Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tự điển tiếng Việt Đổi Đời – Kỳ 5 – Từ Vần T-X

T.

– Tác động qua lại trở thành tương tác. Ngay chính bản thân tôi, nghe hai chữ “tương tác” tôi vẫn không hiểu nghĩa là gì.

– Tài liệu trở thành tư liệu (tư liệu là tài liệu riêng của một người)

– Tài tử điện ảnh, người mẫu, ca sĩ nổi tiếng trở thành sao, các sao. Cho nên tôi tạm có câu đố chơi cho vui: Các sao ra xem sao. Sao? Nói sao?

– Tài xế trở thành lái xe (Tài xế là danh từ, còn lái xe là động từ). Đào tạo tài xế trở thành đào tạo lái xe. Đúng là tiếng Việt điên khùng.

– Tái bổ nhiệm trở thành bổ nhiệm lại nghe quê mùa làm sao ấy. Thí dụ: “Bổ nhiệm lại hai thứ trưởng Bộ Công An và Bộ Quốc Phòng. (VOV)” Người ta nói: tái đấu chứ không nói đấu lại, tái cử chứ không nói ứng cử lại, tái xuất giang hồ, tái diễn chứ không nói xảy ra một lần nữa.

– Tân trang/làm mới trở thành nâng cấp (upgrade)

– Tăng tốc độ cắt cụt chỉ còn tăng tốc. Như thế, lái với tốc độ lớn trở thành lái với tốc lớn. Xin nhớ cho chữ tốc đứng một mình có nhiều nghĩa. Thí dụ: Mái nhà bị bão thổi tốc lên. Váy cô ta bị gió thổi tốc lên.

– Tập họp/biểu tình trở thành mít tinh

– Tay đua xe đạp trở thành cua-rơ

– Tay lái /bánh lái trở thành vô-lăng

 Tây Ban Cầm đã chết chỉ còn Guitar

– Thăm viếng, du ngoạn trở thành tham quan. Muốn thoát Trung mà lại ôm cứng tiếng Tàu.

– Thản nhiên biến thành vô tư“Người dân vô tư hành hạ hoa ở Lễ hội hoa hồng Bulgaria” (VOV). Xin nhớ cho vô tư là công bình (Chí công vô tư). Vô tư lự là không lo nghĩ gì. Còn thản nhiên là làm mà không cần biết hậu quả, không cần biết người chung quanh, bất chấp luật lệ. Thí dụ: Ông ta thản nhiên đổ rác ngay dưới tấm bảng “Cấm Đổ Rác”. Người nào dùng hai chữ “vô tư” ở đây chắc chắn không được cắp sách đến trường.

– Tháng Giêng trở thành Tháng Một. Tháng Chạp cũng chết luôn chỉ còn Tháng 12.

– Thắng hai trái trở thành làm cú đúp

– Thắng ba trái trở thành hat trick

– Thắng rõ rệt, thắng áp đảo/ trên chân rõ ràng trở thành thắng thuyết phục (thuyết phục ai ở đây?)

– Thế lực trở thành quyền lực. Thí dụ: “Quen biết trở thành thứ quyền lực mà người ta có thể mang ra để thách thức luật pháp.” (VnExpress) Ở đây không phải là quyền lực mà là thế lựcQuyền lực là sức mạnh của người nắm quyền. Còn thế lực là sức mạnh dựa vào một người có quyền… chẳng hạn như vợ con, anh em, người tình của người nắm quyền. Thí dụ: “Ông ta là người rất có thế lực vì là bố vợ của ông giám đốc công an tỉnh.”

– Thế Vận Hội trở thành Olympic

– Thị trường chứng khoán/ trụ sở mua bán chứng khoán/nơi mua bán chứng khoán trở thành sàn chứng khoán. Trong nước thấy chữ “floor” tưởng đó là “sàn” thực ra “floor” còn có nghĩa là địa điểm, chỗ. Thí dụ ”Senate Floor” tức địa điểm, phòng hội của Thượng Nghị Viện Hoa Kỳ.

