Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tại sao phấn hoa làm chúng ta hắt xì

Với nhiều người, “mùa dị ứng” thường rơi vào mùa xuân, khi phấn hoa từ các loại cây cối và hoa lá vương vãi khắp nơi trong không khí.

Nhưng tại sao phấn hoa lại khiến bạn hắt xì?

Bởi con người đã chung sống cùng các loại cây cối trong suốt lịch sử tiến hóa của mình, bạn có lẽ nghĩ rằng chúng ta ít nhiều “miễn nhiễm” với phấn hoa. Tuy nhiên, mỗi năm, phấn hoa vẫn khiến vô số người hắt xì và gặp phải các loại dị ứng khác nhau. Cùng đọc tiếp để hiểu lý do vì sao!


Phấn hoa giúp các loại cây cối sinh sản.

Phấn hoa là gì?

Phấn hoa giúp các loại cây cối sinh sản: cây đực tạo ra phấn hoa để thụ phấn cho cây cái. Tuy nhiên, để loại bột này phát huy tác dụng, nó cần phải được đưa từ cây đực sang cây cái. Quá trình vận chuyển này chính là con đường khiến phấn hoa dính vào mũi và làm bạn hắt xì.

Mọi loại thực vật, từ hoa đến cây cối, và cả cỏ nữa, đều tạo ra phấn hoa. Tuy nhiên, không phải mọi loại phấn hoa đều gây dị ứng. Hầu hết các loại cây với hoa đủ màu sắc thường nhờ côn trùng, như ong chẳng hạn, để mang phấn hoa từ cây này sang cây khác. Bởi phấn hoa luôn dính vào một con côn trùng hoặc một cái cây nào đó, nó không thể rơi vào mũi bạn và gây dị ứng được.

Tuy nhiên, các loại thực vật khác có thể sử dụng gió để phát tán phấn hoa ra xung quanh. Loại phấn hoa này rất nhẹ, do đó nó có thể dễ dàng được đưa đi bởi không khí. Bầu không khí bạn hít thở vào mùa xuân sẽ tràn ngập loại phấn hoa này, bởi đây là mùa thụ phấn của cây cối, khiến phản ứng dị ứng xảy ra thường xuyên hơn.

Điều này cũng giải thích tại sao bạn thường hắt xì nhiều khi trời có gió nhẹ và khô, bởi lúc này có rất nhiều phấn hoa lơ lừng trong không khí. Khi trời mưa, phấn hoa bị ướt sẽ không thể bay loanh quanh và lọt vào mũi bạn được.

Điều gì xảy ra khi phấn hoa lọt vào mũi bạn?

Tại sao phấn hoa lại khiến bạn hắt xì khi vô tình hít phải?

Bên trong mũi bạn là chất nhầy. Dù trông nó thật… tởm khi bắn ra từ mũi (như khi bạn hắt xì chẳng hạn), chất nhầy rất quan trọng đối với sức khỏe. Nó như một rào chắn, giữ lại bụi bẩn trước khi chúng lọt vào phổi, và giúp bạn không bị ốm. Phấn hoa chỉ là một trong rất nhiều thứ bị giữ lại bởi chất nhầy.

Tuy nhiên, dị ứng phấn hoa sẽ khiến mũi bị viêm sau khi phấn hoa lọt vào: trường hợp này gọi là viêm mũi (rhinitis). Những thứ khác cũng có thể gây viêm mũi – ví dụ, bạn sẽ bị viêm mũi mỗi khi bị cảm lạnh.

Bên cạnh việc khiến bạn hắt xì, viêm mũi dị ứng còn khiến bạn bị nghẹt mũi, gây chảy mũi hoặc ngứa mũi, và các triệu chứng không mấy thoải mái khác.

Những triệu chứng này là kết quả của một phản ứng hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch của bạn chính là hệ thống phòng thủ của cơ thể. Khi bạn bị dị ứng, hệ miễn dịch sẽ xem những thứ vô hại, như phấn hóa, là một mối đe dọa. Do đó nếu bạn bị dị ứng phấn hoa, hệ miễn dịch của bạn sẽ phản ứng với phấn hoa trong mũi với suy nghĩ rằng nó là một kẻ xâm nhập nguy hiểm – dù cho nó không thực sự nguy hiểm.

Sự phản ứng thái quá này của hệ miễn dịch gây ra viêm mũi dị ứng, với mọi triệu chứng liên quan bao gồm hắt xì. Khi bạn hắt xì vì dị ứng phấn hoa, đó là cơ thể đang tìm cách đánh đuổi những kẻ xâm nhập nguy hiểm ra khỏi mũi.


Dị ứng phấn hoa sẽ khiến mũi bị viêm sau khi phấn hoa lọt vào.

Tại sao không phải ai cũng bị dị ứng?

Không phải ai cũng dị ứng với phấn hoa, và không phải ai cũng dị ứng với cùng một loại phấn. Tại sao?

Các nhà khoa học không chắc câu trả lời cho câu hỏi này – bởi họ vẫn chưa hiểu tại sao ngay từ đầu chúng ta lại bị dị ứng. Xét cho cùng, những phản ứng thái qua kia của hệ miễn dịch gây hại cho chúng ta chứ không giúp ích được gì, do đó việc chúng lan rộng với mọi người là điều không thực sự hợp lý.

