Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tại sao phụ nữ miền Nam xưa thường ngồi xe một bên

SAIGON, Sept. 16, 1971 . KILLED IN SAIGON BLAST- Vụ nổ bom tại vũ trường Tự Do Năm 1972 một vụ khủng bố xảy ra tại phòng trà Tự Do -thủ phạm là một phụ nữ ngồi chàng hảng sau yên một chiếc Honda SS50 đã liệng một chùm lựu đạn 4 trái vào tầng trệt của phòng trà lúc đó đang đầy khách .

Tiếng nổ gây cho một số người bị thương, trong đó cỏ cả nữ ca sĩ Mai Hương (ái nữ của bà Kiều Hạnh) khi cô đang trình bày bản nhạc “Love Story” của Francis Lai .

Chính quyền sau đó đã ra lịnh cấm tất cả những người ngồi “chàng hảng” trên yên sau xe gắn máy cũng như các loại xe không động cơ khác …(*)

Người Việt xưa vốn đề cao sự kín đáo nơi người phụ nữ .Từ đó đưa đến một yếu tố sống :

“bé gái ,cô thiếu nữ ,người Mẹ” là ba phương diện huyền bí của nhân loại .

Phong tục Á Đông luôn cho những gì thuộc về cơ thể người phụ nữ là vưu vật của vũ trụ ,cần phải bảo tiết vẹn nguyên .Thế nên ngay từ nhỏ người phụ nữ Đông Phương ,trong đó có VN đã được dạy dỗ và chăm sóc rất kỹ bản thân cùng sự “nết na” của mình .

Ngày trước , cách đi đứng hay ăn mặc có chút “tính tự do” của phụ nữ như thời nay đều sẽ không được khuyến khích . Ăn mặc là yếu tố luôn luôn được xét kỹ để lượng định “nết” của người sử dụng , có đứng đắn hay không !!!

Cách đi đứng ngoài đường và thái độ cư xử ở những nơi công cộng cũng là “nết” của người phụ nữ .Ngày trước rất hiếm khi gặp một nhóm thiếu nữ hoặc phụ nữ Saigon nào ra đường mà cười nói ,đùa giợn , la hét , ngả ngớn như ngày nay .

Một thí dụ dễ hiểu nhứt là nếu cười thì cũng phái lấy tay hay khăn tay (mouchoir) che miệng lại .Cười lớn tiếng hay há to miệng ra sẽ bị nhận ngay hai tiếng “mất nết” . Những cái này ,ngoài những bài học về Đức Dục ở nhà trường thì gia đình là yếu tố đầu tiên phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi của người con gái trong nhà .Từ đó mà Việt ngữ có hai tiếng “con – nhà gia – giáo”

Những sự giáo dục như vậy đã ứng vào cách thức đi đứng của người phụ nữ Việt xưa .

Khi phương tiện lưu thông ngày càng du nhập nhiều vào Việt Nam  và ngay với chiếc xe đạp ,người phụ nữ Việt xưa cũng đã có cách sử dụng để “xếp hạng” họ rồi .

Những phụ nữ được coi là “gia giáo”  khi họ tập đi xe đạp thì đó là một “chuyện lớn” .Vì lý do giữ thăng bằng ,người chạy xe phải luôn có những cử chỉ “ngoài khuôn phép” . Chẳng hạn như hai chân mở rộng ,hai cánh tay không thể khép dài hai bên hông kềm giữ tà áo khỏi bị “gió bay”.

Nhứt là khi phải “gài hai vạt trước sau vào porte de baggage (yên sau) và guidon (tay lái) để hai chân không bị vướng khi đạp xe đã khiến cho hai chân đôi khi phải mở rộng để quần khỏi quấn vào dây chaine (xích) . Cử chỉ “mở hai chân” hoặc kêu là “ngồi hai bên” hay nói nôm na là “chàng hảng” thì đây là điều đại kỵ .

