Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tìm hiểu nguồn gốc dân tộc Việt Nam

Bài viết này tư liệu cũng đã có phần cũ, LSTV xin mời bạn đọc theo dõi bài viết khảo cứu về nguồn gốc dân tộc Việt có cập nhật các nghiên cứu mới nhất về di truyền, khảo cổ, qua đó xác định rõ ràng hơn nguồn gốc dân tộc Việt Nam của tác giả Lang Linh. 

*  Người Việt cổ phương Nam có chủng tính riêng, khác với người Hán phương Bắc
*  Đất nước Việt Nam thống nhất, bất khả phân.  Dân tộc Việt Nam đa số thuần nhất về tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán và cùng tự hào về một nền văn hiến rực rỡ lâu đời.

Tổng quát

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc cổ, có thể đã xuất hiện rất sớm (theo truyền thuyết, vua Kinh Dương Vương trị vì từ năm 2879 trước TL, như vậy đã có dân sinh sống trước thời gian này). Việt Nam là một nước thống nhất, mặc dù có những cuộc nội chiến chia cắt đất nước thành những vùng tranh chấp (nhưng người Việt Nam không hề coi những vùng phân chia tranh chấp này là những “nước” riêng biệt), như thời nhà Ngô (939-965) chuyển sang đời nhà Đinh (968-980) có loạn 12 sứ quân, chia nước thành 12 vùng tranh chấp (945-967), thời Trịnh Mạc phân tranh (hay Nam Bắc Triều – 1527-1592) các vùng tranh chấp thay đổi. Năm 1627 họ Trịnh và họ Nguyễn phân tranh, chia ra Đàng Trong và Đàng Ngoài (lấy sông Gianh làm ranh giới) và sau chót  thời chiến tranh Nam Bắc (1954-1975) lấy sông Bến Hải làm ranh giới.

Nước Việt Nam tuy có nhiều sắc dân sinh sống (54 sắc dân), nhưng dân tộc Việt (người Kinh) chiếm đa số (87%), 53 sắc dân còn lại chỉ là dân tộc thiểu số (13%).

Tìm hiểu về nguồn gốc dân tộc Việt Nam, chính là sự tìm hiểu về gốc tích của dân tộc Việt chiếm đa số này.

Dân tộc Lạc Việt và Âu Việt: Theo Hậu Hán Thư, Địa lý chí, chép rằng: ” Từ Giao Chỉ đến Cối Kê trên bảy tám nghìn dặm, người Bách Việt ở xen nhau, đều có chủng tính” (có phong tục tập quán riêng khác với người Hán). Sách Lộ Sử của La Tất đời Tống đã kê khai một số tộc Việt, trong đó có Việt Thường, Lạc Việt, Âu Việt… trong nhóm Bách Việt (Đào Duy Anh – Đất Nước Việt Nam Qua Các Đời – in 2005 – tr. 20 – 21). Theo Lê Tắc trong “An Nam Chí Lược – in 2002 – tr. 70” thì những người Giao Chỉ và người Bách Việt có tục vẽ mình, bơi lội và chèo đò giỏi, để đầu trần, đi chân đất, ngồi xếp bằng tròn hoặc ngồi xổm, ưa ăn dưa mắm, tiếp khách thì đãi trầu cau (con trai vẽ mình, con gái nhuộm răng đen, mặc váy, áo tả nhậm)…Những phong tục này khác hẳn với phong tục người Hán (gọi chung là người Tàu = Chinese).

