Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Dân Sài Gòn thích ăn hủ tíu hồ

Có tên “Hủ tíu hồ” là vì : người Tiều bỏ lá hủ tiếu dzô một cái nồi nước sôi, , thêm chút bột gạo rồi nấu cho bánh nở, sền sệt như hồ, … hủ tíu hồ phải gọi là lá (miếng) chứ không phải cọng hay sợi như các loại hủ tíu khác. Sau khi máy cán ra miếng hủ tíu, thay vì cắt thành cọng người ta cắt thành miếng vuông chừng 3-4cm. Ngoài chợ không bán sẵn miếng hủ tíu hồ mà phải đặt trước. “Vũ khí bí mật” của món hủ tíu hồ chính là cải chua hầm ruột heo truyền thống của người Tiều. Thêm vào đó là sái bố (củ cải muối) bằm nhuyễn, xào với tỏi cho thiệt thơm.

Nhớ hồi đó, ông nội tôi rất thích ăn hủ tíu hồ nên ba tôi hay mua về cho ông. Mỗi lần ăn là ông phải ngồi trên cái ghế mây, kê thêm cái bàn nhỏ, húp xì xụp. Có khi, ông quay sang nói với ba mấy câu tiếng Tiều gì đó mà tôi không hiểu. Má tôi về làm dâu cũng hơn chục năm nên học được đôi chút. Má dịch là ông nội khen chỗ này bán ngon, nước lèo ngọt đậm đà từ xương và lòng chứ không ngọt do đường hay bột ngọt. Có lần, ông nội cũng kêu má tôi ở nhà tập nấu hủ tíu hồ. Nhưng lúc đó, hủ tíu hồ còn hiếm lắm, má tôi không biết chỗ nào bán miếng hủ tíu hồ nên thôi không nấu.
Một năm sau đó, ông nội già yếu mất đi, thỉnh thoảng mấy chị em tôi cũng được ba chở thay phiên đi ăn hủ tíu hồ. Góc đường Hồng Bàng Cây Gõ hồi đó có một quán bán rất ngon. Tô hủ tíu ở đây không lớn, vừa đủ ăn, giá lại bình dân. Có khi, sau khi ngủ trưa, tầm 2 – 3 giờ chiều là ba tôi lại qua đó mua hủ tíu hồ về cúng ông nội, cúng xong là tới phần mấy đứa con ăn. Tôi thích nhất là trong tô hủ tíu hồ có ruột heo và bao tử heo phá lấu, vừa thơm vừa mềm. Một thời gian sau, quán đó dẹp, tôi không còn được ăn hủ tíu hồ lần nào nữa.

Ngựa và… thẳng ruột ngựa!

Ngựa không gần gũi người Việt bằng trâu. Ngựa chỉ biết kéo xe, không biết kéo cày. Ngựa còn bị khiển trách là không chịu tham gia khề khà chén...

Vì sao Lưu Bị không chọn Trương Phi làm thị vệ?

Trương Phi - Quan Vũ - Lưu Bị tình thân như thủ túc, hiểu nhau tường tận và nguyện sống chết có nhau nhưng tại sao Lưu Bị lại không...

5 vị Tam Nguyên trong lịch sử khoa cử lịch triều Việt Nam

Trong suốt 845 năm khoa cử lịch triều, kể từ  khoa thi đầu tiên Minh Kinh Bác Học mở ra năm Ất Mão 1075 dưới triều vua Lý Nhân Tông...

Cáo chết ba năm quay đầu về núi

Theo học giả An Chi: “Câu này bắt nguồn ở thành ngữ tiếng Hán “hồ tử thú khâu” [狐死首丘] (cáo chết hướng [về] gò), thường nói tắt thành “thú khâu”...

Nước Xiêm đã giúp Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn như thế nào? (1780-1788)

Năm Canh Tý (1780), Nguyễn Ánh lên ngôi vương ở Gia Định. Bửu khắc chín chữ “ĐẠI VIỆT QUỐC NGUYỄN CHÚA VĨNH TRẤN CHI BỬU”. Chúa lấy niên hiệu là...

3 que xỏ lá là gì?

Bạn có biết thằng 3 que xỏ lá là ai không? Không biết… thằng phải gió, thằng mắc dịch này à? Nếu vậy thì mời bạn cùng đi… đào mả,...

3 cảnh giới cao của đời người

Đời người có ba cảnh giới tưởng đơn giản nhưng lại khó đạt được, đó chính là nhìn xa, nhìn thấu và xem nhẹ. Chỉ nhìn xa người ta mới có...

Toàn cảnh trận đánh mở ra kỷ nguyên tàu ngầm của thế giới

Trận hải chiến quyết định tương lai của hạm đội tàu ngầm: trong vòng một giờ giao chiến, đã có 1.459 thủy binh Anh thiệt mạng, tức là gấp gần...

Xe ‘Wave Tàu’ từng làm thay đổi diện mạo kinh tế – xã hội Việt Nam ra sao?

“Quá khứ đẹp đơn giản chỉ vì nó không bao giờ trở lại”. Điều này quả thật rất đúng với những chiếc Wave Tàu năm nào. “Vang bóng một thời”...

Nguồn gốc chữ Đường ở nhiều hiệu thuốc người Hoa?

Nếu để ý, bạn sẽ thấy nhiều hiệu thuốc của người Hoa đều gắn chữ Đường. Việc này xuất xứ từ câu chuyện của một trong những thầy thuốc danh...

Sài Gòn – Chợ Lớn thế kỷ 19 qua ống kính Emile Gsell

Dinh toàn quyền khi vừa xây xong, chân dung các nghệ sĩ tuồng, trò chơi của trẻ em bốc vác… là những hình ảnh qúy giá về Sài Gòn những...

Chuyện về hoa Mai

Hoa mai gắn liền với Tết ở các tỉnh ở phía Nam vĩ tuyến 17. Ở phía Bắc vĩ tuyến 17 dân chúng không chưng cành mai mà chưng cành...

Exit mobile version