân hoặc một gia tộc hưng vượng là do phúc đức tạo ra, rất nhiều người là do tổ tiên tích phúc đức, chứ không thể nhất thời là cầu tìm được. cũng không phải là bỏ ra bao nhiêu tiền là có thể mua được, mà đó là quy luật tự nhiên của sự vận hành của trời đất. Người không có phúc đức thì dù ngẫu nhiên có được đất phong thủy tốt cũng sẽ bị Trời phá.

Người dùng tiền mua đất phong thủy, đa phần là phú hào hoặc cao quan. Ngày nay tham nhũng thịnh hành, đạo đức suy đồi, trong những người có tiền thì có những người phát tài bất nghĩa. Người không có chính niệm không có thiện niệm thì sao có thể để họ đắc được đất phong thủy tốt được? Còn có một Thiên lý nữa là, có người có phúc đức, cứ cho là họ đắc được đất phong thủy tốt, nhưng con cháu đời sau lại làm hại thế gian, thế thì đất phong thủy tốt này cũng sẽ không thể có được vận cuối cùng, cũng sẽ sớm bị phá hết. Do đó, đất phong thủy tốt mà mua được của những thuật sĩ giang hồ ngày nay, đa phần là đất đã bị phá, sẽ mau chóng tiêu hao hết phúc phận, cuối cùng rơi vào tình cảnh người chết tiền mất.

Thầy phong thủy chân chính là thiện tâm giúp người, không kể danh lợi, không đòi tiền tài, họ hành sự theo Thiên mệnh, đất mà họ tìm ra thường có quan hệ rất lớn đến sự hưng suy của triều đại và sự biến đổi của lịch sử, vì vậy thường không phải là chọn một miếng đất mà là bố trí một cục diện. Bởi vì họ là người tu Đạo, trên thân có năng lượng, do đó có năng lực “định” được sự tình, còn thuật sĩ giang hồ thì không thể làm được. Đương nhiên, loại “định” này cũng là căn cứ vào những nhân tố tổng hợp như sự biến hóa của Thiên tượng và phúc đức của gia chủ…

Có những người không tin phong thủy, họ thường nói kiểu như: “Phong thủy nếu lợi hại như thế, tại sao thầy phong thủy vẫn nghèo khổ như vậy? Chẳng có mấy người là phát gia cả?” Người có suy nghĩ như thế kỳ thực là không biết chân tướng mà thôi. Những thầy phong thủy có thành tựu thì rất nhiều người có gia tộc hậu thế phú quý thịnh vượng, thậm chí làm vua đứng đầu thiên hạ. Ví dụ như họ Cơ triều nhà Chu, trong các tổ tiên các đời trước của gia tộc thì các thời đại đều có nhiều người đều là cao nhân tinh thông thuật loại. Rất nhiều năm trước họ đã bố trí ra cục diện phong thủy, đặt định cơ nghiệp 800 năm cho triều đại nhà Chu sau này. Đương nhiên, có thể làm như vậy cũng phải theo Thiên mệnh, gia tộc đó cũng phải được Thượng Thiên lựa chọn.

Thầy phong thủy câu thông với Trời Đất, đảm bảo ý sự thành công của Trời

Nhân loại chúng ta là một bộ phận trong hệ thống tuần hoàn sinh thái Địa cầu, là một tế bào của thiên nhiên. Còn Địa cầu lại là một tinh cầu lạp tử trong hệ Mặt trời, hệ Mặt trời lại là một bộ phận của hệ Ngân Hà, có thể nói là một lạp tử của hệ Ngân hà. Hệ Ngân Hà lại là một bộ phận của vũ trụ, do đó có thể nói Trái đất là một tế bào trong quần thể tinh thể đang vận động.

Điều này cũng rất giống với di truyền học trong sinh vật học hiện đại: Mỗi một tế bào trong thân thể người đều đem theo toàn bộ thông tin nhân thể, mỗi một tế bào đều đối ứng với toàn bộ cơ thể người. Do đó căn cứ vào mối quan hệ này có thể dùng nhỏ mà thấy lớn, xem cục bộ mà biết chỉnh thể.

Ví như các thầy phong thủy, bởi vì họ tu luyện có Đạo hạnh, do đó thân thể nhục thân của họ có các mạch chu thiên, có năng lượng lưu chuyển. Trái đất cũng như thân thể người, cũng có mạch gọi là long mạch, cũng có năng lượng lưu chuyển. Cũng với lý như vậy, tinh hệ vũ trụ cũng có thể có các mạch chu thiên, cũng có thể có năng lượng vận chuyển.

Những mạch chu thiên này có thể không chỉ là một loại, mà có rất nhiều loại. Chúng ta đã biết, các tinh cầu của hệ Mặt trời chuyển động xoay quanh Mặt trời đều theo quy luật riêng, còn hệ Mặt trời cũng theo quy luật của nó mà chuyển động, hệ Ngân Hà cũng đang vận động. Sự vận hành, biến hóa và các khí tượng đặc thù giữa các tinh cầu, tinh hệ trong vũ trụ này được các nhà khoa học ngày nay phát hiện ra cực kỳ chính xác tinh tế. Newton nói: “chỉ có Thượng Đế mới có thể tạo ra như thế được”. Người Á Đông xưa gọi sự vận chuyển biến hóa của chỉnh thể này là “Thiên tượng” biến hóa, loại biến hóa này đại biểu cho Thiên ý. Nếu nói có Thượng Đế, có Thần, có sinh mệnh cao cấp, vậy thì Thiên tượng biến hóa này có thể đại biểu cho ý nghĩa, ý chỉ của họ.

