Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Điểm tâm ngon giữa lòng Sài Gòn

Đi tìm món ăn điểm tâm (dim sum) kiểu Sài Gòn xưa, nhiều người  thường tìm đến tiệm Tân Sanh Hoạt (đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 03), nơi còn lưu giữ một phần hồn của tiệm nước Sài Gòn. Theo nhiều nguồn tài liệu, nguồn gốc của các món dim sum, tức “điểm sấm”, mà người Việt hay gọi trại thành “điểm tâm”, xuất phát từ thói quen dừng chân dùng trà cho lại sức dọc theo Con đường Tơ lụa (Silk Road – con đường huyền thoại nối liền Trung Hoa rộng lớn với vùng Tây Á). Từ nhu cầu đó, các trà quán mọc lên như những trạm dừng lý tưởng. Thoạt đầu các trà quán chỉ phục vụ trà mà không có thức ăn bởi ngày đó người ta vẫn tin rằng dùng trà chung với thức ăn rất dễ gây tăng cân. Nhưng từ khi phát hiện ra tác dụng giảm cân của trà, các món ăn nhẹ bắt đầu được bán tại các trà quán này. Và cũng từ đó các món dim sum bắt đầu được phát triển và trở nên đa dạng như ngày nay.

Đi tìm món ăn điểm tâm (dim sum) kiểu Sài Gòn xưa, nhiều người  thường tìm đến tiệm Tân Sanh Hoạt (đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 03), nơi còn lưu giữ một phần hồn của tiệm nước Sài Gòn.

Theo nhiều nguồn tài liệu, nguồn gốc của các món dim sum, tức “điểm sấm”, mà người Việt hay gọi trại thành “điểm tâm”, xuất phát từ thói quen dừng chân dùng trà cho lại sức dọc theo Con đường Tơ lụa (Silk Road – con đường huyền thoại nối liền Trung Hoa rộng lớn với vùng Tây Á).

Từ nhu cầu đó, các trà quán mọc lên như những trạm dừng lý tưởng. Thoạt đầu các trà quán chỉ phục vụ trà mà không có thức ăn bởi ngày đó người ta vẫn tin rằng dùng trà chung với thức ăn rất dễ gây tăng cân. Nhưng từ khi phát hiện ra tác dụng giảm cân của trà, các món ăn nhẹ bắt đầu được bán tại các trà quán này. Và cũng từ đó các món dim sum bắt đầu được phát triển và trở nên đa dạng như ngày nay.

Theo bước chân của người Hoa, dim sum cũng đến với người Sài Gòn từ hàng trăm năm trước với nhiều trà quán phục vụ theo kiểu truyền thống, kèm theo những món ăn sáng quen thuộc của người Hoa như mì sợi, hủ tiếu, bún gạo…

Tuy là món ăn nhẹ, nhưng dim sum truyền thống có lượng chất béo, chất bột khá cao nên thường dễ ngấy so với khẩu vị thanh nhẹ của người Việt. Vì vậy mà hầu hết các nhà hàng, trà quán để chiều thực khách thường làm cuốn dim sum nhỏ, mỏng và ít dầu mỡ hơn.Tân Sanh Hoạt, cùng với Huệ Hưng (trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 01), là những trà quán bình dân hiếm hoi còn sót lại ở khu vực trung tâm Sài Gòn. Và nếu muốn tìm đến những mô hình tương tự, bạn sẽ phải vào tận trong Chợ Lớn.

Người Sài Gòn xưa có thói quen đến tiệm nước từ rất sớm, 5 giờ sáng, có lẽ vì vậy mà tiệm Tân Sanh Hoạt gần nửa thế kỷ trôi qua vẫn mở cửa vào giấc này và đúng boong 12h trưa là đóng cửa.

Tất nhiên, có nhiều tiệm nước vẫn mở từ sáng đến tối, bởi thế mà học giả Vương Hồng Sển đã từng viết rằng: “Trưa trưa có tục ra ngồi tiệm nước gọi “đi quảnh xủi”, là đi ăn bánh uống trà Tàu giấc trưa, ăn khuya gọi “xíu vệ” (thiểu vị, tức ăn thêm nên cũng dịch thiêm vị)”.

Tại tiệm Tân Sanh Hoạt bây giờ, người ta đến ăn điểm tâm là chính chứ không phải đến “ăn điểm tâm  – uống trà” như trước đây. Không khí có phần náo nhiệt, ồn ào và dường như người ta cũng ăn trong vội vã để còn đi làm. Vẫn còn quầy nước riêng nhưng đã bán đủ loại nước uống theo thị hiếu thời nay: sữa đậu nành, cà phê, trà đá, nước ngọt các loại.. mà ít thấy ấm trà nghi ngút khói nữa (dù trên mỗi bàn vẫn còn 1 ấm trà như để nhắc nhớ về thói quen của ngày trước).

Vẫn còn thấy dĩa quẩy ở một góc bàn để người nào hoài niệm thì gọi cà phê rồi chấm giò quẩy, vậy cũng là đủ cho một bữa sáng rồi. Trước đây người ta cho uống cà phê dĩa nên việc chấm giò cháo quẩy càng tiện hơn.Chỉ cần kêu món là phổ ky (người hầu bàn) sẽ đem tới tận bàn của bạn một mâm dim sum đủ loại: há cảo tôm, xíu mại khô và nước, bánh bao xá xíu, bánh củ cải… Bạn có thể gọi những món nước như hủ tiếu mềm, hủ tiếu dai thập cẩm ăn với tôm, thịt xá xíu và đặc biệt là lòng heo (phá lấu) hầm kỹ rất ngon.

