Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tại sao máy bay có thể bay trên bầu trời?

Với kích thước và khối lượng khổng lồ chở hàng trăm hành khách cùng hàng tấn hành lý, tại sao máy bay lại bay được trên bầu trời?

Máy bay đã trở thành phương tiện di chuyển khá quen thuộc với nhiều người những có lẽ rất ít người đã ra câu hỏi trên.

Cùng tìm hiểu những thông tin về cơ chế hoạt động khi máy bay cất cánh, hạ cánh, và bay trên bầu trời… để giải đáp thắc mắc này nhé.

Cơ chế cất cánh của máy bay

Với tổng trọng lượng lên tới hàng trăm tấn, lực gì có thể nâng máy bay khỏi mặt đất? Đó chính là lực nâng khí động học còn được gọi là lực nâng Joukowski.

Một chiếc máy bay chuyển động phải chịu tác động của 4 lực: lực kéo, lực cản của không khí, lực hấp dẫn, lực nâng.

Khi máy bay di chuyển trên đường băng, dòng khí chảy quanh cánh máy bay sẽ tạo ra sự chênh lệch áp suất giữa mặt dưới cánh và mặt trên cánh làm xuất hiện một lực nâng theo hướng từ dưới mặt đất đẩy lên trời.


Mô hình lực nâng giúp máy bay cất cánh.

Lực này tỷ lệ với bình phương tốc độ di chuyển và diện tích cánh của máy bay, máy bay di chuyển càng nhanh thì lực càng lớn. Vì vậy trước khi cất cánh, máy bay cần di chuyển một quãng đường trên mặt đất nhằm đạt được vân tốc cần thiết cho tới mức tạo ra lực nâng thắng được trọng lực của trái đất và nhấc bổng nó lên không trung. Trong quá trình đó, 2 cánh của máy bay được điều khiển thay đổi góc nâng để thay đổi lực nâng.

Máy bay hoạt động trên không trung

Bình thường, các máy bay thương mại chỉ bay ở phần trên tầng đối lưu của khí quyển, độ cao khoảng 10,7km. Thực tế, máy bay có thể bay ở độ cao bất kỳ nhưng tại sao máy bay lại chỉ bay ở độ cao đó?

Sấm sét, sự lên xuống của các luồng không khí đều phạt động trong phạm vi thấp nhất của tầng khí quyển 10.000m. Nếu bay trong phạm vi dưới 10.000m máy bay sẽ bị ảnh hưởng bởi các luồng không khí lên xuống khiến máy bay không thể bay một cách ổn định. Ngoài ra, nếu gặp những hạt nước và hạt băng có nhiệt độ thấp thì vỏ máy báy bên ngoài có thể bị đóng băng. Đó là chưa kể tới ở độ cao này, đôi khi máy bay có thể bị sét đánh.

Với độ cao trên 10.000m thì hoàn toàn khác, ở độ cao này tương đối yên tĩnh, máy bay có thể hoạt động ổn định. Ngoài ra, lớp không khí ở độ cao đó rất loãng, ít hơi nước nên vỏ máy bay bên ngoài không lo bị đóng băng.

Cơ chế hạ cánh của máy bay

Khi gần tiếp đất, không khí phía dưới cánh máy bay bị ép xuống mặt đất, tạo ra những luồng xoáy nhỏ cũng như tạo “hiệu ứng mặt đất” (ground effect) khiến máy bay nâng lên trong một thời gian ngắn trước khi chính thức tiếp xuống đường băng.

Những chiếc đèn “Hoa Kỳ” đầy kỷ niệm

Đèn dầu cổ là một mặt hàng xuất hiện khá nhiều tại chợ đồ cổ ở phố Hàng Lược, Hà Nội mỗi dịp giáp Tết. Phía sau những chiếc đèn...

Ngày đầu tiên đón vua Bảo Đại du học trở về

Trước khi tàu chở vua Bảo Đại du học về nước, ở Huế dân tình “bàn tán đến cuộc hồi loan này lắm”. Đức thiếu quân trở về đã khởi...

Bóng hồng duy nhất trong những ca khúc nhạc Ngô Thụy Miên

Âm nhạc của Ngô Thụy Miên không còn xa lạ với công chúng, nhưng cuộc đời của Ngô Thụy Miên lại chẳng mấy người yêu nhạc tường tận. Có lẽ bởi...

Lăng Ông và Mả Ngụy

Hàng năm, trong ba ngày Tết, lăng Ông Bà Chiểu tràn ngập rừng người đi lễ, một số lớn là người Hoa trong Chợ Lớn. Bên trong khói nhang mù...

Hoàng Oanh – Một đời âm nhạc

Tiếng hát và kỷ niệm Bài viết dài và công phu này của tác giả Duy An, thống kê chi tiết được hầu như tất cả hoạt động âm nhạc...

Biên Hòa trong trận lụt Nhâm Thìn 1952

Đã nhiều năm trôi qua, nhưng người dân Biên Hòa vẫn còn truyền tai nhau về trận lụt năm Nhâm Thìn 1952. Năm ấy không riêng gì Biên Hòa mà...

Phan Đình Phùng và giai thoại lịch sử

Phan Đình Phùng (1847-1895) là một nhà lãnh tụ cách mạng Cần vương vùng Nghệ Tĩnh. Ông người làng Đông Thái, tổng Việt Yên, huyện La Sơn, tỉnh Hà Tĩnh....

Đôi đũa trong văn hóa Á Đông

Đôi đũa là vật dụng phổ biến tại các nước Á Đông, hình dạng của nó cũng rất phù hợp với thói quen ẩm thực tại xứ sở này. Do...

Thông minh kiểu Việt Nam và Trung Quốc

Nhiều người Việt Nam và Trung Quốc có cùng một suy nghĩ giống nhau, đó là hay cười nhạo người Tây phương ngu ngốc, không hiểu chuyện đời, “não không...

Dầu bà đẻ ! Một thời để nhớ

Năm 1946, khi một chiếc xe đạp cũng là cả một gia tài với nhiều người thì “ papa” của cậu học sinh Bùi Kiến Thành đã mua một chiếc...

Thương nhớ Sài Gòn

Tôi đã từng sống ở Sài Gòn gần 40 năm – 34 năm liên tục kể từ 1975 đến 2009 và một vài năm không liên tục trước 1975. Một...

Ảnh chưa từng công bố về chợ Đà Lạt thập niên 1960

Chợ Đà Lạt khánh thành năm 1960, là một trong những chợ lầu đầu tiên ở Việt Nam. Kể từ thời điểm đó cho đến nay, chợ đã được coi...

Exit mobile version