Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tại sao cá chết lại ngửa bụng nổi trên mặt nước?

Nếu bạn đã từng nhìn thấy cá chết trong ao, hồ hoặc trong bể, bạn chắc chắn sẽ thấy chúng ngửa bụng lên mặt nước. Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao cá chết lại không nằm nghiêng, nằm úp mà lại ngửa bụng như vậy không?

Để biết được nguyên nhân tại sao cá chết lại ngửa bụng lên trên mặt nước chúng ta cần tìm hiểu cách mà loài cá duy trì sự nổi của chúng khi còn sống.

Cơ thể cá bao gồm có nước, protein, chất béo, xương, một lượng carbohydrates và axit nucleic. Cá thường chứa nhiều xương và protein, nhưng mỡ của chúng nhẹ hơn nước khiến cá có thể lơ lửng trong nước.

Để bơi sâu hơn hoặc tìm vùng nước nông cá phụ thuộc vào một cơ quan đặc biệt là bong bóng để điều chỉnh tỉ trọng.

Nước đi vào miệng của cá và đi qua mang cá, tại đây oxy được đưa vào máu. Ở cá, một ít oxy được tiết ra dưới dạng khí oxy gas được đưa vào bong bóng cá. Kích cỡ của bong bóng phụ thuộc vào áp suất lên thân cá. Khi cá nổi dần lên mặt nước, áp suất nước xung quanh giảm xuống và oxy trong bong bóng được đẩy quay trở lại mạch máu và mang. Ngược lại, khi cá chìm xuống, áp suất nước tăng lên, bong bóng được lấp đầy oxy. Cơ chế này cho phép cá thay đổi độ sâu đồng thời ngăn chặn bong bóng gas hình thành trong máu nếu áp suất thay đổi quá nhanh.

Tuy nhiên, do bong bóng cá gần như nằm hoàn toàn ở trọng tâm cơ thể, gần với dạ dày, nhưng vẫn hơi lệch về một bên khiến cho con cá dễ bị nghiêng. Đây là lý do tại sao cá phải ve vẩy phần vây lái ngay cả khi chúng không di chuyển hoặc đã thăng bằng trong nước.


Bong bóng cá.

Khi cá chết, oxy trong bong bóng vẫn còn, cùng với sự phân hủy của các mô sẽ tạo ra thêm khí gas nhưng chúng không có cách nào để thoát ra khiến bụng cá trương ra. Khi đó, cá chết như một kiểu bong bóng, nổi lên bề mặt nước. Vì xương sống và cơ ở phía lưng nặng hơn nên phần này sẽ chìm xuống dưới và bụng sẽ quay lên trên.

Nhưng không phải cứ cá chết là nổi. Có những trường hợp, con cá chết khi trong bong bóng của nó không có không khí thì con cá sẽ bị chìm xuống và phân hủy như bình thường ở dưới nước. Trong quá trình phân hủy một lượng khí gas được tạo ra bên trong con cá, và khi có đủ khí, xác con cá sẽ lại nổi lên bề mặt nước.

Ca Sĩ Họa Mi kể về lần cuối gặp Nhạc Sĩ Hoàng Thi Thơ

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ mất vào năm 2001. Trước thời gian đó khoảng 4 năm, danh ca Họa Mi –  học trò cũ của ông đã có dịp gặp...

Ảnh chưa từng công bố về chợ Đà Lạt thập niên 1960

Chợ Đà Lạt khánh thành năm 1960, là một trong những chợ lầu đầu tiên ở Việt Nam. Kể từ thời điểm đó cho đến nay, chợ đã được coi...

Dì ghẻ

Người ta đóng đinh vào người bà cái danh xưng "dì ghẻ", người ta lớn tiếng, ỉ ôi trước sự tham lam và dơ bẩn của bà. Nhưng thực chất...

Phát Âm Của Người Nam Kỳ

Có những phương ngữ rất đặc trưng của vùng. Nếu bạn hỏi người Long An: “Năm nay lúa má sao anh?” Long An trả lời: “Hằng hà!” Còn người Vĩnh...

Cầu Bông, một phần lịch sử của Sài Gòn thuở sơ khai.

Theo nhà văn Sơn Nam, Cầu Bông được xây dựng từ thế kỷ 18, lúc đầu đặt tên là cầu Cao Miên, một thời gian sau, cầu Cao Miên đổi...

Về giai thoại cụ Phan Thanh Giản ngăn xe vua

Cách đây đúng 90 năm, một cuốn sách biên khảo về danh nhân Phan Thanh Giản được xuất bản. Sách có tựa Phan Thanh Giản truyện và được xuất bản...

Sân khấu cải lương Sài Gòn 1954-1975 nhìn từ góc độ kinh doanh

Từ sau Hiệp định Geneve (1954), cải lương Sài Gòn phát triển mạnh mẽ, trở thành một loại hình nghệ thuật, một bộ môn sân khấu có khả năng thu...

Ảnh hiếm về Giáng sinh ở Sài Gòn trước 1975

Hình ảnh đầy hoài niệm về bầu không khí Giáng sinh ở Sài Gòn trước 1975 đã được nhiều phó nháy người Mỹ ghi lại… Đại lộ Nguyễn Huệ dịp...

200 năm ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”

Sự kiện ông Nguyễn Thế Hồng – Chủ tịch Hội Cổ vật Bắc Ninh có mua lại thành công chiếc ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” từ hãng Millon (Pháp)...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 17/25 – Trời và Ngày

Bạn Nguyễn Mạnh Côn cho biết rằng người Nhựt chỉ Trời bằng danh từ ngoại quốc mà họ đọc là SORA. Đành thế. Nhưng chúng tôi đâu có đối chiếu...

Trang phục cung đình triều Nguyễn

Khi biên soạn bộ điển lệ nổi tiếng của triều Nguyễn, Khâm định Ðại Nam hội điển sự lệ, các sử quan của triều đình đã dành quyển 78 và...

Mộ các danh thần ở Sài Gòn: Lăng Ông ở Bà Chiểu

Sở dĩ phải viết rõ như vậy vì vẫn có nhiều người gốc Sài Gòn chính hiệu nhưng lại nghĩ ‘Lăng Ông Bà Chiểu’ là nơi chôn cất của đôi...

Exit mobile version