Theo Nguyễn Hiến Lê (Sử Trung Quốc – in 2003 – tr. 32 – 33), nước Tàu xưa kia chia làm 2 miền khí hậu khác nhau: Miền Bắc từ sông Dương Tử về phía Bắc (các nước Tần, Tấn, Tề, Vệ, Lỗ, Tống), khí hậu lạnh lẽo, đất khô cằn, nhiều đồng cỏ, dân sống về du mục (chăn bò, cửu, dê, trồng lúa mì, kê và nông phẩm chịu khô hạn). Miền Nam từ sông Dương Tử về phía Nam (Giang Nam, Lĩnh Nam…gồm các nước Sở, Ngô, Việt … Bách Việt, Lạc Việt, Âu Việt…), khí hậu ấm áp (càng về phía Nam càng nóng và ẩm), cây cối xanh tốt, nhiều núi đồi, song rạch, mưa nhiều nên dân ở đây trồng lúa nước, đánh cá và nuôi gia súc… Do khí hậu và phong thổ khác nhau, cách ăn mặc khác nhau (y phục khác nhau), phong tục tập quán người Việt và người Tàu cũng khác nhau. Do vậy, những thuyết cho rằng nguồn gốc người Việt là do người Tàu di cư xuống miền Nam mà thành là không có căn cứ.

Theo truyền thuyết, vua Hùng thứ nhất lập ra nước Văn Lang chia làm 15 bộ, gồm có dân tộc Lạc Việt là chính, đóng đô ở Phong Châu (nay thuộc tỉnh Vĩnh Yên), tướng Văn là Lạc Hầu, tướng võ là Lạc Tướng, con trai là Quan Lang, con gái là Mị Nương, các quan nhỏ là Bồ Chính. Quyền chính trị cha truyền con nối gọi là phụ đạo. Vua Hùng truyền đến đời Hùng Vương thứ 18 thì bị Thục Phán đánh bại. Thục Phán lên làm vua xưng là An Dương Vương (257-207 tr. TL), đặt tên nước là Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê (nay là tỉnh Phúc An), xây thành Cổ Loa, trị vì được 50 năm thì mất nước.

Như vậy Lạc Việt là dân tộc Việt Nam thời thượng cổ.

Nguồn gốc người Việt Nam

Theo Trần Trọng Kim (Việt Nam Sử Lược – in 1971 – tr. 5) nói về gốc tích người Việt Nam, đã nêu lên ý kiến của những nhà nghiên cứu người Pháp, cho rằng người Việt Nam và người Thái đều ở miền núi Tây Tạng xuống. Người Việt Nam theo sông Hồng Hà xuống phía đông nam lập ra nước Việt Nam và người Thái theo sông Mê Kông xuống lập ra nước Tiêm La (Thái Lan). Một thuyết khác cho rằng ngày xưa nước Tàu có giống Tam Miêu ở. Sau giống Hán tộc (người Tàu bây giờ) ở phía tây bắc đến đánh đuổi người Tam Miêu đi, chiếm giữ lấy vùng sông Hoàng Hà, lập ra nước Tàu. Người Tam Miêu phải lẩn núp vào rừng hay xuống miền Việt Nam bây giờ.Cả hai giả thuyết này đều không nêu ra được chứng cớ rõ rệt nên không thể thuyết phục. Chính học giả Trần Trọng Kim cũng đã bác bỏ 2 giả thuyết này.

Ta thử xét qua 3 giả thuyết về nguồn gốc dân tộc Việt theo sách “Địa Lý VN” của tác giả Nguyễn Khắc Ngữ & Phạm Đình Tiếu (in trước 1975 – tr. 118-121):

1- Thuyết Con Rồng Cháu Tiên :

Truyền thuyết kể rằng Đế Minh là cháu 3 đời vua Thần Nông đi tuần thú phương Nam, lấy bà Vụ Tiên (giống Tiên) sinh ra Lộc Tục được làm vua phương Nam, tức Kinh Dương Vương (Đế Nghi là con trưởng làm vua phương Bắc). Vua Kinh Dương Vương lấy bà Long Nữ (giống Rồng), con gái chúa Động Đình Hồ, sinh ra Sùng Lãm tức Lạc Long Quân (là con Rồng, cháu Tiên  –  theo họ mẹ và bà ngoại, vì thời đó theo chế độ mẫu hệ). Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ sinh ra một trăm con, 50 con theo mẹ lên rừng (phía Quảng Tây và Bắc Việt Nam ngày nay), 50 con xuống biển Nam Hải (tức vùng Quảng Đông – kinh đô là Phiên Ngung).