Ở thời kỳ khác nhau, các tinh hệ trong vũ trụ sinh ra sự vận chuyển biến hóa khác nhau, đại biểu cho Thiên ý khác nhau. Còn Thiên ý ở các không gian khác nhau cần sự thúc đẩy vận chuyển khác nhau. Ví dụ, Thiên tượng biến hóa đến lúc cần thay triều đổi đại, ở dưới hạ giới một gia tộc nào đó hoặc một người nào đó tích đức hành thiện, phúc đức đã đủ thì có thể làm hoàng đế. Thế là có thầy phong thủy có thể câu thông với Trời Đất, lĩnh được pháp chỉ, tìm đến gia tộc đó, rồi lại tìm long mạch và huyệt vị cho gia tộc đó, đem di cốt tổ tiên an táng ở chân huyệt có long mạch. Người và Đất tương hợp, đối ứng đến Trời, Thiên thượng an bài Thiên Thần (hoặc người tu luyện tích lũy uy đức cực lớn) chuyển sinh đến gia tộc đó, sau này trở thành hoàng đế. Đây chính là Tam Tài hợp nhất, đảm bảo sự thành công của Thiên ý.

Trong thực tế, chúng tôi phát hiện ra rằng, trong những gia tộc được lựa chọn này, tổ tiên họ có rất nhiều người tu luyện, hơn nữa còn tu luyện có thành tựu, có người còn biết phong thủy, có thể dùng công năng hoặc Thần thông tìm được huyệt vị phong thủy tốt.

Tường Hòa
Theo Lục Văn – Secretchina

Tại sao có Tết Hàn Thực?

Theo phong tục cổ truyền, ngày mồng 3 tháng 3 tức Tết Hàn Thực, ta làm bánh chay. Tết này có xuất xứ từ bên Trung Quốc, làm giỗ ông...

Các loại Ngôn ngữ và chữ viết khó học nhất thế giới

Ngôn ngữ là phát minh vĩ đại nhất của loài người . Tiếng Việt nằm trong nhóm những thứ tiếng có độ khó vừa phải , người học có thể...

Quảng Nam từ 1801 – 1832

Năm 1801, triều Tây Sơn sụp đổ. Nguyễn Ánh lên ngôi vua (1802), thiết lập vương triều Nguyễn, xây dựng và củng cố quyền lực trên toàn cõi đất nước....

Chị Dậu thời nay…

Em có biết còn biết bao nhiêu chị Dậu ở cái đất nước này đang đi buôn lậu thân thể của họ khắp thế giới hay không? Có những chị...

Những hình ảnh quý giá về tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho

Đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho, tuyến đường sắt đầu tiên của Đông Dương ngày nay chỉ còn tồn tại trong ký ức… Đường sắt Sài Gòn – Mỹ...

Chùa Từ Đàm – Ngôi chùa cổ danh tiếng ở Huế

Chùa Từ Đàm ở Huế là ngôi chùa cổ in đậm các diễn biến lớn của lịch sử Phật giáo Việt Nam Tọa lạc tại số 1 đường Sư Liễu...

Kỳ thi tốt nghiệp thời Pháp diễn ra như thế nào

Cuối mỗi cấp học đều có những kỳ thi được tổ chức quy củ, tốt nghiệp học sinh có thể mang bằng đi xin việc tùy theo trình độ. Cuối...

Dấu ấn Phật giáo trong nền văn hóa mộ táng cổ ở Việt Nam

Từ thời xa xưa, người Việt cổ đã bắt đầu quan tâm đến cái chết. Có nhiều trường hợp chôn người chết ngay trong hang động, chỗ ở, chỗ ăn...

Biểu diễn thời trang hàng nội hóa 1960

Đây là những hình ảnh cảm động và có thể khiến ta ngạc nhiên. Năm 1960, vào cuối tháng 10 có ba buổi biểu diễn thời trang nhỏ do Trung...

Hình ảnh xưa về Lăng miếu của Tả Quân Lê Văn Duyệt

Lăng Lê Văn Duyệt (dân gian gọi là lăng Ông) là khu đền và mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832) ở số 1 Vũ Tùng, P.1, Q.Bình Thạnh,...

Chân dung bà Đặng Tuyết Mai, mỹ nhân nổi tiếng Sài thành xưa

Bà Đặng Tuyết Mai là phu nhân của phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ, là mẹ của MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Bà là một trong những người đẹp nổi...

Tự điển tiếng Việt Đổi Đời – Kỳ 1 – Từ Vần A-C

Đôi Lời Phi Lộ: Bất cứ một dân tộc nào nếu đã hình thành một nền văn học, đều có hai loại văn chương bác học và văn chương bình...

Exit mobile version