– Thổ sản trở thành đặc sản. Xin nhớ cho thổ sản khác đặc sảnThổ sản là chỉ nơi đó mới có. Còn đặc sản thì chỗ nào cũng có. Thí dụ “nhãn Hưng Yên” là thổ sản của Hưng Yên mà nơi khác không có. Trong nhãn Hưng Yên có thể có nhiều đặc sản/đặc biệt, chẳng hạn nhãn giống này, nhãn giống kia, nhãn có hột, nhãn không hột…

– Thời tiết khắc nghiệt, thời tiết tệ hại trở thành thời tiết cực đoan

– Thù nghịch trở thành khắc tinh. VOA tiếng Việt, “Tân Tư Lệnh Hải Quân TQ: ‘Khắc tinh’ của Việt Nam?” Người viết bài này tiếng Việt quá kém không phân biệt được nghĩa của hai chữ “thù nghịch” và “khắc tinh”. Phó Đô Đốc Thẩm Kim Long của Trung Quốc, người đã từng chỉ huy Hạm Đội Nam Hải, cưỡng chiếm Hoàng Sa năm 1974 và Gạc Ma năm 1988, nay được đề cử làm Tư Lệnh Hải Quân Trung Quốc, thì viên tướng hải quân này có quá khứ thù nghịch/ tội ác với Việt Nam chứ sao gọi là khắc tinh? Xin nhớ cho tất cả các danh tướng Việt Nam như Ngô Quyền, Lê Đại Hành, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ đều là khắc tinh của các danh tướng Trung Quốc. Nói khác đi, các danh tướng Tàu dù chinh Đông, chinh Tây, nổi danh khắp thế giới nhưng tới Việt Nam thì hoặc bị chém đầu, treo cổ tự sát hay chui vào ống đồng mà chạy. Tức danh tướng Việt Nam là khắc tinh của tất cả các danh tướng Tàu… chứ làm gì có tướng Tàu là khắc tinh của các tướng Việt Nam. Xin người viết bài này học lại lịch sử Việt Nam đã được dạy từ bậc Tiểu Học.

– Thủ quân (một đội bóng) trở thành đội trưởngTranh bóng trở thành tranh chấp bóng (giống như tranh chấp quyền lực). Các cầu thủ gạo cội, các tuyển thủ trở thành các cao thủ. (ảnh hưởng bởi phim bộ Hồng Kông) Thật là “nhà quê” khi gọi các tuyển thủ bóng đá là các cao thủ. “Một đường truyền rất tốt/thuận lợi cho…” trở thành “Một đường truyền thông thoáng”. Tường thuật các trận túc cầu bây giờ toàn là dân miền Bắc thiếu kiến thức, thiếu ngữ vựng về môn túc cầu. Một trận đấu 90 phút mà phải nghe cả ngàn lần các từ ngữ như “thi đấu” “xử lý bóng không tốt”, “xử lý bóng tốt”, “tình huống” làm cho người nghe bực cả mình. Rồi tài năng, tài nghệ trở thành tố chất (tố chất của Công Phượng), giao trả gắn bó (theo thuật ngữ rất sống động của ký giả Huyền Vũ) trở thành “bật nhả”đưa bóng xuyên qua hàng phòng vệ của đối phương nay được các ông Bắc Kỳ gọi là “chọc khe” sao thô tục quá. Rồi “một đường truyền thiếu suy tính” trở thành “một đường truyền thiếu cảm giác”.

