Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao ngón tay cái chỉ có 2 đốt?

Bàn tay con người có 5 ngón, trừ ngón cái ra thì tất cả những ngón còn lại đều có 3 đốt, chỉ có ngón cái là 2 đốt. Tuy nhiên, chức năng của ngón cái lại chiếm một nửa chức năng của bàn tay, nếu không có ngón cái thì cả bàn tay sẽ không còn linh hoạt được nữa. Vì sao ngón cái chỉ có 2 đốt?

Theo thuyết tiến hóa chúng ta đã biết, con người được tiến hóa từ loài vượn cổ. Cuộc sống của loài vượn cổ là trong rừng sâu, leo trèo đi lại bằng từ chi, ngón tay cái và ngón chân cái được phân ra với 4 ngón khác, khi tiến hành hoạt động bám leo trên cây, có tay hoặc chân 3 đốt là thích hợp nhất, mà tác dụng của ngón tay chỉ có 2 đốt lại không lớn.

Sau này vượn cổ xuống đất tập đi đứng thẳng người, chi trên được giải phóng, đặc biệt là sau khi chúng tiến hóa thành loài người, do tay thường xuyên phải cầm công cụ, ngón tay cái trở nên rất có lợi và chắc chắn. Ngoài đôi tay cầm nắm còn phát triển một cơ bắp rất khỏe mạnh, làm cho ngón cái có thể hoạt động phối hợp với 4 ngón tay đối diện khác.


Hình ảnh bàn tay được tạc tượng nhìn rõ thấy các đốt của ngón tay (Ảnh: crazyus)

Để thích ứng với hoạt động đối xứng của ngón cái, làm ngón cái có thể co duỗi, xoay, gập dễ dàng, cấu tạo tốt nhất là 2 đốt. Nếu ngón cái chỉ có 1 đốt, đương nhiên sẽ gặp quá nhiều bất tiện, không linh hoạt. Còn nếu có đến tận 3 đốt (hoặc hơn) thì lại gây dư thừa, yếu ớt, không tạo được đủ lực cần thiết. Để kiểm chứng, các bạn có thể so sánh lực tạo ra của ngón cái và 1 trong 4 ngón bất kỳ còn lại. Nói tóm lại sau hàng trăm ngàn năm tiến hóa, cấu trúc của bàn tay và cụ thể là các ngón tay được tối ưu hóa, thuận lợi nhất cho cuộc sống hàng ngày của con người cho việc cầm nắm, sử dụng từ các đồ vật đơn giản đến phức tạp.

Chính từ kết quả của sự tiến hóa này, ngón cái của người hiện đại đã trở thành 1 ngón tay có tác dụng lớn nhất. Theo thống kê khoa học, tất cả các động tác vận động liên quan tới các ngón tay gần như trên 1 nửa cần sự giúp đỡ của ngón tay cái. Ngón tay cái vừa có thể làm việc độc lập, lại có thể àm việc cùng với 4 ngón khác, như viết chữ, cầm đũa, cầm nắm…

Và ngón cái quan trọng đến mức, John Napier, 1 nhà toán học, vật lý học thời xưa từng nói: “Nếu bàn tay mà thiếu ngón cái thì không khác gì 1 cái kẹp lệch”.

Nhớ còi tàu tuyến xe lửa Đà Lạt Tháp Chàm

“Những chiều nghỉ học, tôi hay tới,/ Đón chuyến tầu đi, đến những ga./ Tôi đứng bơ vơ xem tiễn biệt,/ Lòng buồn đau xót nỗi chia xa”. Đó là...

Thành ngữ “Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”

Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại là câu thành ngữ phê phán sự bàng quan, vô cảm trước tai họa, vận hạn của người khác, những người ích...

Sân khấu cải lương Sài Gòn 1954-1975 nhìn từ góc độ kinh doanh

Từ sau Hiệp định Geneve (1954), cải lương Sài Gòn phát triển mạnh mẽ, trở thành một loại hình nghệ thuật, một bộ môn sân khấu có khả năng thu...

Tiếng rao hàng ở Việt Nam thời Pháp thuộc

Những tiếng rao không chỉ chứa đựng giai điệu ngọt ngào, trong nó còn có cả hương thơm, mùi vị, màu sắc, có tính kích thích tất cả các giác...

11 quy tắc lạ lùng chỉ thấy ở Nhật Bản có thể bạn chưa biết!

Từ lâu Nhật Bản đã được biết đến là một cường quốc kinh tế có nền giáo dục phát triển và con người ở đây rất chăm chỉ, thông minh,...

“Văn hóa không tên” tạo nên linh hồn của Sài Gòn xưa

Buổi sáng thứ sáu tuần vừa qua, tôi được một ông bạn điện thoại đến rủ ra Givral uống cà phê. Tôi rất ngạc nhiên vì từ mấy năm nay...

Khẩu thị tâm phi – Loại người bất hiếu, bất trung, bất nghĩa

“Khẩu thị tâm phi” nghĩa là miệng nói một đằng nhưng trong lòng lại nghĩ một nẻo, miệng và tâm không thống nhất với nhau. Là loại người bất hiếu,...

Trà Tầu và ấm Nghi Hưng

Uống trà tàu vốn dĩ phổ thông thời trước, đến nay đã trở thành hiếm hoi trong xã hội Việt Nam. Thanh niên ngày nay chỉ mường tượng được cái...

Sài Gòn – Những tên đường xưa

Từ hơn một thế kỷ nay, nước Việt Nam đã chịu rất nhiều thay đổi về chánh trị, hành chánh, văn hóa, xã hội…. luôn cả tên đường của Sài...

Nghĩa của thành ngữ “Mèo mả gà đồng”

Trên Kiến thức ngày nay, số Xuân Quý Dậu (tr. 26), Huệ Thiên đã cho rằng hai tiếng gà đồng trong thành ngữ mèo mả gà đồng là con gà...

Đường Lê Văn Duyệt – Sau 45 năm “Châu về hợp phố”

Con đường này hình thành từ bao giờ? Lần đầu tiên con đường được vinh dự mang tên “Lê Văn Duyệt” vào năm nào? Tại sao năm 1975 con đường...

Trong những giờ phút thân nhân hấp hối, người nhà cần làm gì?

- Dời người sắp mất sang phòng chính tẩm, đầu hướng về phía Đông. - Hỏi xem có dặn dò trối trăng gì không - Đặt thuỵ hiệu (tức tên...

Exit mobile version