Do đó mà ta thấy ít có người phụ nữ Việt Nam nào ngày xưa lại sử dụng xe đạp nam (hay kêu là xe “đòn dông” (hay xe “course”) hoặc “xe sườn ngang” .

Cũng vì ý xấu của hai tiếng “chàng hảng” mà người nữ khi đi xe hai bánh xưa đều luôn ngồi cố giữ hai chân không mở ra quá rộng mà cũng không chụm lại quá sát để khó điều khiển xe một mình .

Khi được người khác chở thì cách hay nhứt để giữ nét duyên dáng và sự “lôi cuốn thầm kín thiên nhiên” của họ ,người nữ luôn ngồi một bên yên sau … Nếu “lạ” chăng thì chỉ là “làm thế nào để ngồi yên suôt một khoảng thời gian dài mà không hề “tê chân” khi xuống xe .

Cuộc sống ngày càng tiến triển ,cùng với những sợ hãi về chiến cuộc leo thang không ai có thể đoán được năm phút nữa sẽ xảy ra chuyện gì nên dần dần người ta “bỏ những thói quen tốt” vì hai chữ “sống vội”- “Đời ngắn lắm !Cứ hưởng đi ! Chắc gì còn có ngày mai !Ở đó mà tu mi với nhu mì !” v..v… và …v..v…. tất cả đã khiến người ta quen dần với những “thói tật” mà các thế hệ trước không hề có .Chẳng hạn như : vừa đi vừa ăn trên đường ,nói chuyện to tiếng nơi công cộng ,giỡn hớt cười cợt ,nhảy nhót …

Nói tóm lại là cư xử một cách lố lăng.

Cũng vì yếu tố “sống chưa kịp chết” đó mà xã hội cũng dần chấp nhận việc “quên những điều hay đẹp” .Để hè nhau ca tụng cái gọi là “Nam – Nữ bình quyền” ,“phóng thích cá nhân người phụ nữ” ,“bình đẳng giới”  ,hè nhau đưa ra những “lý sự cùn” ,‘so sánh trạy” về những cách cư xử giữa nam-nữ .Tất cả đã đứ đến việc “cái hay” mất đi và thay vào đó dĩ nhiên là “cái xấu”.

Ngày nay ta không lạ với việc nữ giới mặc quần “ngắn đến mức không thể , ngắn được nữa” vẫn thản nhiên đi rong ngoài đường hay việc ngồi yên sau của xe hai bánh mà hai chân “chàng hảng” một cách thản nhiên .
Năm 1972 một vụ khủng bố xảy ra tại phòng trà Tự Do thủ phạm là một phụ nữ ngồi chàng hảng sau yên một chiếc Honda SS50 đã liệng một chùm lựu đạn 4 trái vào tầng trệt của phòng trà lúc đó đang đầy khách .Tiếng nổ gây cho một số người bị thương, trong đó cỏ cả nữ ca sĩ Mai Hương (ái nữ của bà Kiều Hạnh) ,khi cô đang trình bày bản nhạc “Love Story” của Francis Lai . Chính quyền sau đó đã ra lịnh cấm tất cả những người ngồi “chàng hảng” trên yên sau xe gắn máy cũng như các loại xe không động cơ khác …(*)

Không chỉ ở VN mà ở Indonesia cũng cấm, nhưng sau Hòn Ngọc Viễn Đông đến hơn 30 năm, Năm 2013, Theo luật mới, phụ nữ ở TP Lhokseumawe, tỉnh Aceh, phía bắc đảo Sumatra chỉ được phép ngồi vắt hai chân sang một bên khi được chở trên xe máy.

Trước đó, các lãnh đạo tỉnh Aceh vừa mới thảo một dự luật, bao gồm cấm phụ nữ mặc quần bó, váy ngắn, ném đá người ngoại tình và phạt roi người đồng tính. Thị trưởng Lhokseumawe – ông Suaidi Yahya, cho biết: “Phụ nữ không được ngồi dạng chân vì nó sẽ kích động những người đàn ông điều khiển xe máy. Nó cũng là để bảo vệ người phụ nữ khỏi những vụ việc không mong muốn”. “Người phụ nữ ngồi dạng chân là không đứng đắn. Tại đây chúng tôi áp dụng luật đạo Hồi”, ông Yahya nói thêm.