Ở trong nước không phân biệt được thế nào là thành phần thế nào là đội hình cho nên cái gì cũng dùng hai chữ “đội hình”Thành phần là danh sách cầu thủ. Còn đội hình là chiến thuật, chẳng hạn đá với chiến thuật 4-2-4. Tường thuật một trận túc cầu bao gồm cả phần bình luận. Cầu thủ đá hay, đá dở như thế nào… chẳng hạn khéo léo lừa qua hàng phòng vệ đối phương, dàn xếp ăn ý, khôn ngoan đưa bóng cho đồng đội làm bàn, dứt điểm đúng lúc, thừa lúc sơ hở của thủ môn… thì nói ra. Dùng các chữ “xử lý bóng tốt, xử lý bóng không tốt” chỉ để che giấu kiến thức nghèo nàn về môn túc cầu của mình. Rồi “trọng tài biên” trở thành “trợ lý trọng tài”. Rồi “người bị đốn ngã” , “người bị chèn lấn trái phép”, “bị níu áo” ‘bị xô ngã”, “bị đối phương vào bóng quá nguy hiểm” trở thành “người bị phạm lỗi”. Đúng là loại ngôn ngữ điên khùng. Nó điên khùng ở chỗ, thay vì nói, “người nằm sân, người bị thương là Công Phượng” lại nói, “người bị phạm lỗi là Công Phượng”. Rồi tranh bóng ở trên cao trở thành “không chiến”!

– Thư thả, nghỉ ngơi, cho bớt căng thẳng trở thành thư giãn.

– Thử để biết/trải qua/ nếm mùi/ thưởng thức trở thành trải nghiệm. Chỗ nào cũng thấy trải nghiệm, nói như vẹt vậy. Thí dụ: Thay vì nói, “Sinh viên quốc tế hào hứng thưởng thức (enjoy) hương vị Tết Việt Nam” lại viết, “Sinh viên quốc tế hào hứng trải nghiệm hương vị Tết Việt Nam” (VOV). Chúng ta hãy so sánh hai câu sau đây: 1. “Chúng tôi đã trải qua (trải nghiệm) bốn ngày Tết ở Hà Nội.” Câu nói này không hàm ý Tết ở Hà Nội như thế nào. 2. “Chúng tôi đã thưởng thức bốn ngày Tết ở Hà Nội.” Câu nói này hàm ý tác giả vui vẻ thưởng thức hương vị Tết ở Hà Nội. Do đó dùng hai chữ trải nghiệm chỉ có nghĩa là trải qua, đi qua, kinh qua chứ không có bất cứ một ý nghĩa gì khác.

Khi mà hệ thống truyền thông độc quyền thì hệ quả của nó là người dân sẽ nói như những con vẹt vì không có bất cứ một tiếng nói thứ hai hay đẹp hơn. Muốn hay đẹp thì phải “trăm hoa đua nở”. Dĩ nhiên khi “trăm hoa đua nở” sẽ có hoa thúi, hoa cứt lợn, hoa hèn… nhưng sẽ có những loài hoa quý và người dân có học sẽ biết chọn thế nào là loài hoa quý. Một đất nước mà không phân biệt được thế nào là văn chương, ngôn ngữ trí thức, thế nào là văn chương bát nháo, thì đó là một đất nước văn hóa kém, hổ lốn, dù có một triệu tiến sĩ cũng vất đi. Sau đây là một thí dụ viết văn rất bát nháo của BBC Việt ngữ: Thay vì viết, “Lãnh Sự Quán Việt Nam chưa tiếp xúc với Đoàn Thị Hương”, BBC tiếng Việt viết, “Chưa tiếp xúc Lãnh Sự với Đoàn Thị Hương” Rồi cũng BBC tiếng Việt ngày 22/3/2017: “Mỹ và Anh cấm laptop lên cabin máy bay vì lo khủng bố”. Câu văn không pha tiếng Anh “ba rọi” chỉ là, “Mỹ và Anh cấm đem máy điện tử xách tay lên máy bay vì sợ khủng bố.”

– Thua ngược, không đáng thua mà thua trở thành thua sốc.

– Thuốc quá hạn trở thành thuốc hết đát. Thí dụ: “bác sĩ người Hàn Quốc dùng thuốc hết “đát“. (Đài Tiếng Nói Việt Nam). Chưa thấy một loại tiếng Việt nào quái đản như thế này!

