Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao móng tay mọc nhanh hơn móng chân?

Móng tay mọc nhanh hơn móng chân vì thường chịu va đập và nhận được nhiều chất dinh dưỡng hơn do nằm ở vị trí gần tim.

Móng tay trên thực tế phát triển nhanh hơn so với móng chân từ hai đến ba lần tùy theo độ tuổi, giới tính, chế độ ăn uống, đặc điểm di truyền từng người và các mùa trong năm. Trong khi móng tay mất khoảng 6 tháng để thay thế chính nó, tính từ gốc với tốc độ 3mm mỗi tháng, thì móng chân mọc lại trong 12-18 tháng chỉ 1mm mỗi tháng.


Móng tay có thể phát triển nhanh hơn so với móng chân tùy theo đặc điểm giới tính, chế độ ăn uống hay di truyền. (Ảnh minh họa: Flickr)

Theo USCcience, có hai lý do có thể giải thích cho câu hỏi tại sao móng tay phát triển nhanh hơn móng chân.

Giả thiết thứ nhất cho rằng vì bàn tay ở gần tim hơn so với bàn chân nên có lượng máu lưu thông tốt hơn, nhận được nhiều oxy và dinh dưỡng hơn. Các chất dinh dưỡng được vận chuyển đến móng tay thông qua mao mạch nằm ngay bên dưới móng.

Trong khi đó theo giả thiết thứ hai, sự khác biệt này xuất phát từ các “chấn thương” khi móng tay gần như liên tục bị tác động bởi công việc gõ, đánh máy, va đập và nhiều hành động khác. Chấn thương nhỏ có thể kích thích tăng trưởng móng tay, do đó những người thuận tay phải thường có móng tay phải phát triển nhanh hơn so với tay trái và ngược lại.

Thành phần chính của móng tay là keratin, vốn cũng được tìm thấy trong da, tóc và sừng. Móng không có tế bào sống và mọc ra từ một nhóm tế bào đặc biệt gọi là mầm móng, có nhiều mạch máu nằm dưới quầng móng. Sự phát triển của móng tay phụ thuộc phần lớn vào chiều dài ngón tay (ngón tay dài hơn có mức tăng trưởng móng nhanh hơn), dinh dưỡng (ăn kiêng và khẩu phần protein thấp sẽ khiến móng tay mọc chậm), tuổi tác (người dưới 30 tuổi có mức độ mọc móng tay nhanh hơn), và mùa (móng tay phát triển nhanh nhất trong mùa hè).

“Thằng” bố vợ tôi

Gọi bố vợ bằng thằng là điều không ai chấp nhận được. “Tứ thân phụ mẫu”, cha mẹ vợ hay cha mẹ chồng đều phải được kính trọng, thương yêu...

Thành ngữ “Cái nết đánh chết cái đẹp”

Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng đã từng ít nhất một lần được nghe qua câu tục ngữ này. Nhưng mấy ai suy nghĩ về tính xác thực...

Quán của một thời và những ký ức vui buồn

Quán của một thời, không chỉ là quán, mà là một góc nhân gian Sài Gòn, quay mặt ra phố hứng lấy sóng gió thời cuộc để phân vân, trăn...

Ngựa và… Thẳng ruột ngựa !

Ngựa không gần gũi người Việt bằng trâu. Ngựa chỉ biết kéo xe, không biết kéo cày. Ngựa còn bị khiển trách là không chịu tham gia khề khà chén...

Hai mặt của Nguyễn Ánh – Gia Long: Kẻ tội đồ và người anh hùng

Nhìn nhận về con người này, thật không đơn giản, là một núi mâu thuẫn, mâu thuẫn do chính cuộc đời ông tạo ra, mâu thuẫn của hoàn cảnh lịch...

Pétrus Ký, ngôi trường lớn của nhiều thế hệ Sài Gòn

Nhắc đến trường Trung học Pétrus Ký là nhắc đến niềm tự hào của nhiều thế hệ từng học ở một ngôi trường nổi tiếng của Sài Gòn. Sài Gòn...

Ngôn ngữ Sài Gòn xưa: Những vay mượn từ người Tàu

Có thể nói, bất kỳ một ngôn ngữ trên trái đất này cũng đều trải qua hình thức vay mượn từ các ngôn ngữ khác. Ảnh hưởng về văn hóa...

Những ghi chép đầu tiên về nghề làm giấy tại Việt Nam

Bài nói của tác giả (TG) được giới hạn ở một vài suy xét có tính chất giai thoại về lịch sử nghề làm giấy, cụ thể hơn, là về...

Nhạc sỹ thiên tài Beethoven

Beethoven tên đầy đủ là Ludwig van Beethoven (17 tháng 12 năm 1770 – 26 tháng 3 năm 1827) là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Phần lớn...

Thương gia Nguyễn Văn Hảo: Những di sản và mất mát

Ngay trung tâm Sài Gòn có một tòa nhà mang kiến trúc Pháp với bốn mặt tiền Trần Hưng Đạo – Ký Con – Yersin – Lê Thị Hồng Gấm,...

Cận cảnh Đài Truyền hình Việt Nam những năm 1970

Đài Truyền hình Việt Nam (THVN) được thành lập năm 1965. Buổi phát hình đầu tiên của Đài là ngày 7/2/1966 vào lúc 19 giờ và lần cuối cùng là...

Hương chủ là gì?

Hương chức thứ hai, sau hương cả ở các làng Nam Bộ thời Pháp thuộc. Trong Ban Hội tề tại các làng, người đứng đầu là Hương Cả - đổng...

Exit mobile version