Nhận định về thuyết này ta thấy có nhiều điểm mang tính thần thoại, nhất là về thời gian không rõ rệt. Hơn nữa, thuyết này nói rất mơ hồ về tình trạng Đế Nghi làm vua phương Bắc là vua những nước nào? Có phải nước Tàu ngày nay không? Hay chỉ làm vua ở phía Nam sông Dương Tử của nước Tàu thời bấy giờ (như nước Sở, Ngô, Việt?) nhưng là phương Bắc đối với Động Đình Hồ? Lại nữa, cháu ba đời vua Thần Nông là Thần Nông nào? Truyền thuyết Trung Hoa cũng nhận Thần Nông là những ông vua đầu tiên của họ, tức Tam Hoàng, Ngũ Đế? Thuyết “Con Rồng Cháu Tiên” chỉ nói về nguồn gốc các vị vua đầu tiên của nước Việt cổ (Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, các vị vua Hùng), mà không đề cập đến nguồn gốc dân tộc Việt (Lạc Việt). Làm vua một nước đương nhiên phải có dân.

Mặc dù vậy, về một vài địa danh như Động Đình Hồ, Ngũ Lĩnh, Nam Hải…là có thật.

2- Thuyết Bách Việt :

Do học giả người Pháp (ông Aurrousseau) nêu ra, cho rằng người Việt là con cháu của nước Việt (nước Việt – Câu Tiễn) miền Chiết Giang bên Tàu, từ thế kỷ thứ VI tr. CN. Đến thế kỷ thứ V, Việt Vương Câu Tiễn mở rộng đất đai về phía Bắc đến tận Giang Tô và Sơn Đông. Sau Câu Tiễn mất, con cháu không giữ được đất, đến thế kỷ thứ IV thì phải rút về đất cũ ở Chiết Giang. Năm 333 tr. CN, nước Việt bị nước Sở chiếm, người Việt phải bỏ chạy về phía Nam, tập hợp thành nhiều bộ lạc, gọi là Bách Việt. Nhận định về thuyết này, việc thành lập giống dân Bách Việt được giải thích khá hợp lý. Tuy nhiên không giải thích được tình trạng dân cư đã có sẵn ở Quảng Đông, Quảng Tây (đất Bách Việt) và Bắc Việt Nam trước khi giống Việt (của nước Việt Câu Tiễn) tràn xuống phía Nam.

3- Thuyết thứ 3 căn cứ vào “Nhân chủng học”:

a- Đào sâu dưới đất ở Thanh Hóa, Hòa Bình, Bắc Sơn –  kiếm thấy sọ người rồi mang so sánh, thấy ở lớp sâu nhất là sọ các giống da đen (Négritos), Mélanésiens, và Úc – Australlens.

b- Đào lớp đất thứ nhì, ít sâu hơn thấy sọ các sắc dân di cư đến gồm dân Indonésiens.

c- Loại thứ ba gồm giống đến sau nữa là giống Mông Cổ.

d- Loại thứ tư là là sọ lai các giống nói trên.

Ngoài ra, xét về ngôn ngữ, tiếng Việt đơn âm, giống tiếng Mường, Thượng Tây Nguyên, Chàm và Indonesiens.

Về văn minh (vẽ mình, nhuộm răng, theo chế độ mẫu hệ)  là nền văn minh Hải Đảo từ Mã Đảo (Madagascar) đến miền Bắc Nhật Bản.

Thuyết này kết luận, giống dân đầu tiên trên dải đất ta (?) là giống da đen Négritos, Mélanésiens và Úc. Sau đó có giống Indonésiens ở phía Nam tiến lên và giống Mông Cổ từ phía Bắc tràn xuống. “Các sắc dân này đồng hóa với nhau tạo thành giống Việt Nam chúng ta ngày nay” (?).