– Thủy thủ đoàn biến thành kíp tàu. Tại sao dùng chữ lạ lùng như vậy?

– Tìm hiểu trở thành soi, săm soi. Thí dụ: Săm soi chuyên cơ (phi cơ riêng) của Tổng Thống Obama. Đọc hai chữ “săm soi” tôi có cảm tưởng lấy cái que chọc vào đâu đó.

– Tiến hành cuộc điều tra nay thêm cái đuôi “điều tra làm rõ”. Làm rõ cái gì mới được chứ? Trên thế giới này, sau khi có một vụ án mạng hay tai nạn lớn xảy ra, cơ quan công lực thường tới thu thập chứng cớ ở hiện trường, phỏng vấn nhân chứng (nếu có) rồi tiến hành cuộc điều ra để truy tầm thủ phạm, đồng phạm… sau đó họp báo công bố kết quả cho công chúng biết. Nay trong nước không hiểu vì sao, các ông phóng viên lại thêm hai chữ “làm rõ” rất thừa thãi và vô duyên. Truyền thông có học hành đàng hoàng chỉ cần viết, “Nhà chức trách đang tiến hành cuộc điều tra” là người ta hiểu rồi. Thêm hai chữ “làm rõ” vào khiến câu văn trở nên quê mùa.

– Tiền trà nước trở thành tiền bo (pour boire)Tiền thưởng Tết cũng gọi là tiền bo.

– Tiếng Hoa, tiếng Tàu trở thành tiếng Trung (tiếng Trung, tiếng Nam, tiếng Bắc)

– Tiếp xúc trở thành tiếp cậnÔng Bộ Trưởng không muốn tiếp xúc với báo chí trở thành Ông Bộ Trưởng không muốn tiếp cận với báo chíKhông cho đến gần trở thành không được tiếp cận. Đúng là tiếng Việt điên khùng.

 Tiết kiệm (economy) hạng ba, giá rẻ trở thành kinh tế. Thay vì nói, “Mua cái này rẻ/tiết kiệm được tiền” lại nói “Mua cái này kinh tế lắm. Đúng là tiếng Việt điên khùng.

– Tiết lộ thành rò rỉ. Tiết lộ là để lộ, bị lộ ra ngoài hay “bật mí” cho người ta biết. Còn rò rỉ có ý nghĩa khác. Chẳng hạn chiếc thùng bị  ở đáy cho nên nước rỉ ra ngoài. Rò rỉ có thể âm thầm, không ai biết. Vì tiếng Việt không rành cho nên trong nước và BBC tiếng Việt đã dùng rò rỉ để thay thế tiết lộ thế mà cũng được hải ngoại đua nhau bắt chước.

– Tiêu chuẩn, mẫu mực trở thành chuẩn mực. Bịa thêm ra chữ mới để làm gì trong khi chữ cũ đầy rẫy ra đó?

– Tiêu đề, nhan đề trở thành tít (titre)

– Tiêu thụ trở thành tiêu dùng

– Tiểu thương biến thành doanh nghiệp nhỏ. Hai chữ “tiểu thương” đã có cả trăm năm nay sao còn bịa đặt ra “doanh nghiệp nhỏ” làm gì nữa?

 Tìm cách/phương thức giải quyết trở thành khắc phục. Đôi khi khắc phục có nghĩa là ráng chịu cho quen, đừng kêu la, khiếu nại gì cả. Thí dụ: Bộ Nội Vụ tới thăm một trại giam, tù nhân than đói quá. Cán bộ nói, “Các anh cố gắng khắc phục.” Điều đó có nghĩa là Bộ Nội Vụ chẳng giải quyết gì cả. Tù nhân ráng mà lo lấy. Đói ráng chịu, đừng kêu la.

– Tin tức trở thành thông tin trong khi thông tin là loan truyền tin tức như Bộ Thông Tin, Cơ Quan Thông Tin. Còn những gì liên quan đến một cá nhân thì gọi là “dữ kiện” hay “chi tiết” chứ không phải “thông tin”.

