Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao mọi người lại hôn nhau?

Hôn là một thứ gì đó thật sự kì lạ khi chúng ta nghĩ về nó. Tất nhiên, chúng ta thường bị điên cuồng bởi sự kích thích (hoặc hứng thú) khi nghĩ rằng việc muốn hôn một ai đó thật khó. Tuy nhiên, nếu như tạm dừng nghĩ về điều đó, bạn sẽ thấy rằng: con người chúng ta là một trong những động vật duy nhất có nụ hôn thật sự.

Nguyên nhân khiến mọi người hôn nhau

Mục đích của việc hôn là gì? Và tại sao chúng ta có thể hôn nhau trong một khoảng thời gian khá dài? Đi sâu vào vấn đề đó, chúng ta có luôn luôn hôn hay không, hay là một sáng kiến tương đối mới hay không? Dẫu những nhà nghiên cứu có thể không bao giờ trả lời những câu hỏi đó một cách chắn chắn, họ phải giải quyết một số định nghĩa thú vị khác – đây là những câu trả lời thuyết phục nhất cho đến nay.

Nó cung cấp cho chúng ta một trải nghiệm cảm giác phong phú

Một lý thuyết cực kỳ thuyết phục cho rằng, con người khao khát nụ hôn bởi não bộ của chúng ta luôn mong mỏi cảm giác kích thích từ những bộ phận cơ thể nhạy cảm nhất, chẳng hạn như là môi.

Các bộ phận nhạy cảm nhất của cơ thể sẽ kích thích các bộ phận lớn hơn trong não bộ khi được chạm vào. Khi bạn sử dụng đôi môi và lưỡi, những bộ phận cực kỳ nhạy cảm, não bộ sẽ phản ứng lại với chúng một cách rõ rệt, mặc dù những phần cơ thể này là không lớn. Somatosensory, hay xúc giác, một phần của não bộ, dành ra nhiều tế bào thần kinh hơn để nhận tín hiệu từ đôi môi so với những tín hiệu từ các bộ phận buồn tẻ khác, ví dụ như chân hoặc lưng.


Hôn sẽ kích thích nhiều tế bào thần kinh cho cả hai người tại cùng một thời điểm nhất định.

Vì vậy, hôn sẽ kích thích nhiều tế bào thần kinh cho cả hai người tại cùng một thời điểm nhất định. Chúng ta có thể dễ dàng tìm ra bởi đó là một trải nghiệm cảm giác sâu – và cũng bởi vì chúng ta có thể chia sẻ trải nghiệm đó với một người khác.

Hôn mang lại những hormone tốt

Dù học thuyết này không giải thích tại sao mọi nguời lại bắt đầu hôn, thế nhưng, nó sẽ lý giải nguyên nhân tại sao chúng ta lại vẫn cứ làm điều đó.

Khi hôn, não của chúng ta tự động tiết ra một số loại hormone, như là Oxytocin – vốn làm chúng ta cảm thấy dễ chịu. Oxytocin cũng chịu trách nhiệm một phần cho những cảm giác thân mật, mà chúng ta luôn gọi nó là “tình yêu”. Dopamine cũng là một loại hormone khác được tiết ra khi chúng ta hôn một ai đó mà mình quan tâm. Hôn cũng sẽ làm giảm số lượng Cortisol – một hormone gây căng thẳng.

Theo lẽ tự nhiên, chúng ta thèm khát những hormone này và luôn mong muốn tìm kiếm chúng ở những nơi có thể. Hôn được coi như là cách nhanh chóng để chúng được tiết ra. Do đó, chúng ta thường có động lực để duy trì điều này.

Chúng ta sẽ chọn được bạn tình bằng những nụ hôn

Tại nhiều nền văn hoá hiện đại, hôn môi có thể là một dấu hiệu dẫn đến “chuyện ấy”. Và với vai trò đó, hôn dường như phục vụ một mục đich cực kì quan trọng.

Điển hình như trong một vài nghiên cứu, nữ giới thừa nhận rằng hôn là một phương pháp giúp họ chọn bạn tình mới. Có một nguyên nhân sinh học lý giải cho điều đó: theo một số nhà nghiên cứu nghĩ, các chất có trong nước bọt có khả năng nói với chúng ta biết được ai là một “đối tác” lý tưởng. Nước bọt có nhiều thông tin phong phú có thể phản ứng với não bộ của chúng ta trong tiềm thức khi hôn một ai đó.

Nhiều nhà khoa học khác lại nghĩ rằng việc hôn “giữa người với người” thay thế cho các pheromone tương đối nặng mùi, tương tự như những loại động vật khác tận dụng nó để tìm bạn tình cho mình. Hầu hết các loài động vật có thể phát hiện ra pheromone của nhau từ xa, vì vậy, chúng không cần phải hôn. Tuy nhiên, khứu giác của con người lại không quá tốt, thế nên, hôn là cách duy nhất để lấy được thông tin hiệu quả mà chúng ta cần.

