Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Màu Áo Cô Dâu Việt Nam

Theo sách “Trang phục Việt Nam” của nhà nghiên cứu trang phục Đoàn Thị Tình, cô dâu miền Bắc (thời Nguyễn) vào ngày cưới tóc vấn đuôi gà, đầu khăn gài con bướm bạc, cổ đeo kiềng bạc, chuỗi hạt vàng, lưng đeo xà tích, váy sồi đen, mặc áo mớ ba, bên ngoài mặc áo the đen, trong là áo hồng và áo xanh. Cô dâu các miền khác cũng có lối ăn mặc tương tự, nhưng có một số tiểu tiết khác biệt. Cô dâu miền trung và miền Nam chải lật búi tóc, thay vì vấn đuôi gà. Cô dâu miền Trung có thể mặc lồng hai áo năm thân, bên trong là màu đỏ hoặc hồng điều, bên ngoài là áo vân màu xanh chàm (Cũng có thể mặc thêm áo the đen bên ngoài thành áo mớ ba), mặc quần trắng.

Về cô dâu Nam Bộ, Sách “Trang phục Việt Nam” cũng cho biết cô dâu miền Nam mặc quần lĩnh đen, tuy nhiên không nói rõ áo màu gì. Còn heo sách “Nhà ở – Trang phục – Ăn uống của các dân tộc vùng ĐBSCL” của tác giả Phan Thị Yến Tuyết, xuất bản năm 1993, trang 66:

“Vào lễ cưới, trang phục của cô dâu chú rể vùng Gia Định trước kia và vùng ĐBSCL hiện nay có những diễn biến theo phong tục và quan điểm thẩm mỹ, thời trang. Cho đến đầu thế kỷ XX… cô dâu mặc áo vân đen mỏng, quần đũi màu hồng sậm, cổ đeo xâu chuỗi hổ phách “hạt to bằng ngón tay cái”, hai tai xỏ đôi bông búp bạc. Dâu và rể đều khoác bên ngoài áo thụng rộng xanh, lót màu cánh sen, khi ra sân có cặp lọng che. Trong những gia đình theo tục cũ, trang phục của cô dâu và chú rể đều là áo cặp.

cô dâu Đông Dương đầu thế kỉ XX, mặc áo cặp, trong đỏ ngoài xanh, đội nón cụ

Áo cặp ở Nam Bộ có thể là một dạng tàn dư, tồn tại biến dạng của “áo mớ” (áo mớ ba, mớ bảy) nơi tầng lớp mệnh phụ giàu có ở miền Trung. Vì khí hậu Nam Bộ nóng quanh năm, cư dân còn nghèo nên áo mớ không thể dung nạp, chỉ còn dừng lại ở dạng áo cặp trong nghi thức trang trọng như lễ cưới. Hoặc rõ rệt hơn, có thể “áo cặp” là phong tục chỉ sự “đủ đôi đủ cặp” trong lễ cưới, vì ngày trước ở vùng Gia Định có thời cô dâu, chú rể ngoài “áo cặp” còn mặc “quần cặp”. Áo cặp tức áo song khai, cô dâu dùng áo the lót gấm hồng, chú rể dùng hàng the lót gấm xanh có dệt chữ “thọ” nhỏ (chữ thọ lớn chỉ dùng cho người lớn tuổi).

cô dâu miền Nam đầu thế kỷ XX, mặc áo xanh ngoài, áo hồng bên trong, đội nón cụ. Chú rể mặc áo lam

Chiếc áo dài của cô dâu, chú rể mặc bên ngoài người ta gọi là áo thụng. Đó là chiếc áo dài và rộng so với áo dài mặc bên trong, tay áo thụng cũng rất dài và rộng, của tay áo có khi lên đến 30 cm. Áo thụng thường được may bằng vải gấm dày, màu lục sậm, xanh sậm hoặc xanh lam có dệt hoa văn. Ngày trước, cô dâu chú rể tầng lớp bình dân ở ĐBSCL có khi mặc áo cặp, đội nón, đội khăn nhưng đi chân đất, không mang giày dép ”

Còn theo bài viết “Gam màu đặc trưng của phục trang xứ Huế” trên trang báo Nét Cố Đô thì cô dâu Huế mặc áo cặp điều lục, đồng thời giải thích điều là màu đỏ, lục là màu xanh.