– Tin nóng! Trong nước lẫn hải ngoại tràn ngập tin nóng nhưng tôi thật tình không hiểu tin nóng là tin gì. Tin nóng là tin hấp dẫn, tin mới nhất, tin động trời hay tin có liên quan đến xác thịt? Xin những ai dùng hai chữ “tin nóng” giải thích dùm cho, tôi hết lòng cảm ơn.

– Tờ truyền đơn trở thành tờ rơiTruyền đơn đôi khi phát tay chứ có rơi rớt trên đường đâu. Còn tờ rơi là vứt rơi rớt trên đường.

– Tòa Bạch Ốc trở thành Nhà Trắng do các ông bà ở hải ngoại lấy nguyên bản tin trong nước rồi đua nhau chuyển tiếp lên các diễn đàn YahooGroups… khiến tiếng Việt đổi đời trở thành tiếng Việt chính thống ở hải ngoại.

– Tổng Sản Lượng Quốc Gia trở thành GDP (người kém tiếng Anh không hiểu gì cả)

– Trả lời, lên tiếng/đóng góp ý kiến trở thành phản hồi. Thí dụ: “Bộ Công Thương phản hồi việc kê khai tài sản của bà HTKT” (VnPlus). Trong nước thích dùng chữ nghĩa khó khăn học được từ đời Mao Trạch Đông. Câu văn đơn giản chỉ là, “Bộ Công Thương lên tiếng/trả lời về việc kê khai tài sản của Bà HTKT”

– Trạm, ga chuyển tiếp trở thành trạm, ga trung chuyển

– Trận đấu hay, đẹp mắt trở thành trận đấu kinh điển (giống như ở Hàn Lâm Viện vậy)

– Trao đổi, tiếp xúc trở thành giao lưu, hiệp thông (hình như là danh từ riêng của Thiên Chúa Giáo)

– Trẻ em/trẻ con bị bệnh biến thành bệnh nhiBệnh viện nhi đồng cũng biến thành bệnh nhi. Đúng là hỗn loạn, không còn ra thể thống gì nữa.

– Trích ngừa, chủng ngừa trở thành tiêm vaccine

– Trình bày quan điểm đối nghịch/ ý kiến đối nghịch, không đồng ý trở thành phản biện. Thật đao to búa lớn!

 Trồng cây trở thành trồng cây xanh. (tiếng Việt có thêm đuôi)

– Trục trặc/ trở ngại trở thành sự cố

– Trực thăng/máy bay săn tàu ngầm chỉ còn trực thăng/máy bay săn ngầm (cắt cụt tiếng Việt)

– Trung Học Chuyên Ngành/chuyên môn trở thành Trung Học Chuyên (cắt cụt tiếng Việt) Trung Học Đệ I Cấp (Lớp 6 tới Lớp 9) trở thành Trung Học Cơ Sở. Tôi thật tình không hiểu tại sao trong nước dùng danh từ Cơ Sở cho các trường Trung Học Đệ I Cấp hay Trung Học Chuyển Tiếp mà người Mỹ gọi là Middle School hay Internediate School. Trước đây miền Nam mô phỏng theo nền giáo dục của Pháp, phân chia  Trung Học ra thành hai bậc gọi là: Trung Học Đệ I Cấp (Lớp 6-9) và Trung Học Đệ II Cấp (Lớp 10-12).

– Trung Quốc, Trung Hoa, Tàu, Hoa Lục trở thành China. Như vậy tại sao không nói nước USA hay nước France cho nó gọn?

– Trung Ương (T.Ư) viết tắt thành TW. Đúng là tiếng Việt quái đản!

– Truyền hình trở thành Tivi Truyền hình đời sống thực (Reality TV.) biến thành Truyền hình thực tế. Dịch như vậy quá ngây ngô, thế mà cả nước không ai có ý kiến gì khác.