Bắt nguồn từ những người nguyên thuỷ

Một giả thuyết khác lại cho rằng nụ hôn hiện đại “tiến hóa” từ thói quen cho trẻ sơ sinh ăn bằng miệng, hoặc truyền thức ăn đã được nhai sang. Theo thời gian, sự tiếp xúc bằng miệng này đã phát triển từ một phương pháp thiết thực để bón cho trẻ sơ sinh chưa mọc răng ăn, sang một cách ý nghĩa nhằm thể hiện tình cảm của bạn đến người bạn quan tâm.


Nước bọt có nhiều thông tin phong phú có thể phản ứng với não bộ của chúng ta trong tiềm thức khi hôn một ai đó.

Phải chăng là tất cả mọi người đều hôn?

Mặc dù tất cả những giả thuyết về nụ hôn thật sự thú vị, thế nhưng, có một sự thật là: không phải tất cả mọi người đều thực sự hôn.

Thực tế, một số nghiên cứu chứng minh rằng chưa đến một nửa số nền văn hoá có một nụ hôn thật sự lãng mạn. Vì vậy, có 2 hướng để chúng ta suy nghĩ: hoặc là mỗi chúng ta đều là người hôn tự nhiên và một số nền văn hoá đã kìm nén sự ham muốn này; hoặc là chúng ta không phải như vậy và nhiều nền văn hoá đã phát triển nụ hôn theo một cách nào đó.

Chúng ta có thể không bao giờ biết chính xác tại sao nụ hôn phát triển, nhưng khoa học chắc chắn đã phát hiện ra một số động lực mạnh mẽ để tiếp tục thực hiện điều đó. Vì vậy, đừng lo lắng về việc nụ hôn có thể phát tán hàng triệu những vi khuẩn (gần như không có hại). Ít nhất là bạn vẫn sẽ có được những hormone mang lại phấn chấn cùng nhiều thông tin sinh học có giá trị với sự lãng mạn này.

Có phải chữ quân 君 trong tiếng Hán không bao giờ dùng để chỉ phụ nữ hay không?

Có phải chữ quân 君 trong tiếng Hán không bao giờ dùng để chỉ phụ nữ hay không? Nhiều người đã ngộ nhận như thế. Thật ra trong Hán ngữ,...

Tìm hiểu về nguồn gốc của tộc người Hoa Hạ

Nguồn gốc của người Hoa Hạ là một vấn đề mà đa phần người Việt yêu thích lịch sử thời cổ đại của dân tộc quan tâm và mong muốn...

Cái váy cai quần của các bà

Thuở còn mài đũng quần trên ghế nhà trường, được học bài Hai bà Trưng: Bà Trưng quê ở Châu Phong Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên ... Hồng...

Triệu Đà và nước Nam Việt trong dòng lịch sử nước Việt

Bài viết này được mặc thảo theo đề nghị của Giáo sư trợ giảng Hàn Hiếu Vinh tức Xiaorong Han (Khoa Lịch sử và Nhân loại học, ĐH Butler –...

Nguồn gốc người Bách Việt

Nhân loại, dù sống ở bất cứ  không gian và thời gian nào, cũng đều có chung một yếu tính làm người, cao cả vượt trên muôn loài. Hoàn cảnh...

Ảnh lễ cưới của Vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu

Bộ ảnh tư liệu dưới đây chụp đám cưới vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu được tổ chức tại Huế ngày 24.3.1934. Trong số báo ngày 31 tháng...

Lý giải Việt sử 4000 năm bằng khoa học

Tóm lược: Bài này đi từ các cứ liệu lịch sử cổ địa chất của vùng đồng bằng Bắc bộ, và suy luận với tư duy khoa học để loại...

Thắc mắc tên gọi một số địa danh Sài Gòn

Bài viết này được hình thành theo các tài liệu từ một số sách cũ của các học giả miền Nam: Vương Hồng Sển, Sơn Nam và cuốn Nguồn Gốc...

Những kết hợp bất thường trong ca từ nhạc Trịnh Công Sơn dưới góc độ ngữ pháp

Đã gần 20 năm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trở về với “cát bụi”. Bao năm qua, ở mọi miền trên đất nước Việt Nam, người ta vẫn xao xuyến...

Nguồn gốc văn hóa Phùng Nguyên

Để kiểm định các giả thuyết đã nêu cũng như để hiểu biết đúng, đủ hơn về văn hóa Phùng Nguyên, dựa trên những tư liệu hiện có, tôi sẽ...

Giao thông của người Việt Nam xưa

Đường đi lối lại và người đi trên đường là một đối tượng nghiên cứu thú vị của khoa Nhân học. Xã hội phong kiến phương Đông hay xã hội...

Về Câu Chúc Mừng Cô Dâu Chú Rể “Sắt Cầm Hảo Hợp 瑟琴好合”

Trong một lần ngồi ở một quán ăn (vừa mở cửa lại sau khi tổ chức đám cưới cho con họ), chợt thấy trên vách trang trí câu “Sắt Cầm Hảo...

Exit mobile version