Nhận định về thuyết này, theo thiển ý thấy có vẻ khoa học và đáng tin cậy. Tuy nhiên, việc khảo cứu (đào đất tìm sọ) chỉ giới hạn ở một số địa điểm (như ở các tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình, Bắc Sơn – đa số ở vùng cao – rồi mang suy diễn ra cho toàn vùng Bắc và Trung Việt ngày nay, e rằng còn nhiều thiếu sót? Hơn nữa, chỉ đào sới ở đất Bắc Việt rồi mặc nhiên kết luận đó là nước ta (?) thời thượng cổ, có vẻ khiên cưỡng chăng? Ta sẽ tự hỏi, thế còn vùng đất Quảng Đông, Quảng Tây thì sao?  Theo cổ sử và sách địa lý Trung Quốc  đều xác nhận vùng này thời thượng cổ đã có giống Việt ở, mang cùng chủng tính (vẽ mình, nhuộm răng, ăn trầu…), khác với giống dân phương Bắc nước Tàu sinh sống rồi? Tại các Hải Đảo như Mã Đảo Madagascar) có cuộc đào sới tìm sọ người và nghiên cứu tương tự hay không? Biết đâu dân ở Hải Đảo chính là dân ở đất liền (vùng Nam Hải – Quảng Đông hoặc Bắc Việt) đã đến đó ở từ trước, sau đó mới trở lại đất liền? Như vậy việc nghiên cứu cần phải được thực hiện rộng rãi hơn nữa, chưa thể vội kết luận người Việt Nam là một giống “tạp chủng” (lai tùm lum từ nhiều sắc dân đến cư ngụ, kể cả da đen, Mông Cổ, Indonésien, Úc…).

Kết luận

Đã đành, dân tộc nước nào cũng không thể tránh được sự giao giống nhiều đời của nhiều dân tộc khác nhau sống chung trên cùng một mảnh đất. Nói cách khác, hiếm có dân tộc nào thuần chủng đến 100% cả? Tuy nhiên, từ thời thượng cổ, mỗi giống dân đều có một số đặc điểm phân biệt với dân tộc khác, nghĩa là có một chủng tính cá biệt của dân tộc. Thí dụ người Việt Nam ngày nay rất hãnh diện về một số đặc điểm như tinh thần bất khuất chống ngoại xâm, có tiếng nói riêng và phong tục tập quán riêng, không thể lẫn lộn với người Tàu, người da đen, người Úc Châu, Mông Cổ  hay bất cứ sắc dân nào trên thế giới. Người Việt Nam là … người Việt Nam thuộc giống Lạc Việt, nhận Tiên Rồng là những hình ảnh oai hùng cao đẹp của những vị vua đầu tiên (Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, mười tám đời vua Hùng). Nhân đây cũng xin nói thêm ý nghĩa “Con Rồng Cháu Tiên” không có nghĩa là các vị vua Lạc Long Quân hay bà Âu Cơ trực tiếp sinh ra dân tộc Việt Nam, tương tự chúng ta vẫn thường nhận là “con cháu Bà Trưng, Bà Triệu”. Đó chỉ là những vị vua đầu tiên, đã dẫn dắt dân tộc Lạc Việt tức dân tộc Việt Nam ngày nay đến chỗ quang vinh, không bị người Tàu đồng hóa như nhiều dân tộc khác.

Tổ Tiên chúng ta thật oai hùng, bất khuất, mặc dù phải sống tiếp cận với nhà cầm quyền “Đại Hán” hàng ngàn năm và bị cai trị hàng ngàn năm khác bởi các Triều đình Phong Kiến phương Bắc đầy tham vọng “bá quyền” và tham lam tàn ác như ta thấy trong lịch sử Việt Nam từ xưa đến nay, nhưng các Ngài vẫn dẫn dắt dân tộc Việt đứng vững riêng một cõi phương Nam, không bị đồng hóa thành người Tàu. Đó là niềm hãnh diện và biết ơn sâu xa của  chúng ta vậy.