Như vậy có thể nói, kiểu mặc áo ngoài màu xanh, áo trong hồng hay đỏ (tức áo lục điều) là một kiểu phối màu phổ biến và nhất quán của cô dâu Việt thời Nguyễn, thậm chí có thể là trong những thời kỳ trước đó.

cô dâu Sài Gòn năm 1975 mặc áo gấm lục, đội khăn vành. Chú rể mặc áo lam
cô dâu Sài Gòn năm 1975 mặc áo gấm lục, đội khăn vành. Chú rể mặc áo lam
cô dâu Sài Gòn năm 1975 mặc áo gấm lục, đội khăn vành. Chú rể mặc áo lam

Tuy nhiên, trong thực tế, ngoài màu xanh, trong một số đám cưới cô dâu có thể còn mặc nhiều màu khác nữa, tuỳ vào từng quan niệm, địa vị và hoàn cảnh. Áo đen, áo thâm là màu mang tính “bản sắc dân tộc”, được người Việt ưa chuộng trong lễ, tiết. Áo đỏ, áo vàng một phần là ảnh hưởng từ các dạng áo Nhật Bình trong cung. Áo đỏ cũng có thể do ảnh hưởng từ áo đỏ của cô dâu Trung Quốc, mang ý nghĩa đại cát, đại hỉ. Áo hồng, áo tím là màu đẹp, nhẹ nhàng, gợi cảm… Nếu có điều kiện, xin sẽ nói rõ hơn ở các bài sau về nguồn gốc và ý nghĩa các màu sắc trong đám cưới Việt xưa, đặc biệt là màu xanh đã nói đến ở trên.

Tìm hiểu về kì thi Hương ở Thành Nam xưa

Trường thi Hương Nam Định hay trường thi Sơn Nam, là một trong 9 trường của cả nước, có từ thời Lê. Trường thi Sơn Nam vốn trước kia đặt...

Người kiếm củi được con hươu

Người nước Trịnh kiếm củi ngoài đồng, thấy con hươu lạc, đón đánh chết được ngay. Anh ta sợ người ngoài trông thấy, vội vàng giấu xác hươu vào trong...

Ảnh quý về trường học ở xứ Nam Kỳ một thế kỷ trước

Cùng xem loạt ảnh hiếm có về hàng chục trường học ở miền Nam một thế kỷ trước, được in trong ấn phẩm Các trường học ở Nam Kỳ (La...

Những hình ảnh quý giá về Đà Nẵng năm 1970

Vào năm 1970, Đà Nẵng là một thành phố khá đơn sơ, dù đây là đô thị lớn thứ 2 ở miền Nam Việt Nam. Hình ảnh do Steve Ferendo,...

Đi tìm hương vị bánh canh, bánh căn ngày cũ

Từ năm 2001, nhà nhiếp ảnh quê California Oliver Klink1 đã nhìn ra những thứ đang mất đi ở những làng quê châu Á và ông đã tìm cách giữ...

Tội nhân lịch sử lại thành anh hùng trong mắt ĐCSTQ

Đạo Chích và Thiếu Chính Mão là hai nhân vật phản diện trong lịch sử, bởi vì danh tiếng quá xấu nên hơn 2.500 năm qua không một ai dám...

Treo kiếm trên mộ

Duyên Lăng Quí Tử sang sứ nước Tấn có đeo thanh bảo kiếm qua chơi với vua nước Từ. Vua nước Từ ngắm thanh kiếm ra dáng thích, muốn xin...

Cái ti vi Denon và truyền hình nửa thế kỷ trước

Khi ba mở ti vi trong thùng ra, anh em tôi hét lên vang xóm và lập tức trẻ con trong hẻm chạy đến ngay, bu đầy cửa cái và...

Linh thú nghìn tuổi của chùa Phật Tích

Hệ thống tượng linh thú đá thời Lý kết hợp với nhiều tác phẩm điêu khắc đá cổ cùng thời đã tạo nên nét cổ kính, độc đáo hiếm có...

Phiếm Luận Về Ma

Trước khi bàn về ma, chúng ta thử định nghĩa xem “ma” là gì. Thông thường, ma là người đã chết hay người chết. Đang sống thì là người. Nhưng vừa chết...

Công trường xây dựng lăng Khải Định một thế kỷ trước

Lăng Khải Định được khởi công từ năm 1920 và 11 năm sau mới hoàn tất. Vua Khải Định mất năm 1925, khi nơi an nghỉ của ông còn dang...

Trưng Trắc và Trưng Nhị và Khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Thức tỉnh tinh thần dân tộc

Lịch sử và truyền thuyết kể rằng hai chị em vốn dòng dõi họ HÙNG - Một trong dòng họ làm Vua tổ của dân tộc Việt Nam nay thuộc...

Exit mobile version