Theo một thuyết, dị ứng là kết quả của hàng rào phòng vệ tự nhiên của cơ thể trước ký sinh trùng, nhưng chuyện không như ý. Tuy nhiên, một thuyết khác cho rằng dị ứng thực ra là sự phòng vệ của cơ thể trước chất độc. Trong quá khứ, có lẽ từng tồn tại những loại phấn hoa thực sự nguy hiểm, đó có lẽ là lý do tại sao cơ thể của nhiều người vẫn xem chúng là một mối đe dọa.

Dẫu vậy, đến lúc này, chúng ta không hoàn toàn hiểu rõ tại sao các loại dị ứng lại tồn tại, hay tại sao chúng lại lan rộng như vậy. Chúng ta chỉ biết vì một vài lý do nào đó, cơ thể một số người xem các chất gây dị ứng vô hại như phấn hoa là chất nguy hiểm. Hệ miễn dịch làm việc và làm mọi thứ có thể để loại bỏ phấn hoa, như khiến bạn hắt xì và gây chảy mũi.

Hiển nhiên, trải nghiệm hắt xì vì phấn hoa là không mấy thích thú. Nhưng nó là bằng chứng cho thấy hệ miễn dịch đang cố để bảo vệ bạn – một đặc tính có lẽ đã giúp con người sống sót qua hàng ngàn năm qua, khi cơ thể chúng ta từng phải đối mặt với những mối đe dọa nguy hiểm mà nay đã bị lãng quên.

Loạt ảnh Sài Gòn nhìn từ trên cao năm 1968

Ngắm vẻ lạ mắt của Sài Gòn năm 1968 qua góc nhìn thẳng đứng chụp từ máy bay do quân đội Mỹ thực hiện. Ảnh: Vietnam Center and Archive. Khu...

Cái chết và câu chuyện của Ngũ tổ Thiền Tông

“Sinh, lão, bệnh, tử” là quy luật của sinh mệnh con người. So với “lão, bệnh” thì “sinh” và “tử” có lẽ vẫn là điều vô cùng thần bí mà...

Chiến thắng Bạch Đằng (9/4/1288)

Đến nay nước sông vẫn chảy hoài  Mà nhục quân thù khôn rửa  TRƯƠNG HÁN SIÊU -Phú sông Bạch Đằng Bấy giờ là thế kỷ XIII. Từ những thảo nguyên...

Truyền thuyết con Ma Vú Dài trước 75

Đọc lại giai thoại và truyền thuyết con Ma Vú Dài trước 75 cho ai thích tò mò . [caption id="attachment_246174" align="alignnone" width="284"] “Con ma vú dài” trong khám Chí...

Chất hóm hỉnh trong Ca dao tình yêu Nam Bộ

Sự mộc mạc hồn nhiên ở từ ngữ, cách thể hiện dung dị và ngộ nghĩnh gây nên những bất ngờ thú vị là chất hóm hỉnh thường thấy trong...

Chuẩn mực làm đẹp của phụ nữ Việt Nam thời xưa

Nhuộm răng đen, gội đầu bằng bồ kết, dùng phấn nụ… là các chuẩn mực làm đẹp thời xưa của phụ nữ Việt Nam. Từ xưa tới nay, chuẩn mực...

Vẫn chưa dứt chuyện những con vật cầm tinh

Về tên của từng chi trong thập nhị chi, trong bài “Mão là thỏ hay mèo?”, đăng trên Đương thời số 29 (3-2011), chúng tôi đã viết: “Gần đây đã...

Lễ Giáng Sinh

Lời nói đầu: Bài viết được viết ra bởi một người không phải là tín hữu đạo Christ (Thiên Chúa Giáo, Chính Thống Giáo, Tin Lành, Anh Quốc Giáo, Coptic). Nếu...

Đàn Xã Tắc – Biểu tượng gắn kết lãnh thổ

Lễ tế Xã Tắc là một nghi lễ quan trọng ở nước ta dưới chế độ quân chủ. Trải qua các triều đại từ Đinh, Lý, Trần, Lê đến Nguyễn,...

Những trận hải chiến nổi tiếng trong lịch sử – Phần 1

PHẦN I : NHỮNG TRẬN HẢI CHIẾN NỔI TIẾNG THỜI CỔ ĐẠI Trận hải chiến Salamis Thời gian trận đánh: khoảng tháng 9 năm 480 BC Địa điểm: Eo biển Salamis...

Chứng chỉ và văn bằng tốt nghiệp ở miền Nam trước 1975

Bài viết sưu khảo này dựa vào những nhận thức và kinh nghiệm của người viết sinh ra trong thập kỷ 1940s thừa hưởng môt nền giáo dục khai phóng...

Nguồn gốc món ngon bún bò giò heo

Nổi tiếng hơn cả trong các món ăn bình dân ở Huế vẫn là món bún bò, hay gọi một cách đầy đủ là “bún bò giò heo”. Hương vị...

Exit mobile version