Trước đây, người Sài Gòn sau bữa “tiệc” dim sum sẽ gọi tách trà hoặc ấm trà nóng như trà bửu lị (một loại trà nóng sủi tăm), hoặc trà xanh, trà bông cúc, ô long… để giải cái ngán của bột và dầu mỡ. Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi của nhịp sống phố thị thì kiểu uống trà này không còn phổ biến nữa. Vậy nên nhiều người quay trở lại đây chỉ còn được thấy cách ăn điểm tâm là vẫn còn như xưa.

Điều thú vị ở tiệm nước còn là tiếng lóng của “phổ ky” nghe rất lạ tai: “thoàn dách” là bàn số 1 ở giữa, “tún lục” là bàn số 6 phía đông. Hủ tiếu tô lớn thì gọi “tố phảnh”, tô nhỏ ít bánh thì gọi “tái phảnh”, tức nửa tô. Cà phê sữa thì gọi là “xây nại”, còn sữa pha ít cà phê thì gọi là “xây bạc sỉu”… Tiếng gọi của các “phổ ky” truyền nhau tạo ra khung cảnh rất náo nhiệt của quán, ai không thích thì sẽ thấy ồn. Tuy nhiên, có vẻ như người ta cảm thấy thèm ăn hơn trong không khí nhộn nhịp thường thấy ấy.

Sài Gòn có đủ món của nhiều nền văn hóa, ấy là bởi người Sài Gòn thích những cái mới lạ. Cứ tiếp nhận cái mới một cách hào phóng và hoan hỉ, rồi theo thời gian, cái gì thấy hay thì giữ lại. Có phải vì thế nên món trà nóng của một thời cũng dần dà mai một vì người ta không đủ thời gian, hay có khi thời tiết không đủ lạnh để duy trì vĩnh cửu. Tiếc nuối là vậy, nhưng hẳn đây là một trong những chỗ ăn điểm tâm hấp dẫn nhất nhì của khu trung tâm Sài Gòn.

Tại sao Dân Saigon Xưa gọi người Ấn độ là anh Bảy Chà ?

Chữ “Bay” trong tiếng Hindu có nghĩa là Chào Sir phát âm nghe như Bảy , Dân Saigon nghe mấy ông “Chà và” chào nhau ….Bay ! bèn bắt chước...

Góp ý về từ “Đốc”

Kiến thức ngày nay, số 231 có bài “U em” (tr. 22, 23) làm tôi rất cảm động. Xin được chia sẻ với tác giả một cách chân thành và...

Những câu chuyện nhỏ đáng suy ngẫm về nhân sinh

Trong cuộc sống, đôi khi không phải chuyện gì chúng ta cũng có thể ngay lập tức thông suốt và thấu hiểu. Một số mẩu truyện về nhân sinh dưới...

Hà Nội cổ xưa qua ống kính Toàn quyền Đông Dương

200 bức ảnh của Toàn quyền Đông Dương Armand Rousseau. Trong thời gian đương nhiệm, ông Rousseau chụp khá nhiều ảnh về Hà Nội. Bức ảnh này chụp toàn cảnh...

Loạt ảnh đẹp về Sài Gòn năm 1967

Loạt ảnh đẹp về Sài Gòn năm 1967 của Nguyễn Thành Tài, phóng viên hãng thông tấn UPI trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Cảnh nhộn nhịp tại khu...

Những hình ảnh quý giá về Đà Lạt những năm 1929-1930

Bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ và hoang sơ của Đà Lạt một thế kỷ trước được ghi lại qua ống kính người Pháp sẽ khiến nhiều người không khỏi...

Bên trong Dinh Độc Lập

 Nội thất tráng lệ của Dinh Độc Lập thập niên 1920 qua loạt ảnh tư liệu của người Pháp Dinh Toàn quyền hay Dinh Norodom tại Sài Gòn thập niên...

Bánh Ướt – Bánh Mướt

Sau bài “Bánh cuốn Sài Gòn”, tôi đã có ước hẹn với độc giả sẽ viết về Bánh Ướt. Hai thứ bánh này, tuy “hai mà một”, hay thiệt ra...

Giai thoại những nghệ danh của các ca sĩ nổi tiếng trước 1975

Không như các ca sĩ Phương Dung, Thanh Thúy, Thanh Lan sử dụng tên thật làm nghệ danh, nhiều ca sĩ nổi tiếng như Thanh Tuyền, Hoàng Oanh, Nhật Trường,...

Nước càng sâu thì chảy càng chậm, người càng trí huệ thì tâm càng tĩnh

“Nước càng sâu thì chảy càng chậm” là có ý nói rằng, nước sâu đều chảy phi thường thong thả. Trên mặt nước cho dù gió thổi làm sóng trào dâng cuồn cuộn...

Câu “nhàn cư vi bất thiện” xuất xứ từ đâu?

Câu “nhàn cư vi bất thiện” xuất xứ từ đâu? Có người lại bảo là “nhàn cư vi bất tiện”, có đúng không? Xuất xứ của câu “Nhàn cư vi...

Khi nước Việt bị ốm

Chúng ta nói nhiều về một Việt Nam cường tráng. Đó là Việt Nam anh dũng, tài hoa, nhân văn, với địa linh nhân kiệt… Nhưng thực tế, bên cạnh...

Exit mobile version