Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

6 quán bánh canh siêu ngon ở Sài Gòn

Bánh canh Sài Gòn không chỉ đa dạng mà còn có khả năng gây nghiện cao bởi hương vị thơm, ngon đặc trưng.

1. Bánh canh cua

Bánh canh cua là chế biến quen thuộc nhất, cũng là món ăn đường phố được yêu thích nhất Sài Gòn. Bánh canh cua có nước dùng trong, gồm thịt cua, thịt heo nạc, một số nơi có giò heo, huyết… Bánh canh cua đặc trưng là nước dùng màu hạt điều cam vàng bắt mắt. Sợi bánh canh dai dai quyện với thịt cua ngọt chắc, một số nơi có cả nấm rơm giòn giòn ăn vô cùng thích thú. Bánh canh cua ngon có thể ăn ở quán Gia Truyền đường Vĩnh Viễn quận 10, hoặc quán Út Lệ đường Tô Hiến Thành cũng trong quận 10. Các chợ trong thành phố rất nhiều nơi bán món ăn này – một trong những món ăn no yêu thích của người Sài thành.

2. Bánh canh ghẹ

Bánh canh ghẹ xuất hiện và “càn quét” bản đồ ăn uống Sài Gòn khoảng 4 năm trở lại đây. Bánh canh ghẹ có nước dùng nấu béo ngậy, mỗi tô có từ ½ đến cả con ghẹ, khi ăn chấm với muối ớt xanh chua chua. Bánh canh ghẹ dùng sợi bánh canh bột gạo, trắng đục và không dai bằng bánh canh bột lọc trong suốt.

Bánh canh ghẹ có vị ngon riêng nhờ nước dùng béo, thịt ghẹ chấm muối ớt xanh chua chua bắt miệng. Bánh canh ghẹ nổi tiếng có thể ăn ở quán lớn, lâu năm, dưới chân cầu Bông quận 1. Hoặc quán Muối Ớt Xanh trên đường Nguyễn Tri Phương quận 10, quán Bảy Liên trên đường Nguyễn Kiệm Gò Vấp.

3. Bánh canh vịt

Khá lạ miệng và ít nơi bán, bạn có thể đến đường Hậu Giang ở quận 6 để tìm ăn món này nhanh chóng và ngon tròn vị nhất. Bánh canh vịt dùng sợi bánh canh bột gạo, màu trắng đục, thơm mùi gạo tẻ và bùi chứ không dai. Nước dùng của bánh canh vịt là nước trong, nấu từ thịt vịt nên có độ ngọt, độ béo, vì thịt vịt đã được sơ chế sạch với rượu nên không còn mùi hôi, rất dễ ăn và nhai được từng thớ thịt vịt dai dai bùi béo. Mùa mưa Sài Gòn, ghé vào chiều muộn ăn tô bánh canh vịt nóng hổi, thì còn gì ngon bằng.

4. Bánh canh chả cá

Là món ăn “nhập cư” từ Nha Trang, các tỉnh ven biển miền Trung. Bánh canh chả cá có nước dùng ngọt thanh tao và ăn kèm sợi bánh canh bột gạo bùi bùi là những lát chả cá quết dai, nhai sần sật. Bánh canh chả cá ngon nhất ở nước dùng và dĩ nhiên là chả cá.

Chả cá phải là loại chả được quết kĩ, có độ dai để cắn vào vừa đã răng, vừa cảm nhận được độ đàn hồi hấp dẫn của viên chả. Trong tô bánh canh chả cá, có thể có chả hấp, chả chiên, hoặc cả hai loại ấy, có nơi có cả giò heo cho đầy đặn. Nhưng chỉ cần một tô bánh canh chả cá với vài đọt hành chẻ, tiêu, hành ngò, là đủ ấm bụng rồi. Bạn có thể tìm ăn bánh canh chả cá Phan Rang trên đường Nguyễn Văn Đậu quận Bình Thạnh, hoặc quán bánh canh chả cá Nha Trang trên đường Sư Vạn Hạnh quận 10.

5. Bánh canh cá lóc

Món bánh canh này thuộc dạng hiếm có khó tìm ở Sài Gòn nhưng luôn có lượng khách “trung thành”. Nếu không quen ăn cá lóc, nhiều người hay nghĩ về món ăn này sẽ “tanh” lắm. Nhưng không! Cá lóc được sơ chế kĩ, lẩy bỏ xương, những lát thịt nạc cá to dày nằm giữa những sợi bánh canh bột gạo, tuy trắng trơn nhưng lại bật lên sự thanh đạm, nhẹ bụng. Trước khi dọn ra, bao giờ cũng rắc thêm hành ngò, hành tím phi vàng, để tăng thêm màu sắc và đậm đà hương vị. Bánh canh cá lóc dọn kèm với rau đắng và giá trụng. Bạn có thể tìm ăn món này tại đường Kì Đồng, xe đẩy bán nằm gần đến ngã 3 giao với đường Trần Quốc Thảo (quận 3).