– Tự nhiên/thản nhiên trở thành vô tưCứ tự nhiên trở thành cứ vô tư đi (VOV Đài Tiếng Nói Việt Nam). Xin nhớ cho vô tư là không thiên vị. Còn vô tư lự là không lo nghĩ gì cả. Còn thản nhiên là làm mà không cần để ý đến những người chung quanh, không cần biết đến luật pháp là gì. Ở Việt Nam bây giờ có báo là cứ viết, có đài phát thanh, truyền hình là cứ nói… không cần biết đúng sai và cũng không có ai đế mắt tới. Có lẽ cả nước chỉ lo kiếm tiền, ăn nhậu, vui chơi, giải trí, làm tình, bài bạc, xì ke ma túy, chuyển tiền ra ngoại quốc và ước mơ đi Mỹ… ngoài ra thì sống chết mặc bay.

– Tuổi vị thành niên trở thành tuổi teen. Tây đô hộ 100 năm mà tiếng Việt chưa mất gốc. Mỹ mới vào từ 1995 (bình thường hóa) mà tiếng Anh đang trở thành ngôn ngữ chính, giống như Phi Luật Tân. Còn tiếng mẹ đẻ đang trở thành ngôn ngữ phụ (second language). Nghèo hèn quá cho nên bắt chước kẻ hùng mạnh cũng là niềm hãnh diện. Nếu có mắt nhìn ra hải ngoại phải biết xấu hổ vì lớp người sống xa Tổ Quốc một đại dương mênh mông lại mở các trường Việt Ngữ để bảo tồn tiếng Việt cho con cháu trong khi ở trong nước lại hãnh diện vì lai căng, giống Mỹ.

V.

– Vào bệnh viện, vào nhà thương trở thành nhập viện (viện dưỡng lão, viện mồ côi, viện hàn lâm, viện tế bần… biết nhập viện nào đây? Tôi không hiểu sao một nước còn đói nghèo mà lại thích dùng chữ “đao to búa lớn” như thế.

– Vào các trang thông tin điện tử  trở thành truy cập“Truy” là “đuổi” như truy nã, truy kích, truy sát. Tại sao “vào” một trang thông tin điện tử để xem, để tìm hiểu, để lấy tin tức lại gọi là “đuổi theo”.

– Vẻ mặt biến thành ngoại diện. Thí dụ: “Bạn muốn có khuôn mặt/vẻ mặt giống con gái Tổng Thống DonaldTrump” biến thành, “Bạn muốn có ngoại diện giống con gái Tổng thống Mỹ Donald Trump”. (VOA tiếng Việt). Đúng là dốt hay nói chữ. Rồi “có bộ mặt” biến thành “ngoại hình” (VOA tiếng Việt). Đúng là tiếng Việt truyền thống đã chết và được thay thế bằng tiếng Việt lai căng, bát nháo.

 Vi khuẩn, siêu vi trùng trở thành vi-rút

– Vĩ Cầm trở thành Violon.

– Việc trở thành công đoạn. Thí dụ: “Việc đầu tiên là mài dao với nước lạnh và đá mài.“ trở thành, “Công đoạn đầu tiên là mài dao với nước lạnh và đá mài.” Rồi “cỡ” như cỡ lớn, cỡ nhỏ trở thành “kích cỡ”. Tôi không hiểu tại sao trong nước thích dùng chữ cầu kỳ trong khi kêu gào “tiếng Việt trong sáng”.

– Viện bảo tàng, khu vực bảo tàng chỉ còn bảo tàng. Xin nhớ, viện bảo tàng là danh từ. Còn bảo tàng là động từ. Trong nước hiện có khuynh hướng “cắt cụt” tiếng Việt khiến nhiều danh từ trở nên vô nghĩa hoặc trùng với danh từ khác nhưng khác nghĩa. Thí dụ: Lệ phí chỉ còn phísăn tàu ngầm chỉ còn săn ngầmchoáng váng chỉ còn choáng, bệnh viện chỉ còn viện. Nhưng một số lại thêm “cái đuôi” vào làm tiếng Việt trở nên dị hợm. Thí dụ: đóng tàu trở thành đóng mới, xây nhà trở thành xây mới, trồng cây trở thành trồng cây xanh.

