Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Có bao giờ bạn băn khoăn tự hỏi tại sao chúng ta lại đếm tới 3 hay chưa?

Ngày 09 tháng 01 năm 2007, Steve Jobs đã cho ra mắt phiên bản đầu tiên của iPhone. Nó đã trở thành một khoảnh khắc có sức ảnh hưởng to lớn đến lịch sử ngành công nghệ (và lịch sử xã hội). Gần như, iPhone đã làm thay đổi tất cả mọi thứ liên quan đến cách thức con người tương tác với nhau và cách thương hiệu trên thị trường đi theo con đường mà nó mở ra, bao gồm cả Adroid và các hãng khác. Bên cạnh sức ảnh hưởng to lớn đó, bản thân buổi giới thiệu này cũng rất thú vị.

Steve Jobs nổi tiếng với việc sử dụng cách diễn đạt như “Khoan đã, vẫn còn một vài điều nữa” hay “Một điều khác là” trong các bài nói chuyện của mình. Thậm chí, ông còn mở đầu buổi giới thiệu năm 2007 bằng cách thảo luận về ba sản phẩm mang tính cách mạng đang chuẩn bị cho ra mắt:

Thứ nhất là một chiếc iPod màn hình rộng với bộ điều khiển cảm ứng;
Thứ hai là một chiếc điện thoại di động hoàn toàn mới lạ;
Và thứ ba là một thiết bị kết nối Internet đầy tính đột phá.

Sau tràng vỗ tay nhiệt liệt từ khán giả, Steve Jobs có nói:

“Các bạn nhận thấy không? Đây không phải là 3 sản phẩm riêng biệt, chúng chỉ là một sản phẩm duy nhất và chúng tôi gọi nó là iPhone!”

Cách thức mà Steve Jobs đã lên dàn ý cho bài giới thiệu của mình được gọi là “The Rule of 3 – Nguyên tắc số 3”. Vậy nguyên tắc này là gì và tại sao nó lại đặc biệt như vậy?

Sức mạnh của con số 3

“Nguyên tắc số 3” được nhắc đến trong cuốn sách “How to Write Short – Làm thế nào để viết một cách ngắn gọn” của Roy Peter Clark. Ông cho rằng khi các sự kiện và nhân vật được giới thiệu đến khán giả theo bộ 3 sẽ trở nên hài hước, thú vị và hiệu quả hơn trong việc truyền đạt thông điệp và thu hút người đọc.

Nguyên tắc số 3 cũng giúp người diễn thuyết trở thành một người có học thức khi biết cách truyền đạt thông tin đơn giản và hấp dẫn, giúp khán giả ghi nhớ thông tin một cách tốt hơn.

Martin Luther King Jr., một nhà hoạt động vì quyền công dân và nhà truyền giáo, cũng được biết đến với những lần sử dụng “Nguyên tắc số 3” trong các bài diễn thuyết nổi tiếng của mình.

Trong một bài phát biểu về “Non-Violence and Racial Justice” (tạm dịch là “Không bạo lực và công lý chủng tộc”), nguyên tắc số 3 cũng được sử dụng khi Martin Luther King Jr. nhắc đến cặp khái niệm tương phản:

“sự xúc phạm, bất công và bóc lột”,

tiếp theo là một vài dòng,

“công lý, thiện ý và tình thân”

Tóm lại, một danh sách bao gồm ba điều gì đó sẽ hấp dẫn hơn hai và nó cũng dễ nhớ hơn một danh sách dài đến 5 hay 10 điều. Ba lựa chọn sẽ toàn diện hơn nhưng cũng không phải quá nhiều tới mức khiến cho khán giả hay người lựa chọn cảm thấy bối rối khi đưa ra quyết định.

Hãy xem xét tình huống khi mà bạn chỉ có một sự lựa chọn hay một thông tin nào đó. Nó dường như không đủ và bạn cũng không có gì để đưa ra so sánh hay đánh giá.

