Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tục ăn trầu của người Việt

Tục ăn trầu, mời trầu của người Việt từ xa xưa đã trở thành một nét văn hóa độc đáo, tồn tại xuyên suốt quá trình phát triển của lịch sử dân tộc.

Ngày nay, tục ăn trầu và mời trầu đang dần mai một nhưng nó vẫn giữ vai trò quan trọng trong các nghi lễ truyền thống. Nhắc đến miếng trầu, quả cau người ta dễ hình dung về cuộc sống đời thường, giản dị nơi thôn quê. Từ bao đời nay, người dân quê vốn sống gần gũi, thân tình.

Dù quen, dù lạ hễ gặp nhau là cứ đem “miếng trầu mở đầu câu chuyện”. Thông thường miếng trầu bao gồm lá trầu xanh têm sẵn, trong quệt chút vôi trắng, kèm theo một miếng cau vàng. Tùy theo sở thích, người ta có thể kết hợp trầu cau với vỏ chay, vỏ quế và thuốc lào.

Quả thực sự kết hợp hoàn hảo này đem đến cho người ăn một cảm giác rất đặc biệt. Vị ngọt của cau; vị cay, thơm của tinh dầu từ lá trầu; chát của hạt và vỏ… Tất cả cùng hòa quyện làm cho miếng trầu tươi sắc đỏ, giúp cơ thể con người ấm dần lên, đôi môi thêm thắm, đôi má thêm hồng.

Câu chuyện tâm tình cũng vì thế mà thêm cởi mở. Tuy nhiên không phải miếng trầu nào cũng là tấm chân tình của người mời. Vì: “Yêu nhau cau sáu bổ ba/Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười”. Miếng trầu và cách mời trầu là phương tiện biểu lộ các cung bậc tình cảm giữa người với người một cách tinh tế.

Trầu cau còn là lễ vật không thể thiếu được trong các lễ nghi như cúng tế, cưới hỏi, giỗ chạp, ma chay… Đặc biệt trong cưới hỏi, trầu cau luôn chiếm một vị thế rất quan trọng. Để làm lễ vật cầu hôn, nhà trai chọn lấy buồng cau to đẹp nhất, lá trầu xanh tươi nhất (có nơi “Lễ hỏi” được gọi là “Lễ bỏ trầu”). Nhà gái nếu nhận trầu cũng có nghĩa là nhận lời cầu hôn.

Miếng trầu là lời giao ước giữa hai họ, tượng trưng cho tình yêu son sắt, tình nghĩa vợ chồng gắn bó, thủy chung. Bởi thế mới có câu: “Miếng trầu nên dâu nhà người”. Trong các đám cưới ngày xưa ở quê tôi, nhà nào cũng chuẩn bị rất nhiều cau trầu. Và khi ấy các cụ bà là những người đảm nhận công việc têm trầu. Ban têm trầu thường có từ 5 – 7 cụ, họ cứ miệt mài ngồi têm hết miếng trầu này sang miếng trầu khác bày lên đĩa.

Người tham dự đám cưới là các cụ cao niên thì miệng ai cũng bỏm bẻm nhai trầu, còn những người trẻ không ăn được trầu thì cũng nhận lấy ít nhất một miếng có đủ cau, đủ trầu mang về biếu ông, bà như một món quà quý.

Vậy nhưng cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, tục ăn trầu và mời trầu đang dần bị mai một. Phần vì những người già ngày một ít dần, trong khi lớp trẻ thì chẳng mấy ai đụng đến trầu. Rất nhiều gia đình gặp khó khăn để tìm cho được người biếu cau trầu, sau khi cử hành xong các nghi lễ.

Thế nên chỉ sau mấy ngày cau trầu đã héo khô đành phải đem bỏ. Ngay như trong các đám cưới bây giờ trầu cau cũng trở thành một thứ vật chất mang tính “nghi thức” mà thôi. Người ta không còn thấy lạ với cảnh hôn lễ đã tổ chức xong xuôi mà những đĩa trầu không vơi, thậm chí có những đĩa trầu gia chủ bê ra thế nào thì lại bê vào thế ấy.