Tranh minh họa: Lĩnh Nam Chích Quái.


Sách tham khảo

– Việt Nam Sử Lược – Trần Trọng Kim (quyển 1)

– Địa Lý Việt Nam –  Nguyễn Khắc Ngữ & Phạm Đình Tiếu

– Sử Trung Quốc – Nguyễn Hiến Lê

Dấu tích khởi nghĩa Hai Bà Trưng trên đất Lĩnh Nam xưa

Vào thời Hai Bà Trưng, nước ta có tên gọi là Lĩnh Nam, biên giới phía bắc lên tận tới Hồ Động Đình (phía bắc thành phố Hồ Nam thuộc...

Saigon – Chợ Lớn: Thế Kỷ 17 Đến Thế Kỷ 19 – Phần 1

Đồng nai xứ sở lạ lùng Dưới sông cá lội, trên giồng cọp um Tư liệu quan trọng và hầu như duy nhất về vùng đất Saigon-Gia Định thuở ban...

Tự điển tiếng Việt Đổi Đời – Kỳ 1 – Từ Vần A-C

Đôi Lời Phi Lộ: Bất cứ một dân tộc nào nếu đã hình thành một nền văn học, đều có hai loại văn chương bác học và văn chương bình...

Nhân vật Nguyễn Hoằng

Khi mới tập tành nghiên cứu, tôi chọn môt đề tài rồi đi tìm tư liệu. Dần dần tôi khám phá ra rằng có khi mất cả năm tìm kiếm...

Cảng Đà Nẵng năm 1876 qua nhãn quan của nhà hàng hải Pháp

Jules-Léon Dutreuil De Rhins (1846-1894), người Pháp, là nhà địa lý học, nhà thám hiểm chuyên nghiệp, từng trải các lịch trình hàng hải viễn dương. Xuất thân từ École...

Ảnh cố đô Huế hơn 100 năm trước

Những hình ảnh khắc họa Huế cổ kính, rêu phong với đầy đủ không khí hoàng tộc triều Nguyễn. Cùng cảm nhận nét đẹp thâm trầm, cổ kính của Cố...

Hồi nhỏ sợ Ông Kẹ , ổng là ai?

Hễ đứa trẻ nào không ngoan, khóc nhè hoài là bị dọa : “Ông Kẹ tới …. bắt bỏ bỏ dzô nồi nước sôi !” ….. Trẻ nhỏ Saigon mà...

Nguồn gốc địa danh Sài Gòn

Ngay từ đầu thế kỷ hai mươi, người Pháp đã nỗ lực để tìm biết nguồn gốc của địa danh Sài Gòn, tên của một thành phố mà qua phong...

Ly kỳ quanh  Khúc Thụy Du

Nhà thơ, nhà văn, nhà báo Du Tử Lê (1941-2019)  có hàng trăm bài thơ đã được phổ thành ca khúc, nổi trội nhất là bài hát Khúc Thụy Dudo...

Nhớ chuyện nghe nhìn ngày xưa

Trong chuyến hành trình về phương Nam, chúng tôi được đặt chân lên Phú Quốc – hòn đảo Ngọc sau gần 2 tiếng lênh đênh trên biển. Ghé thăm trại...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 16/25 – Xửa = Thiệt

Thường thì các nhà nho ta đọc Quan Thoại sai đến 40 phần trăm. Chỉ có vài tiếng hiếm hoi như QUÍ họ mới đọc đúng được. Nhưng cái sai...

Cam chịu phận bánh cam

Mỗi lần nghe tiếng rao “Bánh cam đây mấy anh mấy chị ơi” trong một con hẻm ba xuyệc ở quận tư tự nhiên thấy lòng nao nao. Tiếng rao...

Exit mobile version