Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Lịch sử khái niệm ‘cánh tả’ và ‘cánh hữu’ trong chính trị

Tư tưởng “cánh tả” và “cánh hữu” của Pháp đã ảnh hưởng đến phần còn lại của thế giới trong những năm 1800, nhưng những khái niệm này chưa trở nên phổ biến ở các nước nói tiếng Anh mãi cho đến đầu thế kỷ 20.

Trong hệ thống chính trị tả-hữu, chính trị cánh tả dùng để chỉ khuynh hướng chính trị trái ngược với cánh hữu, bao gồm các lập trường hay hoạt động chính trị chấp nhận hoặc hỗ trợ Công bằng xã hội, thường phản đối sự phân tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội. Chính trị cánh tả thường bao gồm việc quan tâm đến những người trong xã hội được coi là có hoàn cảnh bất lợi khi so sánh với những người khác, đồng thời cũng bao gồm lòng tin là có những bất công trong xã hội cần bị giảm thiểu hay bãi bỏ.Chính trị cánh hữu đề cập tới quan điểm hoặc lập trường có khuynh hướng trái ngược với cánh tả trong hệ chính trị tả–hữu. Họ cho là một số trật tự xã hội và hệ thống phân cấp là không thể tránh khỏi, tự nhiên, bình thường, hoặc được mong muốn, họ thường bảo vệ lập trường này trên cơ sở của luật tự nhiên, kinh tế học hay truyền thống. Hệ thống cấp bậc và bất bình đẳng theo quan điểm này có thể được xem như là kết quả tự nhiên của sự khác biệt truyền thống xã hội, hoặc sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

Thuật ngữ cánh hữu cũng có thể được dùng để chỉ một nhóm bảo thủ hay phản động của một đảng hay hệ thống chính trị.

Theo WIKIPEDIA

Ngày nay, các thuật ngữ “cánh tả” và “cánh hữu” được sử dụng như các từ tượng trưng cho những người tự do và bảo thủ, nhưng ban đầu chúng được đặt ra để chỉ việc sắp xếp chỗ ngồi thực tế của các chính trị gia trong cuộc Cách mạng Pháp. Việc phân chia được bắt đầu từ mùa hè năm 1789, khi các thành viên của Quốc hội Pháp gặp gỡ để bắt đầu soạn thảo hiến pháp. Các đại biểu đã chia rẽ sâu sắc về vấn đề Vua Louis XVI nên có bao nhiêu quyền lực, và khi cuộc tranh luận nổ ra, mỗi bên trong hai phe phái chính đã chọn ra “lãnh địa” của mình trong hội trường. Các nhà cách mạng chống bảo hoàng ngồi về phía bên trái của chủ toạ, trong khi những người thuộc dòng dõi quý tộc, bảo thủ hơn và thể hiện thái độ ủng hộ chế độ quân chủ lại tập trung về phía bên phải.

“Tôi đã cố gắng ngồi ở các vị trí khác nhau trong hội trường và không ngồi tại bất kì vị trí được đánh dấu nào, nhằm làm chủ quan điểm ban đầu của mình,” một vị nam tước cánh hữu viết, “nhưng tôi đã bị buộc phải hoàn toàn từ bỏ cánh tả, nếu không sẽ bị lên án vì luôn luôn phải lên bỏ phiếu một mình và do đó sẽ phải chịu những lời nhạo báng từ hội trường.”

Sự chia rẽ này được tiếp tục vào những năm 1790, khi báo chí bắt đầu nhắc đến những người “cánh tả” tiến bộ và những người “cánh hữu” bảo thủ của Quốc hội Pháp. Sự phân biệt này sau đó biến mất trong nhiều năm dưới thời trị vì của Napoleon Bonaparte, nhưng với sự kiện Bourbon Phục hoàng (Bourbon Restoration – khôi phục lại sự cai trị của nhà Bourbon) và sự bắt đầu một chế độ quân chủ lập hiến vào năm 1814, những người đại diện của các phe tự do và bảo thủ một lần nữa chiếm lấy vị trí của mình ở bên trái và bên phải của hội trường cơ quan lập pháp. Tới giữa thế kỷ 19, “cánh tả” và “cánh hữu” đã đi vào tiếng Pháp như là từ viết tắt cho những tư tưởng chính trị đối nghịch. Các đảng phái chính trị thậm chí đã bắt đầu tự nhận mình là “trung tả”, “trung hữu”, “cực tả” và “cực hữu”.