Cùng với sự phát triển của xã hội, văn hóa ăn trầu đang dần phôi pha. Dù vậy trong tâm thức của người Việt, vẻ đẹp của cau trầu vẫn còn nguyên giá trị. Trầu cau vẫn là vật thiêng, là yếu tố cấu thành nên một nền văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc, giàu triết lý nhân sinh, hướng con người tới vẻ đẹp của chân, thiện, mỹ.

Nguồn gốc của câu: “Người chết vì tiền tài, chim chết vì miếng ăn”

“Nhân vị tài tử, điểu vị thực vọng” (Người chết vì tiền tài, chim chết vì miếng ăn) là câu thành ngữ có thể rất nhiều người đã từng nghe...

12 luật nhân quả trong cuộc đời

Luật nhân quả là một phép tắc được quy định theo sự hoạt động tự nhiên của vũ trụ, để quân bình trật tự an toàn của các hành tinh...

Phạm Đình Hổ và câu chuyện từ chối chức Tế tửu Quốc Tử giám

Phạm Đình Hổ (1768-1839), là danh sĩ đời vua Minh Mệnh. Ông tên tự là Tùng Niên và Bỉnh Trực, còn có hiệu là Đông Dã Triều. Ông người xã...

Nghề Quay Ronéo nay còn đâu !

Kỹ thuật ronéo là một kỹ thuật in đã lâu Người ta lắp 1 tờ giấy Stencil vào máy đánh chữ (còn gọi là giấy sáp). Giấy này có 3...

Chiếc thuyền đụng chiếc đò

Một chiếc đò sang sông. Có chiếc thuyền không có người, đâu trôi đến, đâm phải. Người lái đò tuy hẹp bụng đến đâu cũng không lấy làm giận. Giả...

Tìm hiểu danh xưng “Lạc” vương và “Hùng” vương

Theo truyền thống người Việt Nam, danh xưng “Hùng vương” bao đời nay đã được lưu truyền qua truyền khẩu và thư tịch, tuy nhiên vào đầu thế kỷ XX,...

Nhớ về Saigon Departo

Trên báo Xuân Chính Luận năm 1969, bài phóng sự của H. Thủy Ba bộ mặt của Tết Sài Gòn có nêu: "Đi đến đường Tự Do mà không ghé...

Dân bè cá

Đêm! Ngôi nhà lênh đênh trên mặt nước. Anh ngồi ủ rũ bên mâm cơm lác đác vài cọng rau. Chị buồn hiu không nuốt nổi cơm vào bụng, tay...

Vì sao chúng ta phải tranh nhau làm… người tử tế?

Có một sự thật là: Chưa bao giờ số lượng những người tìm mọi cách chứng minh mình là người tử tế lại đông như bây giờ, trong khi số...

Vài hình ảnh độc bên trong đài truyền hình Sài Gòn trước 1975

Đài Vô tuyến Việt Nam (viết tắt là VTVN) tức Radio Vietnam hay còn được gọi là Đài phát thanh Sài Gòn và Đài Phát thanh Quốc gia là tên...

Nhớ những kỷ niệm về cây ăng-ten và chuyện nghe nhìn ngày trước

“Quay qua trái chút xíu. Chưa trong ba ơi, qua phải chút xíu đi!” Đó là những câu nói quen thuộc thân thương ngày trước… Đi trên đường bây giờ,...

Đừng tìm lý do biện hộ cho sự lười biếng của bản thân mình

Người theo đuổi những điều cao xa, thường có nhiều suy tính, cho bản thân là người có chí lớn. Tuy nhiên nếu chỉ mang chí lớn mà quên đi hiện...

Exit mobile version