Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao rồng Komodo cái ‘đoản mệnh’ hơn con đực?

Trong thế giới loài rồng Komodo, một loài thằn lằn ăn thịt khổng lồ, con cái thường chỉ có tuổi thọ 31 năm, trong khi con đực lại có tuổi thọ trung bình cao gấp đôi.

Rồng Komodo là loài thằn lằn nặng nhất và lớn nhất trong số những loài còn tồn tại trên Trái đất. Nó có thể dài tới hơn 3 mét, nặng 166 kg và là kẻ săn mồi kinh hoàng đối với nhiều con vật. Có những thông tin (nhưng chưa được kiểm chứng) rằng có loài rồng Komodo sống ở các khu rừng nhiệt đới phía bắc Australia với kích thước lớn gấp 3 lần rồng Komodo ở Indonesia, tức dài gần 10m.

Các nhà khoa học  đã phát hiện những hóa thạch của loài rồng Komodo ở bang Queenland (Australia) và chúng được cho là đã biến mất cách đây 19.000 năm với kích thước lớn gấp 2 lần rồng komodo hiện nay đang sinh sống.

Vì sao rồng Komodo cái “đoản mệnh” hơn con đực?

Lý giải hiện tượng này, một nhóm nhà khoa học đã nghiên cứu 400 cá thể rồng Komodo từ năm 2002-2010 ở miền đông Indonesia.

Kết quả cho thấy, các con đực và con cái cùng kích cỡ cơ thể khi đến tuổi trưởng thành về giới tính, vào lúc khoảng 7 tuổi. Nhưng về sau con cái phát triển chậm hơn và chỉ dài khoảng 1,2 mét, nặng 22kg. Còn con đực dài 1,6 mét và nặng 65kg.

Tốc độ tăng trưởng này có thể được xem như một sự thích nghi tiến hóa để đảm bảo hoạt động sinh sản được thành công. Các con cái thường nhỏ hơn do chúng dồn năng lượng vào sản xuất trứng, làm tổ và bảo vệ tổ. Trong khi con đực to lớn để có thể cạnh tranh với các con đực khác trong cuộc giành giật bạn tình và lãnh thổ.

Tuy nhiên, chính việc đầu tư vào sinh sản của con cái đã dẫn tới sự khác biệt lớn về tuổi thọ của nó với con đực. “Trong quá trình đẻ trứng và làm tổ kéo dài suốt 6 tháng, con cái giảm cân rất nhiều và suy nhược cơ thể trầm trọng”, Tim Jessop, một nhà động vật học tại Đại học Melbourne cho biết.

Mặc dù hiện nay rồng Komodo có khoảng 5.000 cá thể còn sống trong tự nhiên, nhưng chỉ có 350 con cái giống còn sống. Các con cái chết sớm làm tăng thêm tính khốc liệt trong cạnh tranh của các con đực và gây ra tình trạng lưỡng tính ở loài này. Vì thế, rồng Komodo đang được xếp vào danh sách loài có nguy cơ tuyệt chủng.

Hai trong số ba con rồng Komodo con được sinh sản đơn tính từ con mẹ Charlie. (Ảnh: Vườn thú Chattanooga).

Rồng Komodo cái tự sinh sản mà không cần con đực

Rồng Komodo – loài bò sát lớn nhất thế giới – có khả năng sinh con mà không cần tới sự thụ tinh từ con đực. Các nhà khoa học đã ghi nhận nhiều trường hợp tương tự, và việc sinh sản đơn tính này chỉ xuất hiện ở khoảng 70 loài động vật có xương sống.

Charlie, một cá thể rồng Komodo cái ở sở thú Chattanooga, bang Tennessee, Mỹ đã đẻ ra 3 quả trứng và ấp nở thành các con con mà không cần giao phối với bất cứ con đực nào.

Theo CNN, mặc dù Charlie đã được ghép đôi với một con đực có tên là Kadal với hy vọng chúng sẽ giao phối và sinh sản hữu tính, nhưng cuối cùng thì không hiểu lý do gì mà Charlie lại sinh ra 3 con con thông qua quá trình sinh sản đơn tính, tức là không cần sự tham gia của một con đực.

