Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Gia vị sống mang tên cà cuống

Đất Hà thành vốn nổi tiếng với những nét đẹp tinh tế trong văn hóa ẩm thực. Trong đó, những món ăn mang hương vị truyền thống được nâng lên thành nghệ thuật ẩm thực bởi cách chế biến, nêm nếm gia vị. Nếu không có gia vị đặc biệt cà cuống thì chắc hẳn món bún chả, bánh cuốn, bún thang, chả cá… không thể có được hương vị tinh túy, đặc trưng so với các vùng miền khác.

Hà Nội trước đây, những nơi có không gian rộng lớn và nhiều ánh đèn như cầu Chương Dương, nhà thờ Hà Nội, quảng trường Ba Đình… là địa điểm “tụ tập” lý tưởng của cà cuống. Giờ đây, không hiểu có phải vì không gian chật hẹp, đông đúc của thành phố nên những con cà cuống không còn nhiều nữa. Cũng bởi vậy mà giới trẻ bây giờ không có cơ hội được biết đến những con cà cuống này, chỉ nghe các bà, các mẹ ngồi kể lại mà thấy thật tò mò và tiếc nuối. Cũng là một giống côn trùng có cánh, “yêu thích” ánh sáng như thiêu thân nhưng cà cuống lại mang trong mình những giọt tinh dầu quý giá làm dậy mùi, nổi vị cho bát nước mắm sóng sánh.

Từ món ăn bình dị như rau muống luộc trong bữa cơm đạm bạc đến các món cầu kì có tại nhà hàng như chả cá Lã Vọng thì chỉ một giọt tinh dầu lấy từ những con cà cuống nhỏ bé cũng đủ để làm người thưởng thức “say” bởi hương vị quyến rũ không gì thay thế được.

Cà cuống là loại côn trùng có ở nhiều nước chứ không riêng gì nước ta. Ở những nước có nền nông nghiệp lúa nước đều có loại côn trùng này. Người Hoa nổi tiếng với món cà cuống xào dầu mè béo ngậy, hay cà cuống luộc chấm muối. Người Thái thì có món cà cuống chiên giòn tan. Nhưng chỉ có ở Hà Nội người ta mới sử dụng phần tinh túy nhất của loài côn trùng này để làm gia vị sống tạo nên những món ăn để đời, tiêu biểu cho cả một nền văn hóa ẩm thực tinh tế được bàn bè xa gần biết đến. Người Hà Nội trong các món “để đời” như bún thang, chả cá, bún chả…khi ăn không thể quên một chút tinh dầu cà cuống vào bát nước chấm cho dậy mùi.

Thêm cà cuống món bánh cuốn dậy hương…Ảnh: myopera

Hương vị cà cuống đặc trưng và quyến rũ lắm. Nếu ai đã trót nếm thử một lần thì không thể nào quên được. Khi những cơn mưa cuối hạ bất chợt kéo đến, người ta lại nhớ nao lòng, nhớ đến thấp thỏm đứng ngồi không yên cái hương vị đó. Người ta kể rằng những giọt tinh dầu này là loại “nước hoa” độc đáo mà những con cà cuống đực tiết ra để quyến rũ những con cà cuống cái. Chắc có lẽ vì thế mà nó mang hương thơm nồng nàn, say đắm đến vậy.

Bún chả cà cuống Ảnh: kiemhang

Người Hà thành rất “yêu” cái mùi thơm ngào ngạt đó. Yêu thế nên người ta cũng có những cách “thưởng thức” đặc biệt lắm. Người ta dùng một đầu tăm nhúng vào lọ tinh dầu cà cuống, kề sát miệng bát nước chấm hay miệng bát bún. Nhẹ nhàng và kiên nhẫn chờ cho giọt tinh dầu đu đưa trĩu xuống “tong” một tiếng. Giọt tinh dầu này khi rơi xuống tạo nên một vòng tròn nhỏ lan rộng ra rồi lại thu hẹp vào trông rất thích thú. Vòng tròn đó cứ lấp loáng như mặt hồ thu. Mùi thơm thoảng nhẹ nhàng nhưng sâu lắng và mãnh liệt làm thức tỉnh các giác quan. Và cứ thế, nhâm nhi tận hưởng hương vị tuyệt vời. Thật đúng khi người ta nói nét đẹp của văn hóa ẩm thực Hà Nội là ở sự tinh tế, thanh lịch khi thưởng món ăn.