6. Bánh canh bột xắt

Bánh canh bột xắt ít chỗ bán với cách chế biến khá độc đáo. Bột bánh được nhồi theo công thức riêng, khi chế biến xắt thủ công cho vào nồi nấu. Sợi bánh dai dai, khá to, dạng dẹt, nhai sướng răng hết chỗ chê. Loại nước dùng cũng của bánh canh bột xắt có độ sệt từ sợi bánh canh tiết ra, vô cùng đặc trưng, thơm ngọt. Nếu muốn thử món bánh canh này, bạn có thể ghé chợ Trần Hữu Trang quận Phú Nhuận để thử. Bánh canh ở đây có cả thịt cua và thịt heo, bán chỉ từ 1 giờ trưa đến hơn 5 giờ chiều là hết.

Theo Tri Thuc Tre.

Tại sao phụ nữ Saigon xưa hay ngồi một bên ở sau xe máy – xe đạp?

Khi xem lại các hình ảnh về Saigon xưa, chúng ta hay bắt gặp hình ảnh quen thuộc của các bà, các cô ngày xưa ngồi sau xe máy để...

Tìm hiểu nguồn gốc dân tộc Việt Nam

Bài viết này tư liệu cũng đã có phần cũ, LSTV xin mời bạn đọc theo dõi bài viết khảo cứu về nguồn gốc dân tộc Việt có cập nhật...

Đôi điều về nghi thức Lên đồng của người Việt

Tuỳ theo từng nơi, từng lúc, người ta gọi là Lên đồng, Hầu đồng hay Hầu bóng… một hiện tượng nghi lễ còn chứa đựng không ít điều “bí ẩn”,...

Vẻ đẹp hiện đại và thanh lịch của phụ nữ Sài Gòn xưa với mini jupe, đầm suông, váy xòe…

Nổi tiếng là những quý cô kiều diễm, phụ nữ Sài Gòn xưa vốn đã có một kiến thức thời trang và gu ăn mặc cực chất, luôn bắt kịp...

Chùm ảnh: Diện mạo phố phường Nha Trang thập niên 1960

Trong thời gian đóng quân tại thị xã Nha Trang vào thập niên 1960, các binh sĩ thuộc Tiểu đoàn Truyền tin số 459 Mỹ đã ghi lại nhiều hình...

Ghi chép về một đám ma xưa

Sống dầu đèn, Chết kèn trống ( tục ngữ ). Tang ma cho người đã khuất vốn là quan trọng với người Việt cổ, nó thể hiện sự hiếu kính với ông...

Cuộc sống yên bình ở mảnh đất Hà Tây năm 1996

Cùng ngắm nhìn bức tranh bình dị về vùng quê Mỹ Đức, Hà Tây năm 1996 được ghi lại qua ống kính du khách quốc tế. Trên cây cầu ở...

Những nơi có giá nước sạch đắt nhất thế giới

Tại Papua New Guinea, người nghèo phải bỏ ra hơn 50% thu thập để dùng nước sạch. Người dân ở một ngôi làng thuộc bang Gujarat, Ấn Độ, đứng kín...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 2/25 – Việt ngữ đa âm trước Mã Viện

Ta đã thấy rằng vua Hùng Vương, Hai Bà Trưng không nói Tôi, Cá, mà nói AI, AKA, và nếu ta biết rằng luật Swadesh đúng, thì ta không phải...

Món chay xứ Huế

Ở Huế, theo truyền thống đã có từ lâu, từ Kinh đô cho đến xóm làng nông thôn, vào ngày mồng một Tết Nguyên Đán hằng năm, người Huế cùng...

Lục căn thanh tịnh có nghĩa là gì?

(六根清淨) Cũng gọi Lục căn tịnh. Tức là 6 căn: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý đều thanh tịnh không bị nhiễm ô. Nói một cách gọn ghẽ: lục là...

Kiến trúc khác lạ thuở sơ khai của Dinh Độc Lập

Là công trình mang nhiều ý nghĩa gắn liền với hàng loạt biến cố lịch sử của Sài Gòn, trong gần 1 thế kỷ, Dinh Độc Lập nổi tiếng từng...

Exit mobile version