Rồng Komodo cái chỉ mang theo nhiễm sắc thể giới tính WZ, trong khi rồng Komodo đực thì mang nhiễm sắc thể giới tính ZZ. Khi việc sinh sản đơn tính xuất hiện, con mẹ chỉ có thể tạo ra các nhiễm sắc thể WW hoặc ZZ, nhưng vì trứng WW không thể tồn tại nên tất cả những con con được sinh ra theo quá trình này đều mang nhiễm sắc thể ZZ – tức là đều là những con đực.

Trứng rồng sẽ to lên theo thời gian

Khác với các loài khác, trứng của rồng dai và dính như cao su và to lên khi rồng con bên trong phát triển. Mỗi lần con cái thường để 20 trứng ở trong tổ đã được vùi cát.

Điều ngạc nhiên nữa là, lúc trứng gần nở sẽ lớn hơn 50% so với lúc trứng mới đẻ. Và nó mất khoảng 8 tháng để rồng con trong trứng phát triển và nở vào tháng 4 hàng năm.

Rồng con chui ra ngoài bằng cách sử dụng chiếc răng sắc nhọn đặc biệt có tên gọi là “răng trứng” và chiếc răng này sẽ gãy ngay khi rồng bắt đầu cuộc sống tự do. Ngay khi chào đời, nó không được bảo vệ bởi bồ mẹ và phải tự đi kiếm ăn. Do vậy mà đa số bị ăn thịt bởi kẻ thù

Cam Ranh – Vịnh biển chiến lược đặc biệt của Việt Nam

Bên cạnh vị trí chiến lược về quân sự và hàng hải quốc tế, vịnh Cam Ranh còn có tiềm năng trở thành một khu du lịch biển tầm cỡ...

Lạc Việt và quốc gia của người Việt xưa

Có nhiều vị “giả Tàu” có vẻ tức tối với chuyện này, mỉa mai là “thấy người sang bắt quàng làm họ” hay “chủ nghĩa tự tôn dân tộc quá...

Cảm ơn, người phụ nữ điên…

Gặp một người điên có bao giờ bạn cảm thấy khinh bỉ, tỏ ra khó chịu, thậm chí là trêu chọc làm tổn thương người đó? Xin được gửi tới...

Giếng làng

Trên miền đất di sản xứ Nghệ, nơi “chiếc nôi đời ngọt lịm lời ru” tôi đã lớn khôn, mảnh đất quê hương yêu dấu có biết bao địa danh...

Chuyện về cái niêu đất

Có một nhà văn khi viết về chiếc niêu đất đã thổ lộ: “Nằm trong xó bếp lẫn cùng tro than đã nghìn năm, niêu đất từng chứng kiến cảnh...

Vì sao bố là người dắt tay con gái lên lễ đường

Đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao bố vợ lại là người dắt tay cô dâu ra lễ đường trước khi trao cô ấy vào tay chú rể không?...

Sơ lược về lịch sử các dòng họ ở Việt Nam

Hiện nay chưa có số liệu thống kê chính xác các dòng họ ở Việt Nam. Theo tài liệu của người Pháp – Pierre Gourou (1930) – thì ở Việt...

Ngô Thì Nhậm – Khuôn mặt trí thức lớn thời Tây Sơn

Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh luận, một người có “vấn đề”. Gây tranh luận chẳng những do...

Kể Chuyện Kinh, Cầu Xưa Vùng Sài Gòn Chợ Lớn Trước 1975 (P1)

Phần I Bài viết khảo cứu tổng hợp một số tài liệu đề cập đến hệ thống cầu, sông, kinh, rạch vùng Sài Gòn-Chợ Lớn  qua các thời kỳ khai...

Phanxicô Hải Linh và hoàn cảnh sáng tác ca khúc Giáng Sinh “Hang Bêlem”

Một mùa Giáng Sinh nữa lại đến, nhiều người – đặc biệt là giáo dân – đều quen thuộc với nhạc phẩm Hang Bêlem của nhạc sĩ Hải Linh. Tuy...

Hoàng cung thời xưa giữ ấm giữa mùa đông như thế nào?

Vào thời nhà Thanh, trong vòng một năm, Bắc Kinh có tới hơn 150 ngày chìm trong thời tiết giá lạnh, thời điểm lạnh nhất có thể xuống tới âm...

“Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ” trong nỗi niềm sâu thẳm của Trịnh Công Sơn

Nhạc Trịnh nổi lên như một hiện tượng âm nhạc những năm cuối của thập niên 1960. Đã có thời gian khi còn là học trò, tôi thường viết lan...

Exit mobile version