– Vụ tai tiếng trở thành scandal

– Vượt mức quy định trở thành vượt ngưỡng. Vượt ngưỡng gì mới được chứ? Ngưỡng cửa chăng? Đúng là bạ gì viết nấy, không thèm tra cứu tự điển hay hỏi người lớn xem có đúng không.

X.

– Xa lộ trở thành đường cao tốc. Ở Mỹ này người ta phân biệt Xa Lộ (Freeway) và Đường Tốc Hành (Expressway). Xa Lộ xuyên bang hay xuyên thành phố chạy tới 80 dặm/giờ. Còn Đường Tốc Hành/Cao Tốc chỉ là đường nối hai đầu của một thành phố chạy với vận tốc tối đa 50 dặm/giờ.

– Xác định trở thành khẳng định“Việt Nam khẳng định Đoàn Thị Hương là công dân VN”. BBC Việt ngữ và Việt Nam không phân biệt được thế nào là xác định, thế nào là khẳng định. Khi có sự tranh cãi, nếu thấy dữ kiện đúng thì mình khẳng định, nói dứt khoát là đúng. Còn xác định là xác nhận một sự kiện mà không có tranh luận. Khi đến gặp Cô Đoàn Thị Hương, Tòa Lãnh Sự xác nhận cô đúng là công dân Việt Nam chứ không khẳng định vì không có sự tranh cãi về quốc tịch với các giới chức Mã Lai. Câu văn trên cho thấy trình độ Việt ngữ của BBC và trong nước quá kém. Trình độ của VOA khá hơn một chút khi dùng hai chữ “xác nhận”.

– Xây gấp, hoàn thành sớm biến thành đẩy nhanh tiến độ thi công. Sao dùng chữ dài lòng thòng và cầu kỳ quá vậy? Hãy so sánh hai câu: 1) “Công nhân đang cố gắng để sớm hoàn thành Cầu Cần Thơ.” 2) “Công nhân đang đẩy nhanh tiến độ thi công để sớm hoàn thành Cầu Cần Thơ.” Xem câu văn nào giản dị hơn?

– Xây thêm bốn căn nhà trở thành xây mới bốn căn hộ.

– Xe cộ trở thành phương tiện. Thí dụ: Cấm các phương tiện lưu thông ở một số tuyến đường. Rồi, “Phương tiện đổ về Thủ đô tăng đột biến trong ngày 4 Tết” (VnPlus) Thay vì nói, “Dòng xe cộ đổ về thủ đô tăng bất thường ngày Mùng 4 Tết”, hoặc “Cấm xe cộ lưu thông ở một số tuyến/đoạn đường”.

– Xe buýt Việt Nam bây giờ không phân biệt được thế nào là xe chở học sinh, xe chuyên chở công cộng, mà đều gọi tất cả các loại xe này là xe buýt. Xe đang chạy trong thành phố phải mua vé đó là “xe chuyên chở công cộng”, còn xe chở học sinh là “xe đưa rước học sinh”.

– Xe hơi trở thành xe ô-tô.

– Xe gắn máy trở thành xe mô-tô

– Xe phế thải trở thành xe quá đát. (Báo Thanh Niên) Thật ngu dốt không thể tưởng tưởng tượng được. Quá hạn chỉ dùng cho thực phẩm, thuốc men. Còn xe cộ, máy bay, máy móc quá cũ không dùng nữa thì gọi là “phế thải”.

– Xe pick-up, xe chở hàng nhỏ trở thành xe bán tải. Xe thì chở ít hoặc chở nhiều, hoặc hạng nặng, hạng nhẹ sao lại là “bán” tức một nửa?