Tư tưởng “cánh tả” và “cánh hữu” của Pháp đã ảnh hưởng đến phần còn lại của thế giới trong những năm 1800, nhưng những khái niệm này chưa trở nên phổ biến ở các nước nói tiếng Anh mãi cho đến đầu thế kỷ 20. Các thuật ngữ này hiện được sử dụng để mô tả các phe đối nghịch trên trường chính trị, nhưng nguồn gốc của chúng vẫn còn được thể hiện rõ trong việc sắp xếp chỗ ngồi của nhiều cơ quan lập pháp. Ví dụ, trong Quốc hội Hoa Kỳ, đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa có truyền thống ngồi ở các bên đối diện nhau trong các phòng họp của Hạ viện và Thượng viện.

Chuyện về hai ngọn thác tuyệt đẹp của Đà Lạt bị con người bức tử

Thác Liên Khương và thác Gougah là hai ngọn thác kỳ vĩ nằm trên sông Đa Nhim, từng được công nhận là di tích thắng cảnh quốc gia. Tiếc là cả...

Bàn về giai thoại cột đồng Mã Viện

Trong cuốn Việt Nam sử lược, khi nói về cột đồng Mã Viện, tác gỉa Trần Trọng Kim chép: “Mã Viện đánh được Trưng Vương đem đất Giao Chỉ về...

Miếu Bà Thiên Hậu ở Sài Gòn xưa

Miếu Bà Thiên Hậu hay còn gọi là Hội quán Quảng Triệu. Là một trong các công trình cổ có kiến trúc đẹp mắt của người Hoa ở Sài Gòn...

Tìm hiểu vài tên gọi ở Sài Gòn

Sài Gòn nhập tịch Việt Nam vào năm 1698. Trong quá trình phát triển Sài Gòn mang nhiều ấn dấu của văn hóa Trung Hoa hơn là văn hóa Khmer...

Đính chính vài chi tiết về các trận thuỷ chiến chống quân Nguyên

Đính chính vài chi tiết về các trận thuỷ chiến chống quân Nguyên tại vùng sông Bạch Đằng trong cuộc xâm lăng nước ta lần thứ ba. Đại Việt Sử Ký Toàn...

Những hình ảnh quý giá về Chợ Lớn năm 1950

Vào năm 1950, nhiếp ảnh gia Carl Mydans của tạp chí Life đã thực hiện một loạt ảnh sinh động về khu vực Chợ Lớn trong chuyến đi Việt Nam của mình....

Tại sao lại gọi là đường “xá”, phố “xá”

Phố và xá trong phố xá cũng đều là những từ Hán Việt. Phố ở đây có một nét nghĩa là “cửa hàng buôn bán”; xá có một nét nghĩa...

Tại sao tôi “mê” Ngọc Lan

Có nhiều người bạn của tôi tỏ ra ngạc nhiên khi thấy tôi mê giọng hát Ngọc Lan. Sự thực chính tôi cũng ngạc nhiên về tôi vậy. Tôi có...

‘Nước cờ Tam Điệp’ trong cuộc chiến chống quân Thanh của Ngô Thì Nhậm

Năm 1789, Hoàng đế Quang Trung chỉ mấy ngày đã diệt 29 vạn quân Thanh nhưng ít người biết thắng lợi này có tiền đề từ “nước cờ Tam Điệp”...

Nguồn gốc các mũ Phật giáo phổ thông ở Việt Nam

Phần lớn những mũ đội khi làm lễ của tăng sỹ Phật giáo ở Việt Nam hiện nay đều có lịch sử trải nhiều thế kỷ. Lúc đầu có thể...

Những tình khúc định mệnh của Trúc Phương

Nhạc sĩ Trúc Phương tên thật là Nguyễn Thiện Lộc. Ông sanh năm 1939 tại xã Mỹ Hoà, quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh (Vĩnh Bình) ở vùng hạ lưu...

Giới thiệu về hát Xẩm

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, hát Xẩm luôn có vai trò và tầm ảnh hưởng nhất định đối với nền âm nhạc Việt Nam nói riêng...

Exit mobile version