Theo monngonhanoi.

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 22/25 – Trãi và Mã

Sau khi đọc quyển sử của chúng tôi, bạn bè và thân hữu hỏi „Anh nói ta là Mã Lai. Tôi cũng biết vài tiếng Mã Lai, nhưng nó lại...

Vụ trộm bức tranh Mona Lisa đã được giải mã như thế nào?

Đã có nhiều đánh giá cho rằng, nhờ vụ trộm nổi tiếng này mà bức họa Mona Lisa được cả thế giới biết đến. Ngày 21/8/1911, bức họa Mona Lisa...

Vì sao người ta chửi là “đồ quỷ Sa Tăng”?

Sa Tăng có công bảo vệ Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh, cuối cùng đắc đạo và trở thành Kim thân La Hán. Vì cớ gì mà thỉnh thoảng vẫn...

Lăng Ông và Mả Ngụy

Hàng năm, trong ba ngày Tết, lăng Ông Bà Chiểu tràn ngập rừng người đi lễ, một số lớn là người Hoa trong Chợ Lớn. Bên trong khói nhang mù...

Lang bạt và lang bạt kỳ hồ

Xin ông cho biết, trong tiếng Hán, hai tiếng “lang bạt” và câu “lang bạt kỳ hồ” có nghĩa giống như trong tiếng Việt không? Nghĩa của câu “lang bạt...

Những con đường ngắn nhất Sài Gòn

Sài Gòn không chỉ biết đến nhờ những Trung tâm thương mại hoành tráng, những khách sạn hạng sang bậc nhất, những tòa nhà cao ốc trọc trời,… mà đâu...

40 năm tu Đạo, vì sao Khương Tử Nha vẫn phải hạ phàm ngồi câu cá?

Khương Tử Nha vốn là đệ tử của Nguyên Thủy Thiên Tôn. 30 tuổi đã lên núi, trải qua quá trình khổ tu 40 năm. Đối với ông, phú quý...

Trẻ em Việt Nam và Trung Quốc được dạy nói dối

Wang Chong, phóng viên đầu tiên của Trung Quốc đã phỏng vấn cựu Tổng thống Barack Obama, có bài viết trên blog cá nhân phản ánh về tình trạng trẻ...

Tò he – Nghệ thuật độc đáo của người Việt

Chẳng biết từ bao giờ tò he đã trở thành một trò chơi của trẻ em Việt, dân gian ta còn lưu truyền những câu đồng dao cổ về món...

Trống đồng Đông Sơn – Những kiệt tác hoa văn

Trống đồng Đông Sơn, những hiện vật có tầm vóc lớn cả về hình thể và cả về độ tinh xảo, những trống đồng Đông Sơn đã rất sớm nổi...

Tổng quan về Kinh Dịch – cuốn sách cổ bí hiểm nhất lịch sử nhân loại

Khắp thế giới có lẽ không có bộ sách nào kỳ dị như bộ Kinh Dịch. Nó là một trong ba bộ kinh cổ nhất của Trung hoa, sau Kinh...

Tranh dân gian Việt Nam – Lịch sử và các dòng tranh nổi tiếng

Tranh dân gian gồm hai loại, tranh Tết và tranh thờ. Tranh dân gian có nguồn gốc từ rất xa xưa được giữ gìn, bảo tồn và phát triển qua...

Exit mobile version