Hai thông tin thì khá hơn một chút, nhưng khi có hai sự lựa chọn bạn sẽ lập tức đưa ra các so sánh và phản biện trái ngược nhau. Điều đó có thể khiến mọi thứ trở nên cực đoan hơn, và mất đi tính khách quan trong đánh giá.

Vậy ba lựa chọn thì sao? Có phải nó khiến cho mọi thứ trông hợp lý hơn không? Nó bao hàm mọi thứ toàn diện hơn hai và cung cấp các góc nhìn khác nhau của vấn đề một cách vừa đủ, chứ không quá nhiều.

Hãy đếm đến 3 cho tất cả mọi thứ!

Bạn có thể áp dụng “Nguyên tắc số 3” cho hầu hết mọi thứ trong cuộc sống:

Nguyên tắc số 3” có thể sẽ rất quyền lực trong cuộc sống của bạn. Chính nó giúp các nhân vật có sức ảnh hưởng lớn như Steve Jobs và King làm nên những bài diễn thuyết nổi tiếng trên toàn thế giới.

Bậc quân tử không giấu diếm tâm địa, không phô trương tài năng

Bậc chính nhân quân tử, những người có đạo đức cao thượng thời xưa đều có phép tắc làm người và xử thế, đó là “tâm địa quang minh, tài...

Chúa Chổm có thực sự nợ đến ngập đầu?

Người Việt có câu “nợ như Chúa Chổm” để nói về ai đó mắc nợ quá nhiều, câu chuyện về Chúa Chổm cũng chỉ được truyền miệng trong dân gian,...

Thiết đãi hay thết đãi?

Trong hai từ tổ mà bạn đã nêu thì “thết” và “thiết” là những điệp thức, tức là những từ (hoặc hình vị) cùng gốc nhưng “thết” thì xưa hơn....

Không ở đâu xa, Cực lạc và Niết bàn nằm ngay trong hiện tại

Những người không hiểu Phật pháp thường cho rằng tu theo đạo Phật là hướng đến một thế giới khác, đó là cõi Cực lạc hay Niết-bàn. Do nhận thức...

Ngày Tết, thử bàn về một tấm tranh Tết

Những ai thích tranh Tết Việt Nam chắc đều biết hai tấm Đám cưới chuột và Trạng chuột vinh quy. Hai tấm tranh cùng mô tả một đám rước có đủ cả cờ...

Bánh Mì và hơn 14.000 năm lịch sử

Bánh mì và hơn 14.000 năm lịch sử Các loại bánh mì hiện nay. Hương vị chiếc bánh mì pa-tê kẹp thịt đậm đà, chua chua ngọt ngọt của Việt...

Nguồn gốc của mười hai con giáp

Nguồn gốc của 12 con giáp thường được xem như một sản phẩm của nền văn minh Trung Hoa, từ văn minh Trung Hoa lan tỏa và ảnh hưởng tới...

Chuyện ăn uống của các vua Nguyễn

Ông cố và ông nội tôi (cụ Nguyễn Đắc Tiêu) suốt đời ở trong ban Nhạc chánh của Nam triều. Đời bác tôi (ông Ngũ Vọng), làm Thị vệ cho...

Lễ Giáng Sinh

Lời nói đầu: Bài viết được viết ra bởi một người không phải là tín hữu đạo Christ (Thiên Chúa Giáo, Chính Thống Giáo, Tin Lành, Anh Quốc Giáo, Coptic). Nếu...

20 bức ảnh gợi lại ký ức Đà Lạt xưa!!!

Có lẽ không có nơi nào mà mỗi lần nhắc đến đều khiến trái tim bồi hồi rung động như Đà Lạt. Dù là du khách hay người bản địa...

Nguồn gốc người Bách Việt

Nhân loại, dù sống ở bất cứ  không gian và thời gian nào, cũng đều có chung một yếu tính làm người, cao cả vượt trên muôn loài. Hoàn cảnh...

Kẹo mạch nha – món quà của ngày thơ ấu

Kẹo mạch nha tuy chỉ là món quà quê dân dã nhưng bất cứ ai, nếu đã từng được nếm dù chỉ một lần đều thấy vô cùng khó quên....

Exit mobile version