– Xe vận tải trở thành xe tải (cắt cụt tiếng Việt). Như vậy “liên đoàn/công đoàn vận tải trở thành “liên đoàn tải”  “ngành vận tải” trở thành “ngành tải”. Thật quái đản!

– Xe vận tải hạng nặng trở thành xe siêu trường siêu trọng, xe container

– Xuồng máy trở thành ca-nô

Chúng tôi còn tiếp tục cập nhật cho cuốn tự điển này thêm phong phú. Nhưng càng viết lại càng đau lòng. Tiếng Việt đổi đời, buồn ơi chào mi! Và buồn cho nhiều thế hệ mai sau.

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 13/25 – Yếu tố Mê-na-lê trong Việt ngữ

Khi Lạc bộ Trãi di cư đến V.N. thì họ chưa biết nông nghiệp, theo tiền sử học. Nhưng theo nhơn chứng là Lạc bộ Mã (nhóm Mường) di cư...

Khởi nghĩa Dương Thanh năm 819

Bài viết chỉ dừng lại ở việc đặt một giả thuyết khác về cuộc khởi nghĩa của Dương Thanh hay nói cách khác bài viết góp những bằng chứng cho...

12 nền văn minh nhân loại đã tàn lụi trong sự bí ẩn

Con người hiện đại chỉ có thể biết đến các nền văn minh này qua những tàn tích kiến trúc đồ sộ, thể hiện một trình độ phát triển đáng...

Sài Gòn năm xưa – Kỳ 5/9 – Các địa danh ban đầu

2)- Con đường thủy thứ nhì là Kinh Chợ Lớn cũng gọi là Kinh Tàu Hũ (Arroyo Chinois). Vùng Chợ Lớn thưở nay buôn bán thạnh vượng một phần lớn là...

Sài Gòn – Chợ Lớn thập niên 1920

Những hình do nhiếp ảnh gia Pháp Ludovic Crespin thực hiện vào đầu thập niên 1920 ở Sài Gòn sẽ khiến người xem ngỡ ngàng… Superbe album grand format édité...

Nhìn lại lịch sử Bách Việt

Khi đọc những câu hỏi “Vì sao đã thống trị Việt Nam hơn ngàn năm mà cuối cùng Trung Quốc vẫn không thể đồng hóa Việt Nam?”. Hoặc “Người Việt...

Vấn đề Giao Chỉ và ‘bàn chân giao chỉ’

Huyền thoại về bàn chân Giao Chỉ, là một huyền thoại từng được lưu truyền rất rộng rãi với giả thuyết cho rằng người Việt cổ là giống người có...

Sài Gòn xưa qua những bức ảnh đời thường tuyệt đẹp

Sài Gòn xưa sẽ là sự tò mò đối với nhiều bạn trẻ ngày nay. Sài Gòn ( nay là Thành Phố Hồ Chí Minh ) vốn được mệnh danh...

Lịch sử Tây Ninh qua góc nhìn sử liệu

Kể từ khi địa danh Tây Ninh chính thức trở thành đơn vị hành chính cấp phủ vào năm 1836, đến nay Tây Ninh vừa tròn 180 tuổi. Bến xe...

Vì sao Đức Phật giảng: đời người là bể khổ?

Con người thế gian hầu như ai ai cũng có nỗi khổ. Người giàu có nỗi khổ của người giàu, và người nghèo cũng có nỗi khổ của riêng mình....

Giao thương hàng hải ở Việt Nam cổ đại

Trong hai ngày 30 và 31-5-2017, hơn 30 chuyên gia, học giả quốc tế trong lĩnh vực lịch sử, khảo cổ và di sản hàng hải đã nhóm họp tại...

Kể Chuyện Kinh, Cầu Xưa Vùng Sài Gòn Chợ Lớn Trước 1975 (P1)

Phần I Bài viết khảo cứu tổng hợp một số tài liệu đề cập đến hệ thống cầu, sông, kinh, rạch vùng Sài Gòn-Chợ Lớn  qua các thời kỳ khai...

Exit mobile version