Chú thích:

(*) – Xin lưu ý rằng Quy định ngồi xe một bên chỉ chính thức ban hành vào năm 1972 dưới thời VNCH, trước đó phụ nữ Miền Nam vẫn ngồi một bên.

Viet Hung Mai

Tổng đốc Phương ở Sài Gòn

Giữa bối cảnh cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, trong khi tầng lớp thượng lưu Hoa – Việt ở Nam kỳ đều chịu ảnh hưởng văn hóa Pháp,...

Những hình ảnh về Quảng Ninh năm 1994 – 1995

Vịnh Hạ Long kỳ vĩ, nhà thờ Trà Cổ thâm trầm, cuộc mưu sinh ở Cẩm Phả, Móng Cái… là những hình ảnh “chất lừ” về Quảng Ninh năm 1994-1995...

Các loại xe máy trước năm 1975 – 60 năm trước người Sài Gòn xưa đi xe gì?

Có thể nói xe đạp và xe gắn máy là phương tiện di chuyển chiếm đa số tại miền Nam trước 1975 và cho đến nay. Bài viết hệ thống...

Ảnh hưởng của Phật giáo trong pháp luật thời Lý

Đạo Phật đã ảnh hưởng trong pháp luật thời Lý không những về lòng từ bi, lòng khoan dung mà còn ảnh hưởng về cách đối xử với phạm nhân...

Hương vị cà quống

Cà cuống chết đến đít còn cay! Ca dao Bên nước ta có nhiều loại cà. Trừ cà kheo, cà mèn, cà rá, cà ròn, cà sa, cà vạt, ...những...

Sài Gòn xưa: Cuộc đấu giữa Cọp và Voi

So với John White, bác sĩ – nhà thiên nhiên học George Finlayson có cảm tưởng tốt đẹp về Sài Gòn và con người ở đó. Finlayson nằm trong phái...

Hình ảnh khó quên về Vũng Tàu năm 1967-1968

Xem những hình ảnh đời thường cực kỳ sinh động về Vũng Tàu năm 1967-1968 do cựu nhân viên quân sự Mỹ Terry Maher thực hiện. Từ bến cá Bãi...

Trường học của thầy tôi trong xóm nhỏ

Ở trong một xóm cuối làng, dân cư lơ thơ, nhà ở xen với những đám ruộng thổ, một nếp nhà tranh đôi khi ở trong rừng mía rậm, ấy...

Đôi đũa trong văn hóa Á Đông

Đôi đũa là vật dụng phổ biến tại các nước Á Đông, hình dạng của nó cũng rất phù hợp với thói quen ẩm thực tại xứ sở này. Do...

Nghĩa của cụm từ “Giở trò chim chuột” là gì?

Về nghĩa cặp từ “chim chuột” trong tiếng Việt, nhiều người biết đó là một thành ngữ chỉ việc trai gái ve vãn tán tỉnh nhau. Về nguồn gốc của...

Về hoàn cảnh ra đời bài hát Căn Nhà Màu Tím của nhạc sĩ Hoài Linh

Chiều nhìn ra đầu ngõ, dâng dâng niềm tưởng nhớ Dáng xinh xinh một người. Ðược nghỉ năm ngày phép, mất hai hôm làm quen Em mới cho mình biết...

Quán Ông Cả Cần – Vài hàng lịch sử

Trước khi đi vào lãnh vực nhà hàng, Ông Trần Phấn Thắng chủ nhân quán ÔNG CẢ CẦN là một công chức thuộc ty điền địa Mỹ Tho, xã Điều Hòa, thành phố Mỹ...

Exit mobile version